Công nghệ bảo mật khoanh tay chịu “hack”

Kỹ thuật tấn công (hack) của các tin tặc hiện đã vượt qua sự phát triển của ngành công nghiệp bảo mật. Ngay cả những chuyên gia an ninh mạng cảnh giác nhất cũng không thể lường trước được khi chính hệ thống máy tính của Hội nghị an ninh mạng thường niên Black Hat diễn ra hồi tháng 8 tại Las Vegas (Mỹ) cũng bị… hack.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các bộ sản phẩm Internet Security Suite đang được quảng bá rầm rộ rằng “đó là giải pháp trọn gói duy nhất người dùng máy tính có thể sử dụng để bảo vệ mình khi lướt web”. Liệu có đúng không khi mà hồi trung tuần tháng 9 vừa qua, tin tặc (hacker) không chỉ đột nhập mạng cá nhân mà còn đại náo cả mạng máy tính phục vụ tái tạo vụ nổ Big Bang của Cơ quan nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), một dự án được đầu tư tới 4 tỷ USD?

 

Thua xa công nghệ hack

 

Trong báo cáo hàng năm về tình trạng an ninh trực tuyến của Trung tâm Bảo mật CNTT Georgia (GTISC), các chuyên gia IT đã khuyến cáo hệ thống bảo mật hiện tại thua xa công nghệ hack. Kết quả kiểm tra mới nhất về khả năng bảo vệ người dùng máy tính của một loạt các bộ sản phẩm bảo mật đã khiến nhiều người ngỡ ngàng.

 

Các chuyên gia của hãng Secunia tiến hành kiểm tra bằng cách tạo ra 300 vụ tấn công nhằm vào các hệ thống được trang bị bộ sản phẩm bảo mật, kể cả các bộ sản phẩm được cho là tốt nhất hiện nay như Norton Internet Security 2009 (Symantec), Windows Live OneCare (Microsoft), Internet Security 8.0 (AVG), Internet Security Suite 2009 (McAfee) và hệ điều hành Windows XP SP2. Trong số này, duy chỉ có Norton Internet Security 2009 là phát hiện được 64/300 vụ tấn công (21%). Còn lại đều không thể vượt mốc 3%. Chẳng hạn, bộ của Trend Micro chỉ phát hiện được 2,3%, McAfee (2%) và Microsoft (1,8%).

 

Theo chuyên gia Thomas Kristensen ở Secunia, “các nhà sản xuất thường  bỏ qua việc phân tích các lỗ hổng trên hệ thống. Hacker ngày nay dễ dàng tạo ra những chủng loại virus hay malware mới hoàn toàn mà không một cơ chế quét nào phát hiện được”. Ông lý giải rằng mỗi khi phát hiện một chủng loại mới, nhiệm vụ đầu tiên là phải “tóm” được mẫu, mang về phân tích, rồi mới có bản cập nhật để diệt. Quá trình này nhanh nhất cũng phải vài giờ, còn thông thường phải hơn 1 ngày và trong thời gian đó hacker đã có thể tạo ra hàng loạt loại mã độc mới”.

 

Nhận dạng “kẻ thù”

 

Báo cáo của GTISC cũng nêu cụ thể 5 lĩnh vực bảo mật chính cần giải quyết là nạn botnet, tấn công Web 2.0, tin nhắn có mục đích lừa đảo, tấn công mạng viễn thông và công nghệ nhận dạng tần số radio (RFID). GTISC ước tính khoảng 10% máy tính trên thế giới hiện là một bộ phận của botnet. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, mạng botnet có số lượng sản sinh spam (thư rác) nhiều nhất với 7,8 tỷ thư rác/giờ (50%) qua 315.000 máy tính ma bị mạng này điều khiển.

 

Sự phát triển của Web 2.0 cũng đặt ra những mối đe dọa mới với người dùng Internet. Các nhà phát triển web cần có các công nghệ bảo mật cần thiết để nhận dạng tốt hơn các hành vi đáng ngờ và tẩy chay chúng. Những cải tiến trong công nghệ chống spam đã khiến hacker sử dụng phương pháp lan truyền tin nhắn có mục đích để lấy cắp dữ liệu. Khi các trang lừa đảo phishing bị đóng, những tin nhắn này sẽ cài đặt malware vĩnh viễn trên máy tính người dùng để lấy cắp thông tin trực tiếp. Sự hội tụ ngày càng cao của hệ thống truyền thông và hệ thống VoIP cũng tạo ra nhiều nguy hiểm mới. Và cuối cùng, tấn công RFID tăng mạnh vì những bảo mật RFID hiện rất hạn chế.

 

Nhận dạng được kẻ thù, giải pháp bảo mật hiệu quả nhất, theo GTISC, là sự hợp tác giữa ngành công nghiệp bảo mật, các nhà cung cấp dịch vụ, các ISP, nhà phát triển ứng dụng và người dùng Internet.                   

 

Minh Minh (Theo ITNews & Computer World)

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động