Cố vấn ANQG Mỹ John Bolton ra đi: Mạo hiểm nhưng cần thiết

Minh Quân
TGVN. Việc sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia (ANQG) John Bolton trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ sụt giảm có phải là nước cờ hay của Tổng thống Mỹ? Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
co van an ninh quoc gia my john bolton ra di mao hiem nhung can thiet Cố vấn John Bolton từ chức hay bị sa thải?
co van an ninh quoc gia my john bolton ra di mao hiem nhung can thiet Ukraine: "Trận địa" mới cạnh tranh Mỹ - Trung
co van an ninh quoc gia my john bolton ra di mao hiem nhung can thiet
Ông John Bolton đã trở thành cựu Cố vấn An ninh Quốc gia sau ngày 9/9. (Nguồn: Getty)

Nước cờ mạo hiểm

Trên Twitter trưa ngày 10/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton vì “bất đồng trong giải quyết những thách thức đối ngoại”, cụ thể là Iran, Triều Tiên và Afghanistan: “Tôi đã báo với John Bolton tối ngày hôm qua (9/9) rằng sự phục vụ của ông ở Nhà Trắng là không còn cần thiết. Tôi, cùng nhiều quan chức khác, đã nhiều lần bất đồng sâu sắc với nhiều khuyến nghị của ông ấy, do đó tôi đã bảo ông ấy từ chức và đã nhận được lá đơn vào sáng nay. Tôi cảm ơn John vì sự phục vụ của ông ấy và sẽ bổ nhiệm tân Cố vấn An ninh Quốc gia vào tuần tới.” Về phần mình, ông Bolton cho biết chính ông mới là người chủ động đệ đơn từ chức.

Như vậy, ông Bolton sẽ là người thứ ba sau Tướng H.R. McMaster và Tướng Michael Flynn rời khỏi vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia.

Đáng chú ý, động thái diễn ra trong bối cảnh ngay sau khi thăm dò mới nhất của Washington PostABC News thực hiện cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang giảm mạnh, chỉ còn 38% so với 44% của tháng 6. Theo đó, nhiều người lo ngại rằng cuộc chiến thương mại leo thang với Trung Quốc sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ. Tỷ lệ tán thành các chính sách kinh tế của ông Trump cũng giảm từ 51% vào tháng 7 xuống 46%, dù kinh tế vẫn là điểm sáng trong các vấn đề được khảo sát.

Khi ấy, việc sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia có thể để lộ những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ chính quyền, khiến người dân Mỹ trở nên thiếu niềm tin hơn vào Tổng thống Donald Trump và nội các. Song thực hư là như thế nào?

“Cừu đen” nơi Nhà Trắng

Sự ra đi của ông Bolton có thể được lý giải bằng một số nguyên nhân sau.

Đầu tiên, nguyên nhân trực tiếp đến từ Cố vấn An ninh Quốc gia phản đối việc Tổng thống hướng tới ký kết một thoả thuận hoà bình với Taliban ngày 7/9. Điều này, cùng với thái độ nghi kỵ đến từ phía Taliban, đã khiến nỗ lực nhà đàm phán hoà bình, thực hiện lời hứa rút quân về nước của ông Donald Trump đổ vỡ.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Cố vấn An ninh Quốc gia và Tổng thống đã tồn tại từ nhiều tháng nay. Từ lâu, ông Bolton đã trở thành chú “cừu đen” nơi Nhà Trắng khi không được lòng ông Trump và các quan chức khác trong nội các. Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc đã nhiều lần khiến ông Trump phật ý khi phản đối chính sách hoà hoãn với Triều Tiên, từ chối tham dự cuộc gặp mặt đột ngột tại Khu vực Phi quân sự (DMZ) với Chủ tịch Kim Jong-un, chỉ trích thái độ hoà hoãn của Tổng thống với Bình Nhưỡng sau các vụ thử tên lửa tầm ngắn. Quan điểm cứng rắn của ông Bolton cũng được cho là một trong những lý do khiến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội đã không dẫn đến được một thỏa thuận.

Tương tự, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia đã ủng hộ việc Mỹ tiến hành chiến dịch tấn công chính xác vào Iran và phản đối “sáng kiến” gặp gỡ Tổng thống Iran Hassan Rouhani của ông chủ Nhà Trắng. Lập trường “diều hâu” của ông Bolton đi ngược lại với chủ trương hoà hoãn của ông Trump – Tổng thống thứ 45 của Mỹ luôn muốn thể hiện mình là một nhà đàm phán lão luyện và sẵn sàng đặt bút ký vào một thoả thuận có lợi với bất kỳ ai, dù đó có là đối thủ hay kẻ thù truyền kiếp. Sự khác biệt về quan điểm này khiến ông Bolton buộc phải ra đi.

