Chuyện người ‘hai sương một nắng’ với... văn

Minh Hòa
Không hiếm nhà báo thích viết văn, cũng chẳng thiếu nhà văn muốn làm báo. Đã theo nghiệp bút nghiên hẳn có ai mà không muốn có được những tác phẩm để đời. Thế Đức cũng vậy, dù anh chỉ là một tay ngang trong làng văn và chẳng phải “tay dọc” trong nghề cầm cọ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhà văn, họa sĩ Thế Đức gửi tặng tác giả cuốn tiểu thuyết Trăng lên. (Ảnh: Bích Ngọc)
Nhà văn, họa sĩ Thế Đức gửi tặng tác giả cuốn tiểu thuyết Trăng lên. (Ảnh: Bích Ngọc)

Tôi đến thăm nhà văn - họa sĩ Thế Đức vào một buổi chiều mùa Hạ thực sự oi ả. Những trận mưa lớn sau cơn bão số 1 qua nhanh, để Hà Nội lại oằn mình chịu đựng những ngày nắng nóng gay gắt.

Trong căn hộ nhỏ mát rượi bởi máy điều hòa nhiệt độ và bên ấm trà nhài thơm dịu, tôi và Thế Đức đã có cuộc trò chuyện thực sự cởi mở về con đường trải đầy… gai hoa hồng mà anh chọn để tìm kiếm tác phẩm để đời của mình trong nghiệp văn chương.

Gian nan con đường nghệ thuật

Thế Đức là nhà văn từng sống và làm việc ở nước ngoài khá nhiều năm. Anh đã có một số bài viết mang đậm sắc màu văn hóa ở nơi xứ người, đăng trên báo Văn nghệ và Văn nghệ Công an. Anh không ngán “cày xới” trên những mảnh đất văn chương mà nhiều người lảng tránh vì suy nghĩ “khó” vượt qua những cái bóng quá lớn. Anh quan niệm, “nhà văn, họa sĩ, cũng giống như người làm vườn, phải một nắng hai sương và luôn sáng tạo đổi mới trong lao động sản xuất thì mới hy vọng có được những mùa hoa thơm, trái ngọt để dâng hiến cho đời!”.

Thế Đức biết vẽ từ khi còn chưa biết chữ, biết làm thơ từ lúc mới học cấp hai, nhưng cũng chỉ là bột phát theo ý thích kiểu trẻ con. Thời kỳ ấy, đất nước đang chiến tranh, còn chìm trong nghèo đói. Miền quê nay là ngoại thành Hà Nội của anh cũng vậy, cơm chẳng có ăn, áo vá tới dăm bảy miếng, ai hơi đâu để ý tới việc một thằng nhóc suốt ngày cầm gạch, cầm phấn, (cũng thỉnh thoảng được ai đó cho cây bút chì đen hoặc hai màu xanh đỏ) nguệch ngoạc vẽ ra sân, lên tường...

Sau này, trải qua biết bao thăng trầm của đời sống, ở lĩnh vực công tác nào, kể cả thời gian phục vụ quân đội, anh đều được giao làm công tác có liên quan đến văn hóa tuyên truyền nhờ năng khiếu vẽ và viết của mình. Tới năm 1999, khi gia đình gặp biến cố rất lớn, Thế Đức đã quyết định từ bỏ tất cả để theo đuổi nghệ thuật.

Đến với hội họa, Thế Đức theo học môn hình họa của thầy Phạm Viết Song, một người thầy khá nổi tiếng trong giới Mỹ thuật Việt Nam. Thầy Phạm Viết Song từng tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương (1935-1939).

Gần 60 năm, ông có tiếng là một nhà sư phạm hội họa, liên tục mở các lớp dạy vẽ cho mọi lứa tuổi và mọi trình độ. Gia tài ông để lại là những bức tranh, những bài giảng về hội họa, cuốn sách “Tự học vẽ” do ông biên soạn rất công phu và kỹ lưỡng. Và, hơn cả là một tấm gương về niềm say mê cống hiến nghệ thuật. Thế Đức đã học được từ thầy Song sự tận tụy này và anh nuôi tiếp cả giấc mơ văn chương khi tham gia lớp học ở Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa I.

