Cơ hội vàng cho giao thương Việt Nam - châu Phi từ Hiệp định AfCFTA

Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) chính thức bắt đầu vào đầu năm 2021, khi các quốc gia thành viên tham gia thành lập một thị trường chung bao gồm cả lĩnh vực thương mại và lĩnh vực đầu tư với tổng ngân sách quốc nội (GDP) là 3,4 nghìn tỷ USD.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thêm cơ hội cho gạo Việt từ thị trường Indonesia
Theo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương), AfCFTA được ra đời với mục đích loại bỏ thuế quan đối với 90% thương mại hàng hóa nội bộ châu Phi. (Nguồn: VnEconomy)

Cùng đó, giảm các hàng rào phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, phát triển sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn, thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển vốn và con người giữa các quốc gia. Ngoài ra, AfCFTA được cấu trúc theo từng giai đoạn, khiến Hiệp định này có thể tiến hóa theo thời gian.

Cụ thể, nhiều cuộc đàm phán khác đã được lên kế hoạch trong các lĩnh vực như chính sách cạnh tranh, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. AfCFTA được xây dựng dựa trên các Hiệp định và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này rất quan trọng vì có tới 11 thành viên của Liên minh châu Phi chưa phải là thành viên WTO.

Theo Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi (UNECA), sau khi được triển khai đầy đủ, AfCFTA có tiềm năng tăng thương mại nội khối lên 52,3% so với thời điểm trước khi ký kết Hiệp định.

Thông tin trên website chính thức của AfCFTA cho thấy, tính tới tháng 3 năm 2023, 54 trong số 55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi đã ký kết AfCFTA (Eritrea chưa tham gia ký kết).

Đặc biệt, đến tháng 4/2023, 46 trong số 54 bên ký kết (81,5%) đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu. Do vậy, châu Phi kỳ vọng nhờ tác động tích cực của AfCFTA, 30 triệu người sẽ có cơ hội thoát khỏi mức nghèo cùng cực. Bên cạnh đó, thu nhập trước năm 2035 được trông đợi sẽ tăng 7% so với hiện tại, tương đương 450 tỷ USD.

Vụ Thị trường châu Á- châu Phi cho biết, trong vòng hơn một thập kỷ qua, trao đổi thương mại Việt Nam – châu Phi đã tăng hơn gấp đôi, từ mức mới chỉ đạt 2,52 tỷ USD năm 2010 lên mức 5,5 tỷ USD năm 2022.

Trong số đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến châu Phi đạt 2,8 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu Phi đạt 2,6 tỷ USD, xuất siêu đạt giá trị 226,3 triệu USD.

Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm gạo đạt 568,6 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 355,6 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 210,4 triệu USD; giày dép các loại đạt 141,8 triệu USD; cà phê đạt 131 triệu USD; hàng dệt, may đạt 129 triệu USD; thủy sản đạt 60,3 triệu USD…

Các nhóm hàng nhập khẩu chính bao gồm hạt điều đạt 1,1 tỷ USD; kim loại thường khác đạt 484,1 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 114,3 triệu USD; hàng rau quả đạt 64,1 triệu USD; bông các loại đạt 54,2 triệu USD…

Đại diện Bộ Công Thương bày tỏ, nhìn chung, dư địa xuất khẩu sang châu Phi còn rất lớn bởi Việt Nam mới chiếm 0,6% thị phần nhập khẩu 600 tỷ USD của châu Phi mỗi năm. Hơn nữa, với sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực thị trường châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.

Đơn cử, hàng hóa xuất khẩu có thể vươn tới những thị trường mới. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia nội khối, chắc chắn trong thời gian tới các quốc gia châu Phi sẽ phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc và năng lượng – đường xá, bến cảng, sân bay, viễn thông, năng lượng điện…

Các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc và tài trợ của Hoa Kỳ trong hơn một thập kỷ qua sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo đó, khả năng hàng hóa nhập khẩu thâm nhập vào những khu vực sâu trong đất liền sẽ thuận lợi hơn, đặc biệt là vào 15 quốc gia châu Phi không giáp biển.

