Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

ThS. NGUYỄN MẠNH QUANG
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có thể khẳng định, chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong suốt hơn 90 năm qua theo nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước.

Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
Ngày 14/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn 5, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. (Nguồn: TTXVN)

Tính nhất quán về chính sách dân tộc trong các văn kiện của Đảng

Ngay từ ngày mới thành lập, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ nhất đã đề ra khẩu hiệu “các dân tộc thiểu số được quyền tự quyết, Đảng cộng sản thừa nhận các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Đảng chống chế độ thuộc địa, chống hết các hình thức trực tiếp và gián tiếp đem dân tộc này đàn áp và bóc lột dân tộc khác”.

Đồng thời, Đại hội Đảng đã ban hành Nghị quyết về công tác dân tộc thiểu số, khẳng định: “Phải chú ý gây dựng cơ sở Đảng và tổ chức những đảng bộ tự trị của các dân tộc thiểu số. Ta đã thấy vận mạng và sự giải phóng của các dân tộc Đông Dương có liên quan mật thiết thì ta phải đặc biệt chú ý sự vận động các dân tộc và các dân tộc thiểu số phải nghiên cứu những phương pháp cụ thể để thực hành nhiệm vụ ấy”.

Trong đề cương chính trị của Trung ương trình trước đại hội lần thứ II của Đảng về cách mạng dân chủ mới Đông dương đã khẳng định: “Chính sách dân tộc của Đảng dựa trên hai nguyên tắc: dân tộc tự quyết và dân tộc bình đẳng, nhằm mục đích giải phóng hoàn toàn cho các dân tộc lớn nhỏ ở Đông Dương và khiến cho các dân tộc tiền tiến ở Đông Dương có thể dìu dắt các dân tộc lạc hậu theo kịp mình”…

Trong thời kỳ đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề dân tộc, Đảng đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc như: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 “Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi”, Nghị quyết đã nêu rõ những hạn chế, khuyết điểm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với miền núi và đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 24 NQ/TW ngày 12/3/2004 “Về công tác dân tộc”. Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 8/5/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam”. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 “Về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”…

Từ những Văn kiện, Nghị quyết của Đảng trích dẫn ở trên trong các thời kỳ của Đảng, của cách mạng Việt Nam đã minh chứng cho sự quan tâm của Đảng đối với chính sách dân tộc vì chỉ khi thực hiện tốt chính sách dân tộc mới đoàn kết các dân tộc để “kháng chiến kiến quốc”. Đồng thời, trong thời kỳ này Đảng đã đề ra phương châm vận động dân tộc thiểu số là: “kiên nhẫn, thận trọng và chắc chắn” để giáo dục cán bộ, bộ đội thực hiện chính sách dân tộc, đoàn kết dân tộc để kháng chiến thành công.

Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
Giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán của Đảng và Nhà nước, được triển khai xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.(Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những thành tựu đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc

Trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về công tác dân tộc và đã được hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến cơ sở và cán bộ, đảng viên tích cực tổ chức quán triệt, triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch, phân công cấp ủy viên phụ trách, tổ chức thực hiện.

Các phương tiện thông tin đại chúng đã tập trung tuyên truyền các nội dung Nghị quyết, Chỉ thị với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với thực tiễn của từng địa bàn, địa phương.

Những chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa bằng các văn bản qui phạm pháp luật triển khai thực hiện ở các địa phương.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, tính đến tháng 5/2019, sau 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc đã có sự thay đổi cụ thể đã có 1.052/5.266 xã chiếm 22,29% số xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 106/2.139 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới; có 27 đơn vị cấp huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.

Thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, trong tất cả các văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới đều xác định, vấn đề dân tộc “có vị trí chiến lược lớn’’, “luôn luôn có vị trí chiến lược’’, “có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta"...

Việc xác định vị trí chiến lược lâu dài của công tác dân tộc chính là xuất phát từ đặc điểm của cộng đồng dân tộc ở nước ta. Bởi vì, vấn đề dân tộc vừa là vấn đề giai cấp, vừa là vấn đề quốc phòng - an ninh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong điều kiện của một quốc gia đa tộc người, đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết...