Khác với nhiều người, cảm nhận về cuộc sống xa quê hương của Thế Đức hoàn toàn khác hẳn. Khi được hỏi: “Anh có tiếc nuối điều gì khi trở về Việt Nam không?” Anh thẳng thắn: “Tôi có thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài khá dài. Nhưng quãng thời gian ấy chẳng có gì đáng nói ngoài việc lao đầu vào kiếm tiền”.

“Thứ hằn sâu nhất trong ký ức lại là nỗi đau của một kẻ tha hương cầu thực. Tôi luôn đặt câu hỏi để rồi tự trả lời và nỗi đau cứ thế nhân lên. Chính vì thế, việc trở về quê hương, rồi trở thành một nhà văn, họa sĩ, công dân trên chính đất nước, quê hương mình với tôi là sự chữa lành nỗi đau ấy”, anh nói.

Tiểu thuyết Trăng lên.  (TGCC).
Tiểu thuyết Trăng lên. (TGCC).

“Trăng lên” còn lên

Cảm nhận của tôi cũng như nhiều bạn bè trong giới thì Thế Đức là một người lãng tử ngoài đời nhưng trong văn chương lại là cây bút viết văn theo cách “trằn trọc” và “khổ hạnh”.

Cái “khổ hạnh” của Thế Đức mà tôi cảm nhận được chính là dám dấn thân vào viết về một đề tài thuộc hàng kinh điển của văn học nước nhà: Chiến tranh và Người lính. Nhiều người đặt câu hỏi, anh sẽ khai thác gì ở một mảnh đất đã nhiều người cày xới, trước mặt đã có nhiều bóng đại thụ?

Thế nhưng nhà văn Thế Đức vẫn tìm ra cách riêng để tăng gia, sản xuất trên mảnh đất khô cằn ấy bằng sự sáng tạo, khổ hạnh, vất vả của riêng mình để đạt đến một vụ mùa bội thu. Đó chính là tiểu thuyết Trăng lên do Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam cùng NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Một cuốn tiểu thuyết 500 trang, kể về câu chuyện diễn ra trong ngót một phần tư thế kỷ, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến sau Tết Mậu Thân năm 1968. Tuy lần đầu làm quen với tiểu thuyết, nhưng nhờ vốn sống và bút lực mạnh mẽ nên Thế Đức đã thành công. Đó là thành quả của sự lao động “khổ hạnh”.

Thoăn thoắt bày các loại trái cây vừa hái ở quê lên mời tôi, giọng anh trở nên rất trầm mặc khi nhắc đến tác phẩm của mình: “Trong kháng chiến chống Pháp, quê tôi là làng kháng chiến, nhất định không chịu gia nhập tề. Đã rất nhiều lần Pháp cho quân về càn nhưng đều bị du kích đánh cho tơi bời. Chiến công đầy ắp cả một trời. Tôi là một nhà văn mà không làm được một việc gì để ghi lại những chiến công của quê hương mình thì thật là có tội. Chính vì thế, tôi đã quyết định viết tiểu thuyết Trăng lên”.

Trăng lên có tới gần 50 nhân vật, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng. Thế Đức đặc biệt yêu thích các nhân vật như ông nội, bà nội, cha tôi, mẹ tôi và Đặng Vũ… Theo các nhà phê bình văn học thì Trăng lên là một tác phẩm mang đầy tính nhân văn và rất người! Các nhân vật kể trên là những nhân vật điển hình của những đặc tính ấy.

Một trong những minh chứng rất cụ thể là đoạn viết mô tả về nhân vật ông nội. Sau khi miền Bắc được hòa bình không lâu, ông nội đã ngồi nói chuyện với ông Tuệ trên bờ sông Nhuệ về việc chính ông đã giết chết viên sĩ quan, đồn trưởng đóng ở làng Vân Nhuệ: “Mà kể cũng tội, chiến tranh, mình không giết nó thì nó cũng giết mình. Chứ tay đồn trưởng ấy cũng là con người, có cha mẹ, vợ con. Chắc bây giờ, cha mẹ vợ con anh ta đau khổ lắm. Cứ suy từ bụng mình ra cũng đủ biết. Về sau này, nhiều lúc nghĩ lại, tôi thấy thương cho số phận của anh ta.

