TIN LIÊN QUAN | |
Đào tạo tâm thức cho sinh viên Việt Nam | |
“Gà đá” và “ngựa đua” trong xã hội chia rẽ giàu nghèo |
Kỹ năng sống không chỉ học trong ngày một, ngày hai mà biết và giỏi được. Những kỹ năng đó phải được rèn luyện liên tục trong một thời gian dài để biến thành phản xạ có điều kiện của cơ thể. Mỗi lần gặp những trường hợp khó khăn bất trắc, con người phải ngay lập tức ứng phó thật nhanh và chính xác để vượt qua nguy hiểm. Sau những lần ấy, bản thân người đó mạnh mẽ và tự tin hơn.
Càng được chăm bẵm, con càng yếu ớt
Sự chăm bẵm quá mức của cha mẹ chỉ khiến trẻ không chỉ cảm thấy lúng túng, bối rối khi gặp khó khăn mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Còn nhớ vào năm 2012, ba nữ sinh lớp 7 Trường THCS Phan Chu Trinh (huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông) buồn chán việc gia đình đã dại dột rủ nhau tự tử để lại cho gia đình nỗi đau đớn không nguôi. Hoặc trường hợp một nữ sinh lớp 12 Trường THPT Diễn Châu 2 (huyện Diễn Châu, Nghệ An) trong năm 2012 đã bất ngờ chuyển dạ và sinh con khi đang trên lớp học trong khi cả gia đình, nhà trường và bạn bè không ai biết nữ sinh này có thai.
Trẻ em nên được giáo dục kỹ năng sống ngay từ hôm nay. (Nguồn: giaoduc) |
Một người mạnh mẽ thường sẽ dễ dàng điều khiển bản thân. Đồng thời, họ có thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình vượt qua những cơn biến động về tình cảm và giải quyết khó khăn tốt nhất. Vì thế, họ sẽ biết cách giải quyết khó khăn chứ không chọn phương thức tiêu cực để xử lý hay trốn tránh hoàn cảnh.
Con người mạnh mẽ không bao giờ vì những lời nói xì xào xung quanh mà dao động, thay đổi suy nghĩ hoặc để bị ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Họ có thể dễ dàng bước lên trên những lời xì xào, bình thản làm những gì mình muốn cho dù kết quả có thế nào.
Vì thế, với những đứa trẻ được chăm bẵm quá mức rất khó để có thể tự xử lý những tình huống gặp phải, kể cả khi đã lớn. Thường trẻ sẽ cảm thấy lúng túng, vụng về khi gặp khó khăn, không làm chủ được thái độ cũng như hành động của mình. Cha mẹ càng chăm bẵm con càng khiến con trở nên sống phụ thuộc, yếu ớt khi bước ra ngoài xã hội.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không nhận ra điều này, vẫn hồn nhiên làm mọi việc cho con. Họ cho rằng, đó là vì thương con, là đem lại tương lai tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, kết quả ngược lại, trẻ không những không cứng cáp mà lại yếu ớt đi rất nhiều. Trong khi đó, mỗi lần con trải nghiệm, con sẽ càng có thêm kinh nghiệm sống, có thêm vốn sống, sẽ lớn lên từ những vấp ngã, trưởng thành từ những thất bại.
Ví dụ, khi con đã được học tự ứng phó khi bị thương tích, nếu chẳng may vấp ngã, chân tay sứt sẹo, chảy máu, con sẽ không bị hốt hoảng mà tự tìm cách băng bó cho chính mình. Còn nếu như trẻ chưa bao giờ được học kỹ năng này, lúc gặp chuyện sẽ vô cùng sợ hãi, hốt hoảng. Thậm chí, trẻ có thể làm những hành động khiến cho vết thương trầm trọng hơn.
Cho con trải nghiệm, cho con vượt qua sóng gió để từng bước vững vàng chính là cách hay nhất giúp con ngày một mạnh mẽ.
Cha mẹ chính là những chuyên gia
Trong các khảo sát về các nữ sinh, nam sinh THCS trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em không nhận biết được biểu hiện của một người đang mang thai. Các em cũng hầu như không biết đến những biện pháp tình dục an toàn. Có em còn đưa ra ý tưởng sử dụng túi nilon thay cho bao cao su...
Rõ ràng, thiếu hụt kỹ năng sống sẽ chỉ khiến cho các em gặp thêm nhiều rủi ro và bất hạnh. Kỹ năng sống sẽ giúp trẻ không ứng xử ngờ nghệch, không đẩy chính mình và người khác vào vòng nguy hiểm.
Kỹ năng sống giúp trẻ trưởng thành hơn. (Nguồn: Vietnammoi) |
Không chỉ vậy, thiếu kỹ năng sống còn làm mất đi nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên Việt Nam. Theo điều tra của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, có tới 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Thực trạng đó đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp.
Một nhà tuyển dụng lâu năm từng cho tôi biết, chị đã từng tuyển một nhân viên mà việc đơn giản là rán trứng hay đun nước, pha trà cũng không biết, dù tốt nghiệp bằng giỏi ở một trường đại học lớn. Sau một tháng thử việc, chính kỹ năng sống quá kém đã là nguyên nhân để cô nhân viên đó bị sa thải. Rõ ràng, các cơ hội việc làm không dành cho người có kỹ năng kém.
Vậy đào tạo kỹ năng sống cho con như thế nào? Kỹ năng sống cần phải được rèn luyện thường xuyên và liên tục. Kỹ năng chỉ có thể thuần thục khi được tiến hành hàng ngày hàng giờ. Chính vì vậy, với trẻ nhỏ, cha mẹ phải tranh thủ trau dồi cho con mọi lúc mọi nơi. Các kỹ năng cần thiết nhất như sử dụng vật dụng nguy hiểm, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ được giao... là những khởi điểm cha mẹ có thể dạy con tại nhà.
Cha mẹ hãy thôi đừng ham danh hiệu, thành tích, đừng mỗi đêm đưa con đi học thêm. Hãy bắt đầu bằng cách tận dụng thời gian rảnh rỗi để đào tạo kỹ năng sống cho con. Sự an toàn và thành công của con trong tương lai nằm ở chính những bài học kỹ năng sống đơn giản từ hôm nay.
Sinh viên với "Thử thách Một đồng cũng quý" Ngày 21/11, Ban Tổ chức Chương trình Kỹ năng Quản lý Tài chính năm 2017 đã công bố danh sách thí sinh thắng cuộc đến ... |
“Gà đá” và “ngựa đua” trong xã hội chia rẽ giàu nghèo Bàn về việc chuyện trẻ vào lớp Một bị ép học trước những kiến thức và kỹ năng đáng lẽ phải học trong lớp, chúng ... |
Trang bị kỹ năng phòng tránh thiên tai cho trẻ em Sáng 31/3, tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) và Quỹ Prudence - Công ty Prudential Việt Nam đã triển khai dự án ... |