Cơn sốt cầu thủ ngoại nhập tịch:Phá vỡ công thức 8 nội + 3 ngoại

Sau sự kiện Santos nhập tịch, bóng đá Việt Nam rộ lên với cơn “sốt” nhà nhà lo thục tục nhập tịch cho những cầu thủ ngoại để mùa 2009 ra sân mà không vướng với công thức 3 ngoại + 8 nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Từ ý tưởng của bầu Thắng

Mùa 2002, Chủ tịch CLB Gạch Đồng Tâm Võ Quốc Thắng từng có ý định nhập tịch cầu thủ Robson Lino người Brazil để chơi lâu dài cho Gạch với cái tên Võ Quốc Lino. Sau thì ý tưởng ấy gãy không phải vì thủ tục mà vì Lino sinh tật quậy quá nên Gạch từ luôn.

Mùa 2006, Catset Ludovic cầu thủ người Pháp xin nhập quốc tịch Việt Nam với mơ ước khoác áo đội tuyển. Sau lần thử việc bất thành bị HLV Riedl chê, Ludovic trụ luôn ở Đà Nẵng và thành công dân Việt, nhưng rất ít khi nào được ra sân với công thức 3 ngoại + 1 ngoại nhập tịch + 7 nội.

Ludovic hồi đấy không được HLV Lê Thụy Hải sử dụng vì chuyên môn quá kém trong khi cấp trên ông Hải lại quá cả tin rằng Ludovic là một ngôi sao ngoại mà Đà Nẵng may mắn sở hữu.

Sau Ludovic, cũng có nhiều cầu thủ ngoại muốn nhập tịch, nhưng đến nay mới chỉ có Santos thực hiện trọn vẹn. Mùa 2008 “Tốt” đã ra sân với tư cách cầu thủ nội và đấy là mối lợi rất lớn cho Gạch Đồng Tâm được các đội ví là đá bốn ngoại binh mà không phạm luật. Sau thành công của “Tốt”, chuẩn bị vào mùa 2009 nhiều CLB cũng đang tiến hành nội hóa cầu thủ ngoại đủ điều kiện nhập tịch với phần luật “thông thoáng” hơn và khuyến khích ngoại binh hơn.

Đến cách Việt hóa cầu thủ Thái của bầu Đức

Giữa tuần này, lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai khẳng định có đến 99% khả năng mùa này Nirut và Sakda sẽ khoác áo ra sân với tư cách nội binh. Tương tự, phía Bình Dương cũng phấn khởi thông báo thủ tục của Kesley đang hoàn thiện và nếu không có gì thay đổi thì tiền đạo người Brazil này cũng sẽ trở thành công dân Việt Nam và được tính là nội binh mới của Bình Dương.

Âm thầm hơn là Gạch Đồng Tâm đang làm điều tương tự với tiền vệ Issawa theo trình tự mà Gỗ đã làm với hai cựu tuyển thủ quốc gia người Thái.

Với cách tính ồ ạt nhập tịch cho cầu thủ ngoại (tất nhiên người quyết định chính vẫn là cầu thủ), thị trường bóng đá Việt Nam đang pha trộn nhiều loại nội binh không xuất thân từ cái nôi đào tạo của hệ thống bóng đá Việt Nam mà lại cóp nhặt từ những sản phẩm ngoại có đủ điều kiện làm cầu thủ nội.

nhapngoai.jpg
Sắp tới Sakda và Nirut sẽ có tên Việt với họ Đoàn Văn và ra sân trong thành phần 8 nội chứ không phải là 3 ngoại

Khi ông bầu Đoàn Nguyên Đức tiết lộ Hoàng Anh Gia Lai sẽ nhập quốc tịch cho Sakda và Nirut, nhiều người đã tính đến mùa 2009 Hoàng Anh Gia Lai sẽ rất mạnh bởi cách dùng người và lợi người mà không vi phạm quy chế. Nirut ở tuyến dưới, Sakda ở hàng tiền vệ cộng với sáu nội binh đang chín, Hoàng Anh Gia Lai sẽ còn thảnh thơi với ba vị trí ngoại binh nữa.

Với cách tính trên ông Đoàn Nguyên Đức nheo mắt cười chỉ ra chiến công của mình: “Chúng tôi không mua Công Vinh vì giá không phù hợp so với thực tế, chúng tôi không mua Ngọc Thanh vì đã có Tăng Tuấn vừa trẻ vừa chơi tốt.

