Back to E-magazine
e magazine
14:00 | 21/01/2023
Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

14:00 | 21/01/2023

Nhân dịp đầu Xuân 2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn báo TG&VN về công tác biên giới lãnh thổ năm 2022 và phương hướng năm 2023.

Nhân dịp đầu Xuân 2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn báo TG&VN về công tác biên giới lãnh thổ năm 2022 và phương hướng năm 2023.

Xin Thứ trưởng cho biết những nét nổi bật trong công tác biên giới lãnh thổ của Việt Nam trong năm vừa qua?

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Năm 2022 là năm thứ hai chúng ta thực hiện đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII về việc kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Chúng ta thực hiện đường lối nêu trên trong bối cảnh quan hệ hữu nghị với các quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền, trên biển không ngừng được củng cố và có nhiều bước phát triển mới. Đây là cơ sở chính trị quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cơ bản cho việc triển khai công tác biên giới lãnh thổ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đó, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tác động không nhỏ đến công tác này, đặt ra nhiều thách thức mới phải xử lý, đặc biệt là trong các vấn đề trên biển.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Indonesia từ ngày 21-23/12/2022, Việt Nam và Indonesia đã hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982;
Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua tuyên bố tái khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đối với hòa bình, an ninh, ổn định ở biển Đông tháng 11/2022.
Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc
Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm UNCLOS 1982 ngày 8/12/2022.

Trong năm 2022 vừa qua, các nước láng giềng từng bước mở cửa trở lại ở mức độ khác nhau. Vì vậy, hoạt động tiếp xúc cấp cao và trao đổi đoàn ở tất cả các cấp giữa ta và ba nước có chung đường biên giới, nhất là với Lào và Campuchia được nối lại hết sức sôi động, giao thương hàng hóa và qua lại biên giới trên đất liền tấp nập trở lại, trong đó rõ nét nhất là trên tuyến biên giới Tây Nam. Đi cùng với nhịp độ chung đó, nhiệm vụ và khối lượng công việc về biên giới lãnh thổ cần giải quyết trong năm vừa qua là rất lớn.

Trong bức tranh tổng thể đó, phát huy vai trò là cơ quan phụ trách đối ngoại trong quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai toàn diện các mặt công tác, tổ chức hơn 30 cuộc đàm phán, họp, trao đổi song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia… về các vấn đề trên biển, trên đất liền, hơn 60 cuộc họp liên bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ được giao. Cụ thể:

Về vấn đề trên biển, kết quả nổi bật là sau 12 năm đàm phán, Việt Nam và Indonesia đã kết thúc quá trình đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế. Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, theo sát mọi diễn biến tình hình, chủ động xây dựng các phương án đấu tranh về mặt chính trị, ngoại giao, dư luận, không để bị động, bất ngờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhất là ở khu vực Biển Đông từ sớm, từ xa.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Cùng với việc thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác biển phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, phù hợp với năng lực của ta, chúng ta cũng đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta trên biển một cách có lý, có tình.

Chúng ta cũng đã tham gia một cách xây dựng, có trách nhiệm trong các tiến trình đàm phán khu vực, đa phương các văn kiện liên quan đến biển và đại dương như Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia và các tiến trình thảo luận liên quan trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ta cũng chủ động góp phần duy trì được lập trường chung của ASEAN về Biển Đông trong đó vấn đề hòa bình, an ninh, ổn định và thượng tôn pháp luật, trật tự trên biển được bảo đảm.

Về công tác biên giới trên đất liền, chúng ta đã triển khai hiệu quả hai nhiệm vụ là quản lý dải biên giới đất liền hơn 5.000 km theo các điều ước, thoả thuận đã ký kết với các nước song song với việc tiếp tục giải quyết các đoạn biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc còn lại với Campuchia.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc
Từ ngày 19-20/12/2022, tại thành phố Luang Prabang, Lào đã diễn ra cuộc họp thường niên lần thứ XXXII giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam-Lào;
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cùng Đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao chúc mừng Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội nhân dịp Quốc khánh tháng 11/2022.

