TIN LIÊN QUAN | |
Đà Nẵng: Phát hiện 3 nạn nhân mất tích cuối cùng, rút các lực lượng tìm kiếm |
Được biết, Tàu Thảo Vân vốn là tàu đánh cá được hoán cải thành tàu du lịch, mới được đăng kiểm chứ chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép vận tải hành khách du lịch trên sông Hàn và từng bị chìm vào tháng 7/2014, dù không có thương vong.
Trọng tải tàu chỉ cho phép chở khoảng 28 người, nhưng tại thời điểm bị chìm, tàu đã chở tới hơn 50 người. Điều đáng nói là tất cả các hành khách trên có mặt trên tàu đều không mặc áo phao cứu hộ, mặc dù ở sau ghế đều có sẵn áo. Nguyên nhân có thể do chủ tàu không nhắc nhở hay yêu cầu khách, khách du lịch thì lại chủ quan hoặc thiếu hiểu biết và nhiều người chưa biết tự bảo vệ mình.
Mặc áo phao là đảm bảo an toàn cho chính bản thân hành khách. |
Việc người tham gia giao thông coi thường những biện pháp đảm bảo an toàn không phải là điều hiếm gặp. Khi đi đường, không khó bắt gặp những người xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mà không cài quai. Đến khi thấy bóng cảnh sát giao thông thì mới tìm cách đối phó. Trong giao thông đường không, nhiều khi máy bay vừa cất cánh hay đang hạ cánh, dù chưa được cơ trưởng cho phép nhưng nhiều người vẫn vội vã đứng lên ghế để lấy hành lý, rồi ùn ùn ra gần khu vực cửa. Nhiều phụ huynh vẫn thản nhiên để con mình chạy nhảy, quậy phá trên máy bay dù được tiếp viên hàng không nhắc nhở. Rất nhiều hành khách vẫn cố tình không thắt dây an toàn và chỉ miễn cưỡng thực hiện khi nhân viên nhắc nhở nhiều lần.
Đối với giao thông đường thủy, quy định khi đi tàu thuyền là bắt buộc phải mặc áo phao. Sau nhiều tai nạn đường thủy nghiêm trọng xảy ra, lực lượng chức năng và các tổ chức xã hội đã tuyên truyền rất nhiều về các quy định an toàn đường thủy, cũng như những kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra tai nạn chìm tàu, thuyền.
Tai nạn thương tâm vừa qua trên sông Hàn một lần nữa trở thành bài học quá đắt cho sự coi thường các quy định về an toàn giao thông thủy, đối với cả chủ phương tiện và khách đi tàu.
Những kỹ năng sống cơ bản: phòng tránh hỏa hoạn, đuối nước… vẫn chưa được nhà trường chú trọng thỏa đáng. |
Tai nạn này đã cho thấy việc đảm bảo an toàn đường thủy đang ở mức báo động. Chính thói quen coi thường, thiếu tự giác của người tham gia giao thông đã đặt họ vào tình huống nguy hiểm. Thêm vào đó, chủ tàu và các du khách cũng lơ là đối với những kỹ năng, phương án thoát hiểm khi tình huống xấu xảy ra.
Câu hỏi làm sao để giao thông đường thủy không còn lặp lại “vết xe đổ”? Để giải quyết vấn đề này thì yếu tố đầu tiên là lực lượng chức năng phải kiểm soát nghiêm ngặt trong khâu đăng kiểm, các chủ phương tiện phải bảo đảm an toàn, tuân thủ quy trình và hướng dẫn hành khách đối phó với những bất trắc xảy ra.
Tại trường học, các nhà giáo dục đang quá đặt nặng vấn đề giáo dục kiến thức mà coi nhẹ giáo dục những kỹ năng sống cơ bản như phòng tránh hỏa hoạn, đuối nước… Vì vậy, người dân nói chung, trẻ em nói riêng cần có ý thức tự giác, trang bị kỹ năng tự bảo vệ mình.
Khi tai nạn xảy ra, những người làm sai chắc chắn sẽ bị xử phạt nghiêm minh nhưng rõ ràng những hành khách vốn là “thượng đế” đang bị trả giá đầu tiên, đắt nhất và nặng nề nhất.
Một số vụ tai nạn đường thủy gần đây: Cháy tàu cánh ngầm gần cầu Phú Mỹ: Tháng 1/2014, tàu cánh ngầm chở 85 người, trong đó có nhiều trẻ em và người nước ngoài rời bến Bạch Đằng (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đến đoạn Phú Mỹ (Quận 7) thì khoang máy bốc cháy, lái tàu điều khiển tàu vào bãi cạn gần bờ sông cho mọi người nhảy xuống nước. Chìm ca nô ở biển Cần Giờ khiến 9 người tử vong: Ngày 2/8/2013, ca nô số hiệu BP 12-04-02 khởi hành từ huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) hướng về Vũng Tàu. Đây là ca nô cao tốc của Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do trục trặc nên bàn giao cho phía sản xuất sửa chữa. Tuy nhiên, trong thời gian này, Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (ở Tiền Giang) đã thuê lại để đưa nhân viên đi TP. Vũng Tàu chơi. Mặc dù tải trọng chỉ cho phép chở 12 người nhưng trên ca nô có tới 30 người. Khi đi ngang qua vùng biển thuộc xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), gặp gió to sóng lớn khiến ca nô bị lật và chìm xuống đáy biển khiến 9 người tử vong. |
Thủ tướng: Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ chìm tàu ở Đà Nẵng Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả vụ chìm tàu du lịch trên sông Hàn, thành phố Đà Nẵng. |
Tàu du lịch chở 50 người lật trên sông Hàn Khoảng gần 21h tối qua (4/6), một tàu du lịch chở gần 50 người đã bị chìm trên sông Hàn, thành phố Đà Nẵng. |