Có tiền, đầu tư vào bóng đá

Thành tích thi đấu xuất sắc của Leicester City ở mùa giải năm nay có công rất lớn của HLV Claudio Ranieri, bộ đôi sát thủ Vardy-Mahrez và chuỗi siêu thị hàng miễn thuế số một Thái Lan: King Power.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
co tien dau tu vao bong da

Nhãn hiệu King Power của Thái Lan đã biến Leicester trở thành một thế lực của bóng đá Anh.

Đầu tư với niềm tự hào

Năm 2007, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã mở đầu làn sóng đầu tư của các doanh nhân Thái Lan vào thị trường bóng đá Anh với việc mua lại câu lạc bộ Manchester City. Nối bước ông, hãng bia Chang đã tài trợ 10 năm cho Everton; hãng Singha ký hợp đồng quảng cáo với sáu đội bóng nằm hàng đầu Premier League.

Cũng trong làn sóng ấy, tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha - chủ chuỗi siêu thị hàng miễn thuế King Power đã bỏ ra 200 triệu bảng để mua lại và đầu tư cho Leicester. Trước đó, ông cũng đã tài trợ cho đội bóng này trong ba năm.

Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ Telegragh, anh Aiyawatt - con trai tỷ phú Vichai và hiện là Phó Chủ tịch điều hành CLB nhận định, đầu tư cho bóng đá không thể thu hồi vốn nhanh giống như khách sạn. Tuy nhiên, khi đào tạo được một ngôi sao, mối lợi mà đội bóng sẽ khai thác được từ cầu thủ ngôi sao ấy là vô cùng lớn.

"Ở Thái Lan, chúng tôi tôn trọng truyền thống và quan hệ gia đình. Với chúng tôi, lợi nhuận thu được chính là niềm tự hào khi được là chủ một CLB ở Premier League, là ông chủ Thái Lan đầu tiên đưa đội bóng thăng hạng. Đây là những điều không thể mua được bằng tiền", anh Aiyawatt chia sẻ.

Chính sách "mua rẻ bán đắt"

Kế hoạch đầu tư của cha con tỷ phú người Thái đang được hiện thực hóa. Bốn năm trước, tiền đạo Jamie Vardy còn chơi ở giải nghiệp dư và được mua về với cái giá bèo bọt. Nhưng giờ đây, anh đứng đầu danh sách "vua phá lưới" (cùng với Lukaku) với 15 bàn thắng. Riyad Mahrez khoác áo CLB Le Havre ở giải hạng nhì nước Pháp trước khi chuyển đến Leicester tháng 1/2014 với giá 400 nghìn bảng. Hiện, anh xếp thứ tư trong danh sách ghi bàn và đang được định giá không kém người đồng đội Vardy bao nhiêu.

Trong trận đấu với Chelsea, toàn bộ đội hình của Leicester chỉ có giá chưa bằng một nửa số tiền mà câu lạc bộ thành London đã bỏ ra để mua Diego Costa. Nhưng sau 90 phút, Leicester đã giành chiến thắng 2-1.

Trong hai mùa giải gần nhất, HLV Ranieri mua sắm chưa hết 20 triệu bảng. Khi giải thích về lý do lựa chọn "Gã thợ hàn" cho vị trí HLV trưởng, anh Aiyawatt nói: "Chúng tôi có thể chọn một HLV hàng đầu hiện nay để gây tiếng vang nhưng việc chọn ông Raneiri sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển dài hạn của đội bóng".

Dưới bàn tay của ông thầy người Italy, Leicester đã trở thành một tập thể cực kỳ gắn kết và có được sự khởi đầu tốt nhất trong lịch sử 131 năm tồn tại của mình. Họ đang tỏa sáng nhờ sự bùng nổ của Vardy và Mahrez. Cặp đôi sát thủ này đã ghi được 28 bàn thắng ở lượt đi, nhiều hơn tổng số bàn thắng của nhiều đội bóng thuộc năm giải hàng đầu châu Âu như Man Utd, Juventus hay Atletico Madrid.

Dù biết đội chủ sân King Power là một thế lực mới ở Premier League nhưng ai cũng hiểu, "Bầy cáo" khó có thể mơ về chức vô địch ngay trong mùa giải năm nay. Các đối thủ của họ như Arsenal, Manchester City đều là những tên tuổi lớn, có chiều sâu đội hình và kinh nghiệm chinh chiến vượt trội hơn trong chặng đua đường dài này.

Tuy nhiên, nếu giữ chân thành công những cầu thủ chủ chốt và duy trì được phong độ như từ đầu mùa giải tới nay, Leicester chắc chắn sẽ có một suất tham dự Champions League. Và thế là, gia đình tỷ phú Vichai sẽ lại có thêm một niềm tự hào nữa khi trở thành những ông chủ người Thái đầu tiên có đội bóng chơi ở đấu trường danh giá nhất châu Âu.

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động