Trước tiên, với Trung Quốc, Bộ Ngoại giao đã trao đổi, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan kịp thời nắm bắt thông tin và kiên quyết đấu tranh, xử lý ổn thỏa các vấn đề phát sinh trong việc xây dựng các công trình dọc biên giới, bảo đảm vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. Lực lượng chức năng hai bên tăng cường phối hợp, trao đổi, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác từ Trung ương đến địa phương trong khuôn khổ Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc trong quản lý biên giới và giải quyết các vấn đề tồn tại (với 27 lượt thư trao đổi, phê chuẩn 14 công trình biên giới theo đúng trình tự, thủ tục liên quan). Hai bên đã tích cực phối hợp, áp dụng các biện pháp linh hoạt tháo gỡ, giải tỏa ách tắc hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi thông quan hàng hoá, phương tiện tại các cửa khẩu biên giới.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Với Lào, cơ quan biên giới hai bên thường xuyên liên lạc, cập nhật tình hình, cùng nhau trao đổi giải quyết các vấn đề liên quan đến đường biên giới phù hợp với hai văn kiện pháp lý về biên giới. Hai bên đã tổ chức thành công Cuộc họp thường niên lần thứ 32 giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam-Lào, Cuộc họp vòng II Đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam-Lào; chín cuộc khảo sát song phương và hai cuộc khảo sát đơn phương. Điểm nhấn trong năm vừa qua trong hợp tác với Lào về biên giới là hai bên đã tổ chức thành công Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho các trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam-Lào, góp phần vào thành công chung của “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022”.

Với Campuchia, hai bên đã tổ chức ba vòng đàm phán và một cuộc họp hẹp cấp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp biên giới giải quyết 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc, đạt được một số tiến triển tích cực, đồng thời, đã hoàn tất vòng trao đổi văn bản đầu tiên về dự thảo Hiệp định cửa khẩu và qua lại tại cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia. Cơ quan biên giới hai nước đã tích cực trao đổi, thống nhất chủ trương, phê duyệt 13 công trình kè bảo vệ các mốc biên giới bị hư hỏng và phương án xử lý một số đoạn sông suối biên giới bị sạt lở bờ hoặc biến đổi dòng chảy, xử lý các mốc cũ còn tồn tại trên thực địa, qua đó bảo vệ sự ổn định, rõ ràng của đường biên, mốc biên giới trong phạm vi 84% đã hoàn thành phân giới cắm mốc, từng bước đưa công tác quản lý biên giới đi vào nền nếp, quy củ. Bộ Ngoại giao đã tích cực tham mưu trong vấn đề mở, nâng cấp cửa khẩu theo đề nghị của phía Campuchia và các địa phương liên quan góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường, củng cố quốc phòng-an ninh khu vực biên giới.

Bên cạnh đó, một trong những đóng góp quan trọng của công tác biên giới lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế là trong năm qua, Bộ Ngoại giao đã hoàn thành việc xây dựng Hợp phần “Thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” để tích hợp vào Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Đây sẽ là cơ sở để Bộ Ngoại giao lập quy hoạch cửa khẩu chi tiết trên từng tuyến biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, góp phần phát triển hệ thống cửa khẩu theo hướng hiện đại, đồng bộ, đẩy mạnh giao thương hàng hoá qua biên giới trên đất liền, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới trên cả nước trong thời gian tới.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc
Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào tháng 7/2022;
Cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam tháng 6/2022.

Công tác thông tin tuyên truyền được triển khai đồng bộ với nhiều hình thức phong phú hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo sự đồng thuận ở trong và ngoài nước đối với chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biên giới lãnh thổ. Năm 2022 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng như kỷ niệm Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022, kỷ niệm 10 năm ban hành Luật Biển Việt Nam, 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Nhân các sự kiện này, Bộ Ngoại giao đã cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền quảng bá rộng rãi nỗ lực đóng góp của Việt Nam trong xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị cũng như trong thực thi các nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNCLOS trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai công tác biên giới lãnh thổ năm 2022 là gì?

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Để có được thành công trong công tác biên giới lãnh thổ, trước hết là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và động viên kịp thời của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với công tác xây dựng và bảo vệ “phên dậu” của Tổ quốc. Chủ trương, quyết sách và các chỉ đạo cụ thể của Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn là kim chỉ nam cho công tác biên giới lãnh thổ trong bối cảnh tình hình phức tạp, thuận lợi và thách thức đan xen và tính chất nhạy cảm của vấn đề biên giới lãnh thổ quốc gia trong đối nội và đối ngoại. Quán triệt sâu sắc, nắm vững chủ trương, đường hướng, phương án được Lãnh đạo Đảng, Chính phủ phê duyệt, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan, lực lượng liên quan đã kiên quyết, kiên trì trong trao đổi, đàm phán cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể trên thực địa để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của Việt Nam trong các vấn đề trên biển và trên đất liền.

