Nhỏ Bình thường Lớn

Con đường từ trái tim đến trái tim

Đã từng trải nghiệm nhiều hoạt động trên các kênh ngoại giao nghị viện, ngoại giao nhà nước... nhưng với TSKH Nghiêm Vũ Khải, ngoại giao nhân dân vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời ông, giống như một niềm đam mê không dứt...
TIN LIÊN QUAN
con duong tu trai tim den trai tim Thương mại Việt - Nhật tăng trưởng cao liên tục trong 10 năm
con duong tu trai tim den trai tim Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hội nhập quốc tế

Đây là lý do mà cả sau khi về hưu, nhà khoa học này vẫn đa mang, vẫn nặng lòng với lĩnh vực tưởng như là “ngoại đạo”...

Từng đảm nhận các vị trí quan trọng tại các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, nhưng ít người biết rằng lĩnh vực hoạt động tích cực và xuyên suốt của ông Nghiêm Vũ Khải lại là thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản và gần đây nhất là Việt Nam – Azerbaijan.

con duong tu trai tim den trai tim

Ông Nghiêm Vũ Khải (giữa, ôm hoa ) trong Đại hội thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan năm 2015.

Văn hóa là nền tảng và sức mạnh mềm

Khi còn du học ở Liên Xô cũ (1970 - 1976), ông Nghiêm Vũ Khải tham gia công tác lãnh đạo đơn vị và trực tiếp phụ trách công tác đối ngoại của đơn vị lưu học sinh Việt Nam ở Đại học Quốc gia Baku. Năm 1988, ông được Nhà nước cử đi làm nghiên cứu sinh tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Trong thời gian du học tại đây, ông Khải luôn coi việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với nhà trường và bạn bè quốc tế là nhu cầu thiết yếu, vừa giúp học tiếng Anh, tiếng Nhật, vừa góp phần quảng bá cho đất nước mình.

Có lần, trước đám đông sinh viên Trung Quốc (lúc đó họ luôn giữ khoảng cách với sinh viên Việt Nam), ông chủ động đến chào hỏi, làm quen và hát cho họ nghe một số bài hát tiếng Hoa về lãnh tụ và đất nước họ mà khi còn là một thiếu nhi ông đã học thuộc. Sau sự kiện đó, ông được các bạn lưu học sinh Trung Quốc quý mến hơn.

Ông Khải cho rằng yếu tố văn hóa là nền tảng của hoạt động ngoại giao, mà đặc biệt là ngoại giao nhân dân. Phông văn hóa của mỗi con người sẽ định hình phong cách, năng lực và bản lĩnh người làm công tác ngoại giao. Một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, truyền thống hòa hiếu, khoan dung như đất nước ta đã tạo nên sự hấp dẫn, tầm ảnh hưởng của nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Đó chính là “sức mạnh mềm” của chúng ta.

Ông đưa ra một ví dụ chứng minh cho điều ông vừa nói. Đó là vào đầu năm 1995 có nhiều đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ thăm Việt Nam trước khi hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ông được phân công tháp tùng đoàn nghị sỹ Quốc hội Hoa Kỳ thăm một số địa phương.  Khi đến Thừa Thiên Huế, đoàn đã gặp một  sỹ quan quân giải phóng miền Nam Việt Nam người Huế đã từng tham gia trận đánh ác liệt mà một vị nghị sỹ Mỹ trong đoàn cũng là người tham gia nhưng ở phía bên kia. Họ cùng mải mê kể lại kỷ niệm chiến tranh.

TSKH Nghiêm Vũ Khải sinh năm 1953 ở Thái Bình, nguyên là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII.

Ông từng là Tổng Thư ký Nhóm nghị sĩ Hữu nghị Việt Nhật (Quốc hội khóa XI), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nhóm nghị sĩ Hữu nghị Việt - Nhật (Quốc hội khóa XII), Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Thư ký Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật (Quốc hội khóa IX, X). Hiện ông là Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Người cựu chiến binh Việt Nam đã giải ngũ với vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt như vẫn còn dấu ấn của một thời bom đạn thong thả nói với đoàn khách Mỹ: “ Tôi và ngài ở hai chiến tuyến. Trong trận giao tranh đó thì bom đạn tránh chúng ta chứ chúng ta đâu có  tránh được. Bây giờ còn được ngồi với nhau thế này là may cho tôi và cho ngài lắm rồi. Chúng ta hãy cùng hướng đến những tương lai tốt đẹp”. Thế rồi họ cùng chụp ảnh và chia tay trong sự chân tình, hiểu biết lẫn nhau và hy vọng.

“Người khai thông con đường hữu nghị Việt - Nhật”

Ông Khải cũng kể rằng, khi ông đến Nhật Bản vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, công tác ngoại giao của đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều người Nhật và người nước ngoài chưa hiểu về Việt Nam, thậm chí còn hiểu sai do thông tin bị các thế lực thù địch lúc đó bưng bít, xuyên tạc. Ông tự nhận trách nhiệm phải cố gắng làm cho bạn hiểu rõ về chính sách đối ngoại và về văn hóa của Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên Cựu nghị sỹ Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt của Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt đã nhận xét ông Khải là người “hiểu được cảm xúc của người Nhật” khi ông vinh dự đón nhận Huân chương Mặt trời mọc do Chính phủ Nhật Bản trao tặng. Tại buổi lễ trao tặng vào tháng 8/2014, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada đã đánh giá: “Những người như ông Nghiêm Vũ Khải đã đóng góp, xây dựng mối quan hệ giữa hai dân tộc ngày càng vững chắc như ngày nay”, và không ngần ngại gọi ông là “người khai thông con đường hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”.

