Một giai đoạn hợp thành lịch sử dân tộc Việt Nam *

Nguyễn Thị Bình
LTS: Việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã giúp Việt Nam xây dựng được mặt trận dân tộc đoàn kết thống nhất trong nước, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của Việt Nam ngày 30/4/1975.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo TG&VN xin lược trích giới thiệu bài viết của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đăng trong cuốn sách “Tấm lòng với Đất nước” của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 20/10/1962.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 20/10/1962.

Năm 2003, trong cuốn sách “Chung một bóng cờ”, luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đánh giá: “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là một giai đoạn hợp thành lịch sử dân tộc Việt Nam”.

Với những ai đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hay sống trong những năm tháng ấy, không ai không biết đến vai trò to lớn, nổi bật của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đấu tranh vừa hết sức quyết liệt, vừa đặc biệt oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Bắc - Nam. Từ năm 1955-1958, trong lúc hàng vạn chiến sĩ và cán bộ kháng chiến tập kết ra miền Bắc, thì tại miền Nam, nhân dân phải sống dưới sự kìm kẹp, khủng bố dã man của Mỹ, Diệm. Cuối năm 1959, đầu năm 1960, ở Nam Bộ và rừng núi miền Trung nổ ra những cuộc “đồng khởi”, điển hình là ở Bến Tre.

Đã đến lúc cách mạng miền Nam, từ các vùng mới giải phóng đến vùng còn tạm chiếm, đòi hỏi có một tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp các lực lượng yêu nước, giương cao ngọn cờ lãnh đạo, có cương lĩnh, chương trình hành động, đồng thời đảm nhận vai trò của một chính quyền thực sự.

Ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đáp ứng yêu cầu cấp bách của cách mạng miền Nam. Mặt trận đưa ra bản Cương lĩnh 10 điều đề cập đến chính sách đối nội, đối ngoại, nhấn mạnh mục tiêu độc lập, thống nhất, hòa hợp hòa giải dân tộc.

Sau một thời gian ngắn, ở khắp miền Nam, Mặt trận các cấp từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã và cả trong vùng địch tạm chiếm đã được thành lập. Mặt trận đã hoạt động thực sự như một chính quyền, không những lãnh đạo Nhân dân đấu tranh về chính trị, quân sự và cả lãnh đạo nhân dân sản xuất, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội...

Về đối ngoại, nhờ chính sách ngoại giao “hòa bình và trung lập”, Mặt trận thu hút được sự ủng hộ quốc tế hết sức rộng rãi, không chỉ các lực lượng hòa bình, công lý tiến bộ, mà cả những người còn sợ cộng sản, không tán thành chủ nghĩa xã hội. Cùng với hoạt động đối ngoại của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhận được sự ủng hộ của một phong trào đoàn kết quốc tế rộng lớn...

Nhưng sức mạnh của cuộc chiến đấu trước hết phải từ nội lực. Để mở mặt trận nhân dân rộng rãi hơn nữa, cô lập đối phương hơn nữa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra sức vận động, hình thành những tổ chức yêu nước khác để cùng phối hợp hành động. Sau Tết Mậu Thân năm 1968, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam ra đời, do luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch.

Trên cơ sở chính trị vững mạnh của Mặt trận và Liên minh, tháng 6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập. Đây là một sự kiện quan trọng nói lên bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Vị trí của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được nâng cao tại cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trở thành đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam cả trong đối nội cũng như đối ngoại.

Từ năm 1962, đặc biệt từ khi có Hội nghị bốn bên về Việt Nam ở Paris, bên cạnh lực lượng ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, có một đội ngũ cán bộ đối ngoại “Việt cộng” của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời hoạt động năng nổ và hoạt bát ở nhiều nước và trên nhiều diễn đàn quốc tế.

Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam ngày càng đi vào chiều sâu. Về các lực lượng chính trị ở miền Nam, không thể không nói đến “lực lượng thứ ba”, hình thành trong quá trình vận động của Mặt trận và phân hóa hàng ngũ của đối phương.

Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.

Năm 1972, khi cuộc chiến tranh đã đến giai đoạn cuối, tại bàn đàm phán chúng ta đưa ra giải pháp để chấm dứt chiến tranh. Đó là Mỹ phải rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Nam, vấn đề chính trị miền Nam sẽ do các bên miền Nam tự giải quyết; một hội đồng hòa hợp hòa giải dân tộc ba thành phần sẽ chủ trì, tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam...

Có một số người trong chính quyền Sài Gòn mong muốn chấm dứt chiến tranh đã đứng ra chống lại Thiệu... Những người trong lực lượng thứ ba rất đa dạng, nhưng đều mong muốn hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước... Họ đã có sự đóng góp vào thắng lợi cuối cùng của Nhân dân ta.

Ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh do sự cố vấn tham mưu của một số người trong nội các, trong đó ta và một số người của lực lượng thứ ba, đã chấp nhận những điều kiện của Mặt trận để chấm dứt chiến tranh, làm giảm bớt đổ máu và giữ được thành phố Sài Gòn nguyên vẹn. Đó cũng là một sự đóng góp đáng kể của tướng Dương Văn Minh và bộ phận tham mưu của ông.

Như vậy có thể nói, thắng lợi vĩ đại ngày 30/4/1975 là thắng lợi của cả dân tộc, của toàn thể nhân dân miền Nam, của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, của Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình ở Việt Nam, có sự góp sức của các lực lượng thứ ba kể trên.

Nhưng tất cả chúng ta cũng hiểu rõ: Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước hết là do cuộc chiến đấu của toàn dân ta ở miền Nam, miền Bắc, của các lực lượng vũ trang, đội quân chính trị và các phong trào đấu tranh ngay trong vùng địch, giữa Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

Đã có biết bao nhiêu người đã ngã xuống dưới lá cờ của Mặt trận, bao nhiêu người đã đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận, không hề sợ gian nguy, gác bỏ tất cả, dấn thân vào cuộc kháng chiến. Nhân dân ta mãi mãi tri ân những anh hùng, liệt sĩ, những tấm gương về lòng yêu nước, thương dân cao cả đó.

Trước mắt chúng ta là cuộc đấu tranh mới để xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta đứng trước nhiều thuận lợi nhưng khó khăn và thử thách không ít.

Chúng ta, người Việt Nam, bất cứ ở trong nước hay ở nước ngoài, trước đây ở trận tuyến nào, nhưng nay trước các anh hùng liệt sĩ, những đồng chí, đồng bào đã hy sinh vì đất nước, nguyện sẽ trung thành với lý tưởng độc lập, tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh; coi trọng việc tăng cường đoàn kết và hòa hợp dân tộc, tranh thủ quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, phấn đấu không mệt mỏi cho một đất nước Việt Nam độc lập và phát triển vững mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, nhất định chúng ta sẽ thắng lợi.


(*) Tít bài do TG&VN đặt.

TIN LIÊN QUAN
Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4: Người đi tìm kỷ vật chiến tranh của đồng đội
Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Ký ức của một thời “vừa đánh, vừa đàm”
Gặp mặt thân mật kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris
Những người bạn Pháp với đàm phán Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động