Điều này mở ra cơ hội cho hàng Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường hơn, trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại châu Phi cho tới nay vẫn là những quốc gia có nền kinh tế lớn, có cảng biển thuận lợi cho việc giao thương như: Nam Phi, Ai Cập, Nigieria.

Ngoài ra, chi phí nhập khẩu nguyên liệu, nông sản từ châu Phi có thể được cắt giảm: Như trình bày tại phần trên, Việt Nam hiện chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô từ châu Phi để sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng.

Việc các cường quốc hàng đầu thế giới đã, đang lấy kinh tế làm “mũi nhọn” trong triển khai chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi, đặc biệt từ khi khu vực này tuyên bố sự ra đời của AfCFTA, mở ra cho lục địa này cơ hội hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn.

Cụ thể, để bảo vệ các mối quan hệ chiến lược và kinh tế của mình ở châu Phi, dự báo trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ hỗ trợ châu Phi phát triển các chuỗi giá trị, giúp các doanh nghiệp châu Phi có được chỗ đứng riêng tại thị trường Trung Quốc.

Do vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có thể hưởng lợi từ mối quan hệ này, trong đó có việc chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi thông qua Trung Quốc có cơ hội được cắt giảm.

Bên cạnh đó, cơ hội nâng cao kim ngạch xuất khẩu thông qua đàm phán các thỏa thuận thương mại với toàn châu lục. Một xu hướng có triển vọng sẽ diễn ra trong thời gian tới, đó là các quốc gia trên thế giới sẽ nghiên cứu, đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do (FTA) với toàn bộ khối mậu dịch tự do lục địa châu Phi.

Việc này sẽ giúp các quốc gia tiết kiệm thời gian đàm phán với từng quốc gia hoặc khu vực nhỏ lẻ (châu Phi hiện có 55 quốc gia chia thành 8 khu vực kinh tế). Trên thực tế, các quốc gia châu Phi có cơ cấu sản xuất khá tương đồng, chủ yếu là các sản phẩm sơ cấp như dầu thô, nông sản thô, khoáng sản, kim loại quý…

Bởi vậy, ngay cả khi AfCFTA có hiệu lực trên toàn khu vực, châu lục này vẫn chưa thể đảm bảo nguồn cung với nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị) và các mặt hàng quan trọng trong đời sống như: gạo, hàng dệt may, da giày, hàng thủy sản chế biến…và vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước ngoại khối.

Trong khi đó, các mặt hàng như gạo, cà phê, dệt may, da giày, thủy sản lại là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Chẳng hạn như Việt Nam hiện là một trong 8 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới, song giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này sang châu Phi còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 129 triệu USD trong năm 2022, một phần do các rào cản thuế quan và sự cạnh tranh của các nước đã có FTA với một số quốc gia trong khu vực.

Vì thế, nếu Việt Nam hoặc ASEAN tiến hành đàm phán một thỏa thuận thương mại với toàn khu vực AfCFTA, Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng xuất khẩu hàng dệt may, da giày vào châu Phi, phát huy những lợi thế cạnh tranh như chi phí lao động thấp hơn so với nhiều nước châu Á, kỹ thuật may tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao.

Xuất khẩu hưởng lợi từ 'mỏ vàng' FTA, doanh nghiệp Việt Nam làm gì để khai phá thị trường mới?

Xuất khẩu hưởng lợi từ 'mỏ vàng' FTA, doanh nghiệp Việt Nam làm gì để khai phá thị trường mới?

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2023, để tìm kiếm thêm các thị trường mới từ các FTA đã ký kết, doanh nghiệp Việt ...

Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và góc nhìn ‘kỹ trị’ trong ngoại giao kinh tế

Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và góc nhìn ‘kỹ trị’ trong ngoại giao kinh tế

Ngoại giao kinh tế và những điểm mới trong Chỉ thị 15 của Ban Bí thư từ góc nhìn của ông Phạm Ngọc Hùng, Phó ...