Theo Đại sứ Hiroshi Fukada, trong suốt 20 năm, ông Khải đã nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng mối quan hệ hai nước. Sau khi trúng cử Đại biểu Quốc hội năm 2002 và trở thành một thành viên của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật, ông đã cùng với nhiều quan chức của Nhật Bản thúc đẩy nhiều hoạt động giao lưu giữa hai nước. Đây cũng là thời điểm quan hệ hai nước bắt đầu có những bước tiến mới, với việc Nhật Bản nối lại viện trợ kinh tế cho Việt Nam.

Ông Khải có quan hệ gần gũi với nhiều nghị sĩ qua các thời kỳ như  Fumio Kishida (hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản), Iwao Matsuda  (nguyên Bộ trưởng Nội các về KH&CN), Yukio Hatoyama  (nguyên Thủ tướng Nhật Bản) và nhiều nghị sĩ khác của các đảng chính trị trong Quốc hội Nhật Bản. Đặc biệt, Hội hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản do ông làm Chủ tịch đã được giao chủ trì phát động đợt quyên góp ủng hộ nạn nhân  vùng bị động đất, sóng thần vùng đông bắc Nhật Bản năm 2011.

Từng làm Chủ tịch đầu tiên của Câu lạc bộ cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, khi làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, ông còn thành lập và chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ doanh nhân Việt Nam – Nhật Bản và Câu lạc bộ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản. Đây là cách tập hợp đồng nghiệp, tạo dựng những hạt nhân nòng cốt trở thành cầu nối thúc đẩy quan hệ song phương. Thời gian này, ông còn dịch và xuất bản tập thơ Nhật Bản Oriori No Uta của tác giả Makoto Aka (2008) và hỗ trợ xuất bản một số tập thơ Hai-kư Việt (2011-2013).

Mỗi lưu học sinh là một hạt nhân quý

Sau khi thôi Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2015, ông Khải lại được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Azerbaijan (Nhiệm kỳ 2015-2020). Ông đã tận dụng nguồn lực làm ngoại giao nhân dân từ các cựu lưu học sinh. Với ông, đây là những hạt nhân quý có thể giúp “nảy mầm” và phát triển tình hữu nghị giữa hai nước.

“Ông Nghiêm Vũ Khải đã đóng góp, xây dựng mối quan hệ giữa hai dân tộc ngày càng vững chắc như ngày nay”, đại sứ Nhật Bản tại việt Nam Hiroshi Fukada

Ông Khải cho biết, từ giữa những năm 1960 đến nay, các trường đại học của Azerbaijan đã đào tạo cho Việt Nam khoảng gần 4.000 cán bộ khoa học, kỹ sư, luật gia và nhiều lĩnh vực khác. Nhiều người trong số đó đã nắm giữ các trọng trách trong các cơ quan Nhà nước và Quốc hội, trở thành lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu, hiệu trưởng đại học, viện trưởng, các nhà khoa học và nhà giáo có uy tín trong nước và quốc tế.

Từ lâu, người Baku rất quý mến và luôn dành tình cảm đặc biệt cho Việt Nam. Ông Khải kể, vào năm 2014, khi Tổng thống Azerbaijan, Ngài  Inham Aliev thăm chính thức Việt Nam, ông đã vinh dự được phát biểu bằng tiếng Nga chúc mừng và cùng các cựu lưu học sinh Việt Nam hát tặng Tổng thống một số ca khúc bằng tiếng Azerbaijan. Lúc đó, Tổng thống Inham Aliev vô cùng xúc động và nói rằng cuộc gặp mặt với các lưu học sinh Việt Nam là trong những cuộc gặp mặt ấn tượng nhất cuộc đời ông.

Có lẽ, ông Nghiêm Vũ Khải là một ví dụ điển hình cho chân dung những nhà khoa học làm ngoại giao không mệt mỏi và thành công. Cũng theo ông, giới khoa học là những người uy tín, có ngoại ngữ và kinh nghiệm hoạt động quốc tế, cần được huy động và khích lệ để tham gia làm đối ngoại nhân dân. Tuy nhiên, để làm tốt công tác đối ngoại nhân dân thì trước hết cần có một tấm lòng để có thể kết nối những trái tim.

con duong tu trai tim den trai tim Hội thảo Cơ hội Hợp tác Nông nghiệp và Đầu tư Việt - Nhật

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp Nhật Bản đã được Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka cung cấp các thông tin cập nhật ...

con duong tu trai tim den trai tim Để cá ngừ Việt Nam có thêm nhiều cơ hội sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam đã tìm được đường tới Nhật Bản từ năm 2014. Tuy nhiên, chất lượng cá vẫn ...

con duong tu trai tim den trai tim Việt Nam-Azerbaijan hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Chiều 8/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Azerbaijan do ông Fikrat F.Mammadov, ...

con duong tu trai tim den trai tim Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Azerbaijan

Chiều 7/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Azerbaijan Anar Imanov tại Việt Nam, nhằm thúc ...

 

 

TRỌNG VŨ