Như chúng ta đều biết, cả ông nội và ông Tuệ đều là hai nhân vật chính diện, theo phe kháng chiến. Như thế, rõ ràng Thế Đức đã vượt ra khỏi cái vòng kiêm tỏa của ý thức hệ. Đã là ta thì nhất định “phải” tốt. Đã là địch thì nhất định “phải” xấu, và đời đời kiếp kiếp “phải” căm thù địch đến tận xương tủy, không bao giờ được thể hiện lòng thương kẻ thù như vậy!!!

Nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng từng bày tỏ mong muốn Thế Đức sẽ viết tiếp tập hai của Trăng lên khi bình về tác phẩm này.

Chia sẻ về kế hoạch trong tương lai, Thế Đức cho biết “Hiện tại tôi đang viết một tiểu thuyết dự kiến lấy tên: Chuyện tình thời hậu chiến”. Nhưng song song với viết văn, tôi vẫn dành thời gian cho hội họa. Tôi đang tập trung khai thác mảng tranh phong cảnh và chân dung. Văn và họa đi song song với nhau, bổ sung cho nhau thành một sắc màu rất đặc trưng”.

Chia tay nhà văn đa tài Thế Đức lúc trăng vừa lên. Tôi rời căn chung cư nhỏ bé của anh ở khu đô thị Định Công khi mảnh trăng đầu tháng mới chỉ như chiếc sừng non nhú trên nền trời. Nếu có đủ thời gian thì trăng sẽ tròn và ánh trăng sẽ tiếp tục tỏa sáng, tô điểm thêm vẻ đẹp cho những phố phường. Chính lúc này, ánh trăng cũng đang tỏa ánh lấp lánh trên dòng sông nhỏ ven lối tôi về.

Năm 1999, Thế Đức vừa vẽ vừa sáng tác khá nhiều thơ, có thể tới hàng trăm bài thơ và tập thơ Hoa Rừng được xuất bản, là tập hợp những bài thơ hay nhất của anh.

Năm 2006, Thế Đức chuyển hẳn sang viết văn xuôi. Anh viết liền một mạch từ cuối năm 2006 đến 2014 ra được ba tập truyện ngắn và vừa. Đó là Lời nguyền thiêng, Ngưỡng đờiBão đỏ. Trong đó, tập truyện Lời nguyền thiêng là một trong bốn tác phẩm đã đậu ở vòng chung khảo của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. (Năm 2009 không có giải thưởng).

Năm 2014, Thế Đức trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 2022, Thế Đức cho ra đời tiểu thuyết Trăng lên. Đây là một trong năm tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo giải thưởng năm 2022 của Hội Nhà văn Việt Nam.

Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam khám phá văn hóa Sa Huỳnh

Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam khám phá văn hóa Sa Huỳnh

Chiều 3/8, đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam đến tìm hiểu, khám phá về văn hóa Sa Huỳnh tại Bảo tàng ...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam

Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam vừa tổ chức ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Nhìn từ 2 đêm diễn của BlackPink, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Nhìn từ 2 đêm diễn của BlackPink, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa

Nhìn độ nóng và doanh thu "khủng" từ hai đêm diễn của nhóm BlackPink, việc thu hút các sự kiện văn hóa, như các buổi ...

Nhìn từ Show BlackPink, ngành công nghiệp giải trí phải đổi mới để không bị 'chậm chân'

Nhìn từ Show BlackPink, ngành công nghiệp giải trí phải đổi mới để không bị 'chậm chân'

Qua một sự kiện âm nhạc như show BlackPink, theo nhiều chuyên gia, chúng ta nên đầu tư phát triển công nghiệp giải trí ở ...

Câu chuyện nỗi buồn chiến tranh của một người con đất lửa Quảng Trị

Câu chuyện nỗi buồn chiến tranh của một người con đất lửa Quảng Trị

Câu chuyện về sự hy sinh, mất mát bởi cuộc chiến tranh dù đã lùi xa của gia đình anh Trần Khánh Phôi và lòng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động