Toàn cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) đồng chủ trì tọa đàm.
Theo báo cáo được bà Nguyễn Thị Hải Vân trình bày: Tính từ năm 2020 đến hết năm 2022, trung tâm đã tổ chức được 333 hoạt động cho hơn 10.000 lượt hội viên Hội Nhà báo; trong đó có 254 lớp học theo ngân sách nhà nước (chiếm 76%); 54 lớp học theo yêu cầu của các Hội địa phương, các cơ quan, bộ, ban, ngành ở Trung ương (chiếm 16%); và 25 lớp học do tổ chức nước ngoài tài trợ (chiếm 8%).
Đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ
Tuy nhiên, ba năm vừa qua cũng là thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, do đó, việc tổ chức lớp học của Trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Trung tâm đã phải linh hoạt tổ chức các hoạt động theo từng giai đoạn diễn biến của dịch bệnh để đáp ứng với tình hình thực tế. Trung tâm đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho các lớp học trực tuyến ở các địa bàn bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh. Nhờ hình thức học mới mẻ và hấp dẫn, các học viên đã nắm vững kỹ năng, kiến thức giảng viên truyền đạt; đồng thời, tổ chức lớp học trực tiếp tại các tỉnh thành ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu học tập của các hội viên - các nhà báo trên toàn quốc.
Các khóa học do Trung tâm tổ chức chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính: Kỹ năng cho các loại hình báo chí (228 lớp học); Chuyên đề, chuyên sâu (101 lớp học) và 4 hội thảo, tọa đàm (cả trực tuyến và trực tiếp). Có một số điểm mới về công tác bồi dưỡng của Trung tâm trong các năm vừa qua như: Tổ chức các lớp học mới để bắt kịp với sự thay đổi của báo chí thế giới như chuyển đổi số, sản xuất longform cho báo mạng, sản xuất Podcast, công cụ trực tuyến để làm báo, làm báo bằng facebook, ngăn chặn tin tức giả…
Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Nguyễn Thị Hải Vân cho biết: trong năm 2023, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường chất lượng và hiệu quả các khóa học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn nghiệp vụ của các nhà báo và các cán bộ quản lý của các cơ quan báo chí.
Bà Nguyễn Thị Hải Vân nhấn mạnh: Cùng việc tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng làm báo hiện đại cho các loại hình báo chí, Trung tâm sẽ đặc biệt chú trọng việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo Việt Nam bằng cách lồng ghép các cuộc trao đổi đạo đức nghiệp vụ trong các chương trình bồi dưỡng mang tính thực tiễn cao.
Tạo sức hút mạnh mẽ
Trong những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam đã phát huy hiệu quả trên phạm vi cả nước. Thời gian tới, hoạt động đào tạo sẽ hướng đến kỹ năng làm báo đa phương tiện, ứng dụng công nghệ hiện đại.
Để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay, cũng như đáp ứng xu hướng báo chí thế giới, các cơ quan báo chí cần đào tạo nội dung làm tin, bài cho đội ngũ những người làm báo tại các tỉnh, thành phong phú, sinh động, tạo được sức hút mạnh mẽ. Đây là vấn đề được Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh tại Tọa đàm.
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Theo nhà báo Nguyễn Đức Lợi, cần đào tạo dưới nhiều hình thức, phương tiện, từ đó trang bị về kiến thức, kỹ năng cũng như kỹ thuật, nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên một cách đầy đủ nhất. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu cập nhật tin tức kịp thời, nhanh nhạy, chính xác và tạo hiệu ứng tốt nhất đến độc giả.
Trao đổi tại tọa đàm, các đại biểu đã đánh giá về các khóa bồi dưỡng của Trung tâm tổ chức, những điểm mạnh và những mặt hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Các đại biểu đề xuất những kỹ năng cần thiết hiện tại mà các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí mong muốn bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên trong bối cảnh báo chí hiện nay; các hình thức và phương thức tổ chức các khóa bồi dưỡng như nào cho hợp lý…
Nhà báo Hoàng Lâm - Tổng Thư ký toà soạn báo Lao Động cho biết, thời gian qua, báo Lao Động đã tạo điều kiện cho nhiều cộng tác viên, thực tập sinh còn rất trẻ. Các nhà báo trẻ hiện nay, không những được đào tạo bài bản mà khi về các cơ quan báo chí còn được tạo điều kiện hỗ trợ phương tiện, thiết bị làm việc...
Nhà báo Hoàng Ngọc Sĩ, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo tỉnh Quảng Trị thì thông tin: trong những năm qua Hội nhà báo tỉnh Quảng Trị đã xác định việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ người làm báo là rất quan trọng, nên mỗi năm đã mở từ 2-3 lớp đào tạo, qua đó các giảng viên chia sẻ kinh nghiệm, thiết thực giúp học viên nắm bắt kịp thời xu thế báo chí thế giới, nâng cao trình độ, chú trọng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao năng lực cho những người làm báo.
| Hội Báo toàn quốc năm 2023 lấy chủ đề 'Đoàn kết-Chuyên nghiệp-Văn hóa-Sáng tạo' Hội Báo toàn quốc năm 2023 diễn ra từ ngày 17-19/3, với nhiều hoạt động nghiệp vụ hữu ích dành cho các nhà báo-hội viên, ... |
| Triển lãm ảnh ‘Những nẻo đường Xuân’ bám sát hơi thở của cuộc sống Đây là lần thứ ba cuộc thi và triển lãm ảnh được tổ chức với chủ đề “Những nẻo đường xuân”. |
| Bảo đảm tự do ngôn luận, báo chí, Internet ở Việt Nam Mọi người dân ở Việt Nam đều có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất ... |
| Cô sinh viên gốc Việt với ước mơ trở thành Thư ký báo chí tại Nhà Trắng Kristie-Valerie Hoàng, 25 tuổi, sinh viên gốc Việt tại Trường Đại học Luật Boston là một trong ba sinh viên trên toàn nước Mỹ nhận ... |
| Nghịch lý trong kinh tế báo chí tại Việt Nam: Người đọc tăng-doanh thu giảm Báo chí Việt Nam đã đóng góp vào việc phòng, chống đại dịch Covid-19, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Song, nghịch lý ... |