co van an ninh quoc gia my john bolton ra di mao hiem nhung can thiet
Xung đột về lập trường trong triển khai chính sách đối ngoại với ông Pompeo cũng khiến ông Bolton phải ra đi. (Nguồn: Getty Images)

Thêm vào đó, thời gian quan, ông Trump luôn phải phân định giữa một bên là phe “chủ chiến” của ông John Bolton và phe “chủ hoà” của ông Mike Pompeo. Sự đối đầu này ít nhiều gợi nhớ tới mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” hơn 40 năm về trước giữa Ngoại trưởng Cyrus Vance và Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski dưới thời cựu Tổng thống Jimmy Carter. Trong khi ông Vance cho rằng Mỹ cần thiết lập quan hệ gần gũi với Liên Xô và Iran thì ông Brzezinski lại chủ trương theo đuổi lập trường cứng rắn hơn. Giọt nước tràn ly khi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ họp chuẩn bị cho Chiến dịch Móng Đại bàng, nhằm giải cứu các con tin đang bị bắt cóc tại Iran mà không mời Ngoại trưởng Vance. Ông Vance sau đó đã từ chức, gọi ông Brzezinski là “ác quỷ” và đã có cách tiếp cận sai lầm khiến chiến dịch giải cứu thất bại.

Quan trọng hơn, xung đột quan điểm giữa hai nhân vật này đã khiến việc triển khai chính sách đối ngoại của Nhà Trắng trở nên bế tắc cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Jimmy Carter. Đây là điều không Tổng thống nào mong muốn. Tuy nhiên, lần trước, người từ chức là Ngoại trưởng thì lần này, Cố vấn An ninh Quốc gia phải ra đi.

Thay đổi để tồn tại

Việc sa thải ông John Bolton khi ấy là một động thái mạo hiểm, nhưng mang tính sống còn đối với ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ suy giảm, bên cạnh việc tìm kiếm giải pháp nhằm khôi phục niềm tin của người dân thông qua kết quả thương chiến Mỹ - Trung, Tổng thống cần gặt hái thành công về đối ngoại tại những điểm nóng, cụ thể là Iran, Afghanistan và Triều Tiên. Thú vị thay, đây là các địa bàn mà sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ, thứ thường được ông Bolton đề cập trong giải pháp, chưa đem lại kết quả mong muốn.

Khi đó, thay đổi cách tiếp cận, tập trung hơn và triển khai “sức mạnh mềm” đồng nghĩa với việc ông Bolton cần được thay thế bằng một nhân vật có cùng quan điểm và “dễ bảo” hơn, giảm lực cản trong thực thi các chính sách mới. Như vậy, trong thời gian tới, nhiều khả năng Mỹ sẽ tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn nữa trong việc triển khai chiến lược tại các điểm nóng, cụ thể là Triều Tiên, Iran và Afghanistan.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể phản tác dụng bởi suy cho cùng, ông John Bolton đã diễn trọn vai phản diện tại Nhà Trắng, với quan điểm khác biệt so với phần còn lại trong những vấn đề nóng. Vắng “bộ lọc” này, chính sách đối ngoại của Mỹ có thể thiếu đi cái nhìn đa chiều cần thiết để xây dựng giải pháp cục bộ, hợp lý hơn.

Khi ấy, vừa diễn vai thiện giỏi, vừa đóng vai ác hay sẽ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn dành cho tân Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, người sẽ được Tổng thống Donald Trump công bố vào tuần tới.

Minh Quân

co van an ninh quoc gia my john bolton ra di mao hiem nhung can thiet Iran: Ông Bolton từ chức minh chứng sự thất bại trong chính gây sức ép của Mỹ với Tehran

TGVN. Cố vấn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Hesamaddin Ashna ngày 11/9 cho rằng việc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John ...

co van an ninh quoc gia my john bolton ra di mao hiem nhung can thiet Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ thăm Moldova

TGVN. Theo Đài phát thanh quốc tế Romania, ngày 29/8, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã thực hiện chuyến thăm tới ...

co van an ninh quoc gia my john bolton ra di mao hiem nhung can thiet Mỹ tuyên bố sẽ gia tăng sức ép, Iran khẳng định ông Trump đã bị xúi giục làm điều dại dột

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton cho biết, Mỹ sẽ duy trì việc gia tăng áp lực đối với Iran trong ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà điều tra thẩm vấn
Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong 'một vụ rõ ràng là bắn nhầm'.
Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Jeffrey DeLaurentis khẳng định cách tiếp cận chính trị thay vì cô lập Cuba là thành công và đến nay vẫn còn giá trị.
UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine

Ukraine đã tấn công bằng UAV vào thành phố Kazan của Nga, ngày 21/12, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và tạm thời đóng cửa sân bay.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của LHQ cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động