Thứ hai, công tác phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Bộ Ngoại giao với các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng thuận cao trong nội bộ trong việc triển khai, xử lý công tác biên giới lãnh thổ một cách nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, không thể không nhắc tới sự phối hợp trên tinh thần xây dựng, thiện chí với các đối tác đàm phán trong các vấn đề có liên quan.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc
Công tác tuyên truyền về biên giới lãnh thổ được đẩy mạnh.

Thứ ba, bài học về nắm bắt và tranh thủ thời cơ thuận lợi để xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; dựa vào luật pháp quốc tế, hài hòa về mặt lợi ích, cùng thắng, hợp tình hợp lý và cùng có lợi.

Thứ tư, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực không ngừng biến động, khó lường, cần đề cao công tác nghiên cứu tham mưu, qua đó, giúp phát hiện sớm các vướng mắc, vấn đề nảy sinh trong công tác biên giới lãnh thổ, kịp thời đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền, bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam, vừa giữ vững và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi để phát triển.

Thứ năm, đó là nỗ lực và tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đoàn kết, công tâm của các cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ. Trên cơ sở nắm vững chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về kiên quyết, kiên trì giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc, các cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ bằng nỗ lực và trách nhiệm đã phối hợp chặt chẽ, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Vậy những trọng tâm của công tác biên giới trong năm 2023 là gì, thưa Thứ trưởng?

Nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác biên giới lãnh thổ là bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới đất liền và ở Biển Đông gắn với giữ vững môi trường hòa bình, an ninh, ổn định phục vụ phát triển. Trong năm 2023, chúng ta cần tiếp tục triển khai một cách bài bản, hiệu quả nhiệm vụ này với một số nội dung trọng tâm sau:

Tăng cường hơn nữa chất lượng công tác tham mưu, dự báo tình hình, sẵn sàng các phương án đấu tranh phù hợp, không để bị động, bất ngờ trong mọi hoàn cảnh. Tạo dựng và củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ; xây dựng chủ trương biến khu vực biên giới thành động lực tăng trưởng mới.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Thúc đẩy đàm phán nhằm đạt thêm kết quả trong việc giải quyết vấn đề trên biển và biên giới trên đất liền với các nước, trong đó tập trung đàm phán tìm giải pháp phù hợp mà hai bên chấp nhập được để từng bước giải quyết 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc với Campuchia; tiếp tục giải quyết các vấn đề trên biển còn tồn tại với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia...

Phát huy hiệu quả các cơ chế quản lý biên giới; xử lý kịp thời, thỏa đáng các vụ vi phạm quy định của Hiệp định quy chế quản lý biên giới với các nước; nghiên cứu xây dựng phương án cải tiến mô hình kiểm tra “một cửa-một lần dừng” và dự thảo Hiệp định một cửa một lần dừng tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo-Đen Sạ Vẳn với Lào. Tiếp tục thúc đẩy đàm phán xây dựng các hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý biên giới mới với Campuchia để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý biên giới và cửa khẩu giữa hai nước.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ trong một lần kiểm tra công tác biên giới lãnh thổ tại tỉnh Đắk Lắk;
Các chiến sỹ làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Đẩy mạnh công tác biên giới phục vụ phát triển, nhất là phát triển khu vực dọc biên giới. Sớm hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tích cực hỗ trợ các địa phương biên giới trong công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông, xây dựng công trình biên giới, xử lý các mốc giới hư hỏng; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các hoạt động thương mại, du lịch khu vực biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Tiếp tục đẩy mạnh, tích cực, chủ động hơn nữa trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác biên giới lãnh thổ; phối hợp chặt chẽ, kịp thời chia sẻ thông tin, triển khai các biện pháp thông tin đối ngoại, đấu tranh dư luận khi xảy ra những hoạt động vi phạm Hiệp định, quy chế quản lý biên giới; xâm phạm chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển.

Thực hiện: Phạm Hằng | Ảnh: TTXVN, TGVN... | Đồ họa: Lim Dim

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.