Đẩy mạnh đàm phán các FTA, tiếp tục duy trì xuất siêu

Đẩy mạnh đàm phán các FTA, tiếp tục duy trì xuất siêu

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho hay, Việt Nam đã thu được nhiều kết ...

VIFTA: 12 năm nỗ lực 'gieo hạt giống' thương mại tự do trên mảnh đất Việt Nam-Israel

VIFTA: 12 năm nỗ lực 'gieo hạt giống' thương mại tự do trên mảnh đất Việt Nam-Israel

Đàm phán VIFTA khởi động năm 2015 nhưng những văn bản tham mưu chính sách đã được khởi thảo từ năm 2011 và để VIFTA ...

Một quốc gia Trung Mỹ tìm cách 'xâm nhập' thị trường Trung Quốc, nỗ lực đem về thỏa thuận thương mại tự do

Một quốc gia Trung Mỹ tìm cách 'xâm nhập' thị trường Trung Quốc, nỗ lực đem về thỏa thuận thương mại tự do

Ngày 12/5, Ngoại trưởng Honduras Eduardo Enrique Reina tuyên bố, quốc gia Trung Mỹ này sẽ sớm bắt đầu quá trình đàm phán và tiến ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Á hậu Trịnh Thùy Linh khoe nhan sắc dịu dàng, nữ tính

Á hậu Trịnh Thùy Linh khoe nhan sắc dịu dàng, nữ tính

Có hình thể cân đối với chiều cao 1,72 m, gương mặt khả ái, Á hậu Trịnh Thùy Linh luôn cuốn hút mỗi khi lên đồ.
Cristiano Ronaldo đối mặt với án phạt của UEFA

Cristiano Ronaldo đối mặt với án phạt của UEFA

Siêu sao Cristiano Ronaldo có thể phải lĩnh án phạt vì liên quan đến 1 hành vi quảng cáo bất hợp pháp.
Đưa chính sách trợ giúp thay đổi cuộc sống người khuyết tật

Đưa chính sách trợ giúp thay đổi cuộc sống người khuyết tật

Thực tiễn triển khai chính sách dành cho người khuyết tật đang đặt ra những vấn đề cần được điều chỉnh để những chính sách đi vào thực tiễn cuộc ...
EURO 2024: Bellingham bị phạt vì ăn mừng phản cảm ở trận thắng Slovakia

EURO 2024: Bellingham bị phạt vì ăn mừng phản cảm ở trận thắng Slovakia

Tiền vệ Bellingham sẽ bị phạt hành chính và không treo giò sau màn ăn mừng phản cảm ở trận thắng Slovakia ở vòng 1/8 EURO 2024.
Bolivia chính thức gia nhập 'nhà' Mercosur

Bolivia chính thức gia nhập 'nhà' Mercosur

Việc Bolivia hội nhập vào Mercosur tăng cường các liên minh kinh tế và chính trị ở Nam Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định chính trị và ...
Việt Nam-Hàn Quốc: Nâng cao chất, tăng cường lượng, tương lai ‘cùng thắng’

Việt Nam-Hàn Quốc: Nâng cao chất, tăng cường lượng, tương lai ‘cùng thắng’

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng cho thấy quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc kiến tạo những 'kỳ tích' mới trong quan hệ Việt-Hàn.
Bolivia chính thức gia nhập 'nhà' Mercosur

Bolivia chính thức gia nhập 'nhà' Mercosur

Việc Bolivia hội nhập vào Mercosur tăng cường các liên minh kinh tế và chính trị ở Nam Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định chính trị và hợp tác khu vực.
Nga tuyên bố sẵn sàng bán khí đốt cho châu Âu, phải phụ thuộc Ukraine một vấn đề

Nga tuyên bố sẵn sàng bán khí đốt cho châu Âu, phải phụ thuộc Ukraine một vấn đề

Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua tuyến đường ống ở Ukraine sau khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt hết hạn vào cuối năm 2024.
Kinh tế thế giới nổi bật (28/6-4/7): Vượt G7, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, Mỹ nguy cơ mất đà, đấu giá xì gà Cuba ở Anh

