Cảnh sát Mỹ đang sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt Clearview. (Nguồn: Spencer Whalen) |
Clearview là một công ty nhận dạng khuôn mặt của Mỹ, do ông Tôn Thất Hoàn và ông Richard Schwartz thành lập năm 2017, có trụ sở tại thành phố New York. Công ty cung cấp phần mềm cho các công ty, cơ quan thực thi pháp luật, trường đại học và cá nhân. Thuật toán của công ty khớp các khuôn mặt với cơ sở dữ liệu gồm hơn 20 tỷ hình ảnh được thu thập từ Internet, bao gồm cả các nền tảng mạng xã hội, như Facebook, mà không có sự cho phép của người chủ tài khoản. Sau đó, hệ thống này cung cấp cho người dùng các đường link, dẫn đến nơi hình ảnh phù hợp xuất hiện trên mạng.
Tuy nhiên công ty Clearview bị cấm bán dịch vụ của mình cho hầu hết các công ty ở Mỹ, sau khi Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) kiện Clearview AI ra tòa ở bang Illinois vì cho rằng vi phạm luật riêng tư. Công ty này cũng đã nhiều lần bị phạt hàng triệu đô la ở châu Âu và Australia vì cáo buộc vi phạm tính riêng tư.
Dầu vậy, vẫn có sự miễn trừ dành cho lực lượng cảnh sát, và CEO của công ty - ông Tôn Thất Hoàn cho biết, phần mềm này được hàng trăm đơn vị cảnh sát trên khắp nước Mỹ sử dụng.
Cảnh sát Mỹ không tiết lộ họ có thường xuyên sử dụng phần mềm này hay không. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt thường chỉ được sử dụng khi họ truy tìm những kẻ tội phạm nghiêm trọng hoặc bạo lực.
Trả lời một cuộc phỏng vấn về hiệu quả của Clearview, cơ quan cảnh sát thành phố Miami (bang Florida) cho biết họ đã sử dụng phần mềm này dành cho mọi loại tội phạm, từ giết người đến trộm cắp.
Trợ lý Cảnh sát trưởng Miami, ông Armando Aguilar nói rằng đơn vị của ông đã sử dụng hệ thống này khoảng 450 lần một năm và nó đã giúp lần ra manh mối một số vụ giết người. Tuy nhiên theo ông Aguilar, cảnh sát Miami coi nhận dạng khuôn mặt chỉ như công cụ hỗ trợ. “Chúng tôi không thực hiện việc bắt giữ theo chỉ dẫn của thuật toán”, ông nói.
Các nhà phê bình nói rằng hiện không có điều luật nào quy định về việc cảnh sát sử dụng biện pháp nhận diện khuôn mặt. Thực tế đã có một số trường hợp được ghi nhận về việc nhầm lẫn danh tính khi cảnh sát sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Nhưng ông Tôn Thất Hoàn cho biết, ông không biết bất kỳ trường hợp nhận dạng nhầm nào khi sử dụng Clearview.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy Clearview thường có tỷ lệ chính xác gần 100%. Trên thực tế, độ chính xác của Clearview phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh đầu vào được nạp vào hệ thống.
Một số nhà phê bình muốn các lực lượng cảnh sát sử dụng Clearview công khai về thời điểm sử dụng cũng như bảo đảm kiểm tra công khai độ chính xác của nó trước tòa. Họ muốn thuật toán được xem xét kỹ lưỡng bởi các chuyên gia độc lập.
Ông Tôn Thất Hoàn cho biết gần đây ông đã cung cấp hệ thống của Clearview cho các luật sư bào chữa trong những trường hợp cụ thể. Ông tin rằng cả công tố viên và người bào chữa nên có quyền truy cập công nghệ như nhau.
Tuy công nghệ Clearview đã được chứng minh là có hiệu quả, một số người cho rằng giá của nó vẫn còn quá cao, thậm chí một số người còn đề nghị cấm công nghệ này vì cho rằng nó ảnh hưởng quyền tự do cá nhân.
| Siêu máy tính Google tạo "đứa trẻ AI" ưu việt hơn bất kỳ AI nào Các nhà nghiên cứu của Google mới đấy phát triển một hệ thống siêu máy tính có khả năng tạo ra một "đứa con trí ... |
| Cảnh sát Tây Ban Nha dùng trí tuệ nhân tạo phát hiện cuộc gọi báo tin giả Các đồn cảnh sát ở Tây Ban Nha đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp xác định các báo cáo án sai. |
| Google giúp New York Times số hóa 5 triệu ảnh tư liệu nhờ AI Với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI), Google AI có thể phân tích các bức ảnh và đưa ra các chú thích phù ... |
| Bộ đôi đồng hồ thông minh có kèm sẵn tai nghe không dây Bộ đôi Watch Buds và Watch GT Cyber là hai mẫu đồng hồ thông minh mới nhất của Huawei, có sở hữu thiết kế và ... |
| Pin giấy và ước mơ giúp giảm rác thải điện tử Một sinh viên người Singapore đang phát triển loại pin giấy dùng cho các thiết bị điện tử, loại pin này có thể thay thế ... |