Đó là một đặc điểm lớn, là đặc trưng, diện mạo lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Xuyên suốt qua các kỳ Đại hội, đến Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược của chính sách đoàn kết các dân tộc trên cơ sở nguyên tắc “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

Thực tế cho thấy, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc thể chế thành chính sách, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến cơ sở, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, sự đồng thuận, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, công tác dân tộc đã đạt được những dấu ấn quan trọng góp phần tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, tính đến tháng 9/2019, đã có 100% huyện có đường đến trung tâm huyện; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã được tiếp cận với điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương vùng dân tộc và miền núi đạt tỷ lệ khá cao, bình quân trên 7% cao hơn bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân khoảng 3% - 4%/năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp vùng dân tộc và miền núi có chuyển biến tích cực. Cuộc sống của đồng bào ở khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đang từng bước gắn với lợi ích từ việc khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

Công tác giáo dục có nhiều tiến bộ: 99,5% số xã có trường tiểu học; 93,2% số xã có trường trung học cơ sở; 12,9% số xã có trường trung học phổ thông và 96,6% số xã có trường mẫu giáo/mầm non; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tất cả các tỉnh vùng dân tộc và miền núi đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế...

Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
Trong suốt quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, nhất là vấn đề bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của mình. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Một số khó khăn và giải pháp tháo gỡ

Cùng với những thành tựu đạt được, công tác dân tộc vẫn còn những thách thức chủ yếu là: Chính sách dân tộc còn dàn trải, do không bố trí đủ nguồn lực nên việc triển khai thực hiện hiệu quả không cao (hiện có 118 chính sách dân tộc còn hiệu lực, quy định trong 178 văn bản, trong đó có 54 chính sách trực tiếp và 64 chính sách gián tiếp đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số).

Khoảng cách giàu - nghèo, chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân tộc ngày càng lớn; tỷ lệ nghèo ở các vùng dân tộc và miền núi cao hơn 2,5 lần so với bình quân chung của cả nước. Đến cuối năm 2018, cả nước còn hơn 720 nghìn hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 55,27% tổng số hộ nghèo của cả nước, thu nhập bình quân đầu người của người dân tộc thiểu số chỉ bằng 0,3 lần so với bình quân chung cả nước nên vùng dân tộc đã trở thành “vùng lõi” của nghèo trên nhiều phương diện.

Vấn đề ổn định chính trị và an ninh, quốc phòng vùng dân tộc còn tồn tại những nguy cơ bất ổn do âm mưu của các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động ly khai, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc còn xảy ra ở nhiều địa phương ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.

Để tiếp tục đổi mới chính sách và công tác dân tộc nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, trên cơ sở nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc với Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc trên các lĩnh vực sau:

Thứ nhất, hệ thống chính trị các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền, động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chăm lo xây dựng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc; thực hiện nghiêm chỉnh qui chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư trong các lĩnh vực đồng bào được hưởng thụ để đồng bào tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc.

Đây là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm ngăn chặn từ sớm, từ xa các âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vào những yếu kém, khuyết điểm ở một số địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc để lợi dụng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ hai, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc trong hệ thống chính trị các cấp. Chú trọng đổi mới công tác tổ chức cán bộ và chọn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là khâu đột phá, là “mắt xích” quan trọng, là đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới trên cơ sở tuyển chọn, tăng cường cán bộ giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt làm công tác dân tộc ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở.

Thứ ba, đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc và miền núi; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, chính sách cử tuyển cho con em các dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao đẳng, mở thêm trường dự bị đại học dân tộc.

Thực hiện tốt nhiệm vụ phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp tại trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề để tránh lãng phí trong đào tạo; có chính sách và chế tài trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ sau khi tốt nghiệp các trường.

Thứ tư, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88 của Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết 120 của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên cơ sở ưu tiên các dự án về đầu tư kết cấu hạ tầng, quy hoạch định canh, định cư nhằm sắp xếp, bố trí dân cư hợp lý gắn với đảm bảo sinh kế và nhiệm vụ bảo đảm an ninh - quốc phòng ở vùng biên giới, vùng trọng điểm về an ninh, quốc phòng.

Ưu tiên đủ nguồn lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

UNESCO kêu gọi cộng đồng thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

UNESCO kêu gọi cộng đồng thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Trong tháng 8 và tháng 9/2021, UNESCO kêu gọi những câu chuyện truyền cảm hứng từ cộng đồng nhằm khuyến khích học sinh dân tộc ...

Một giai đoạn hợp thành lịch sử dân tộc Việt Nam *

Một giai đoạn hợp thành lịch sử dân tộc Việt Nam *

LTS: Việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã giúp Việt Nam xây dựng được mặt trận dân tộc đoàn kết ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu - Đức có thật đang trên đường phục hồi như kỳ vọng?
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 27/4/2024

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 27/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/4/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ 6. SXMN 26/4. xổ số ...
Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Everton vs Brentford tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 27/4.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2023. kết quả xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số hôm nay 26/4. SXMN 26/4. XSMN ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động