Chúng tôi không chạy đua với nhiều CLB đổ tiền săn cầu thủ nội với cái giá trên trời làm loạn thị trường. Chúng tôi khuyến khích Sakda và Nirut nhập tịch và họ thành cầu thủ nội hơn rất nhiều cầu thủ nội mà giá có tiền tỷ như những cầu thủ nội kém xa năng lực của họ đâu…”.

Việc du nhập chất xám ngoại để phá vỡ công thức 8+3 là một sáng kiến rất láu của những CLB và nó là những giải pháp tình thế trong giai đoạn "măng" mọc ít, nhưng "tre" thì cạn kiệt và sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trong hệ thống cầu thủ nội.

Đấy là một sáng kiến, nhưng suy cho cùng, nguồn cầu thủ nội giỏi đang là một thứ xa xỉ phẩm quá. Hơn nữa, chính cái thị trường chuyển nhượng ảo đang bát nháo kia đã góp phần giết chết công cuộc đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam.

Khán giả ban đầu sẽ vui biết bao nhiêu khi nghe tường thuật: “Đoàn Văn Sakda phá lưới Phan Văn Santos”, hay "Nguyễn Văn Kesley vượt qua Đoàn Văn Nirut"… Nhưng sau cái vui ấy là cái gì còn lại từ phần lõi của một nền bóng đá chuyên nghiệp theo kiểu “nghiệp dư lĩnh lương cao”.

Mà cái này thì chỉ là ý tưởng của các CLB trong khi những nhà hoạch định chiến lược bóng đá Việt Nam thì quanh quẩn với những chiến lược dang dở trong sự “phát triển đa chiều” và tự phát của các CLB.

Vui với những cái tên ngoại ghép, nhưng thực tế lại là nỗi lo của bóng đá Việt Nam đang bị lai tạp để lách luật.

Trong bối cảnh người người đi săn cầu thủ với giá tiền tỷ trở lên thì việc Hoàng Anh Gia Lai đi tắt qua việc nhập khẩu cầu thủ được cho là cao cơ. Hơn thế, do nắm bắt chủ trương của Chính phủ Việt Nam sẽ cho phép công dân có quyền mang hai quốc tịch nên bầu Đức đã thuyết phục hai cầu thủ trên đi trước một bước.

Một nhà làm kinh tế bóng đá nhẩm con tính đơn giản, mỗi ngoại binh nhập quốc tịch chỉ cần một khoản lót tay 20 ngàn USD (khoảng 330 triệu) là ngon lành. Và nếu đặt cái giá này của Sakda và Nirut nếu đặt bên cạnh 8 tỷ của Công Vinh là một thương vụ béo bở.

Người ta còn tính cả trong cơn bão giá chuyển nhượng và tiền lương, cầu thủ nội mỗi tháng bình quân nhận từ 25 đến 30 triệu đồng là bình thường, trong khi lương ngoại binh Thái tương đương thì lãi to ở khoản lót tay. Hơn thế, nếu đặt sự chuyên nghiệp của cầu thủ Thái cả trong thi đấu lẫn sinh hoạt lên bàn cân so sánh với cầu thủ Việt Nam cũng là một khoảng cách lớn.   Đăng Huy

Theo Thể Thao Văn Hóa

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay đối tác Malysia - Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo...
Bài tarot hôm nay 24/11: Tuần này của bạn có gì đáng chú ý?

Bài tarot hôm nay 24/11: Tuần này của bạn có gì đáng chú ý?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá những thông điệp quan trọng trong tuần này dành riêng cho bạn. Hãy rút ngay một lá bài để cùng ...
Nhận định trận đấu Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Man City vs Tottenham tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh, diễn ra vào lúc 00h30 ngày 24/11.
Khẳng định sẵn sàng đàm phán với Mỹ, Trung Quốc nói có khả năng 'giải quyết và chống chọi' với tác động từ cú sốc bên ngoài

Khẳng định sẵn sàng đàm phán với Mỹ, Trung Quốc nói có khả năng 'giải quyết và chống chọi' với tác động từ cú sốc bên ngoài

Trung Quốc sẵn sàng tiến hành đối thoại tích cực với Mỹ trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ thương mại-kinh tế song phương.
Kết quả xổ số hôm nay, 23/11: XSMN 23/11/24 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

Kết quả xổ số hôm nay, 23/11: XSMN 23/11/24 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

XSMN 23/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 23/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 23/11, được các công ty Xổ số TP.HCM, Long An, Bình Phước ...
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt kiều bào tiêu biểu, doanh nhân người Việt tại các nước ASEAN

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt kiều bào tiêu biểu, doanh nhân người Việt tại các nước ASEAN

Sáng 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp gỡ thân mật với đại diện kiều bào tiêu biểu, trí thức, doanh nhân người Việt tại các nước ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động