Kinh tế thế giới nổi bật (28/6-4/7): Vượt G7, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, Mỹ nguy cơ mất đà, đấu giá xì gà Cuba ở Anh

Khoảng 1/3 thực phẩm bị thất thoát, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, đồng Ruble Nga tăng mạnh… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Cơn sốt trái phiếu bùng nổ ở Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân 'ra tay' làm điều lần đầu tiên trong lịch sử

Cơn sốt trái phiếu bùng nổ ở Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân 'ra tay' làm điều lần đầu tiên trong lịch sử

Tiền đang đổ xô vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc, khiến giá trái phiếu tăng vọt và lợi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục.
'Gã khổng lồ' Huyndai Hàn Quốc tham vọng chinh phục thị trường xe điện Đông Nam Á

'Gã khổng lồ' Huyndai Hàn Quốc tham vọng chinh phục thị trường xe điện Đông Nam Á

'Gã khổng lồ' xe hơi Hàn Quốc đang tăng cường hoạt động sản xuất và phân phối xe điện nhằm nâng cao chỗ đứng tại thị trường Đông Nam Á.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc có chỉ thị mới về 'siêu dự án' Power of Siberia 2

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc có chỉ thị mới về 'siêu dự án' Power of Siberia 2

Power of Siberia 2 là dự án đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Tây Siberia đến Trung Quốc.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Chính phủ rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất; HoREA đề xuất giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Bảng hàng chung cư sơ cấp tại Hà Nội hết sạch sau mỗi lần mở bán, 4 phương pháp định giá đất

Bất động sản mới nhất: Bảng hàng chung cư sơ cấp tại Hà Nội hết sạch sau mỗi lần mở bán, 4 phương pháp định giá đất

Hà Nội thu hồi, bãi bỏ 153 dự án; giá chung cư Hà Nội tăng vọt; 4 phương pháp định giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về 4 dự thảo nghị định liên quan đến đất đai

Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về 4 dự thảo nghị định liên quan đến đất đai

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng yêu cầu Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến liên quan.
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phụng Hiệp, Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phụng Hiệp, Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phụng Hiệp, huyện Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng.
Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Chỉ số nhà ở tại Hà Nội tăng 8 điểm phần trăm, đề xuất phải công bố xếp hạng chung cư trước khi mở bán… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Chính phủ họp rà soát dự thảo Nghị định quy định về giá đất, đất nền ven Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/7: Euro kiên cường, Yen Nhật vẫn chưa khởi sắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/7: Euro kiên cường, Yen Nhật vẫn chưa khởi sắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/7 ghi nhận USD giảm sau một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn dự kiến, đồng Yen vẫn là tâm điểm chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/7: 'Sức nặng' từ bình luận của Chủ tịch Fed kéo USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/7: 'Sức nặng' từ bình luận của Chủ tịch Fed kéo USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/7 ghi nhận đồng USD giảm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra giọng điệu ôn hòa.
Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

Từ 1/7, bắt buộc xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt khi thực hiện các giao dịch trực tuyến từ 10 triệu đồng/lần hoặc hơn 20 triệu đồng/ngày.
Lãi suất ngân hàng tiếp tục nhích tăng từ 0,1-0,6%/năm, không còn dư địa giảm

Lãi suất ngân hàng tiếp tục nhích tăng từ 0,1-0,6%/năm, không còn dư địa giảm

Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất áp dụng tại các ngân hàng từ ngày 1/7 đã có nhiều điều chỉnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7: USD tăng lên mức cao mới trong 38 năm so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7: USD tăng lên mức cao mới trong 38 năm so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7 ghi nhận USD giảm so với các loại tiền tệ khác, song đã tăng lên mức cao mới so với Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6: Yen Nhật bật tăng từ đáy 38 năm, USD giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6: Yen Nhật bật tăng từ đáy 38 năm, USD giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6 ghi nhận USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ do bị áp lực bởi dữ liệu kinh tế ảm đạm ở ...
Phiên bản di động