Ký ức của một thời “vừa đánh, vừa đàm”

45 năm đã qua, những chứng nhân Việt Nam của Hội nghị Paris giờ đều ở độ tuổi trên dưới 90 nhưng những chi tiết đáng nhớ, những giờ phút đàm phán căng thẳng của Hội nghị Paris vẫn trở về sống động khi các cán bộ lão thành có dịp ngồi lại cùng nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Gặp mặt thân mật kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris
ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Hội nghị Paris về Việt Nam – Hội nghị ngoại giao dài nhất trong lịch sử thế giới

Kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2018), Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật và ý nghĩa giữa các thế hệ cán bộ ngoại giao. Đặc biệt, những chia sẻ của các nguyên lãnh đạo cấp cao, cán bộ từng trực tiếp tham gia đàm phán và phục vụ quá trình đàm phán và ký Hiệp định ngày ấy như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm; các nguyên Đại sứ, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh; Phạm Ngạc... đã để lại nhiều bài học vẫn còn nguyên giá trị với ngoại giao nước nhà hôm nay.

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau buổi gặp mặt kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris do Bộ Ngoại giao tổ chức (Ảnh: Nguyên Hồng)

Những trải nghiệm “thấm thía”

Bà Nguyễn Thị Bình - Trưởng phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã rất xúc động nhắc lại thời kỳ chiến đấu anh hùng trên mặt trận ngoại giao. Người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định nhấn mạnh, từ Hội nghị Paris có thể mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho ngành Ngoại giao. Đặc biệt, những trải nghiệm mà bà thấy thấm thía nhất và đúc rút lại chỉ trong những cụm từ ngắn gọn: biết đánh giá tình hình (ta và địch, tình hình quốc tế và khu vực), phải biết chớp thời cơ và có sách lược khôn ngoan.

Bà Bình nhớ lại ba năm trước khi Hiệp định được ký kết, Việt Nam đã nêu ra hai yêu sách: đòi Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Nam và xóa bỏ chính quyền Sài Gòn do Mỹ dựng lên. Đến năm 1972, tình hình thế giới và chiến sự thay đổi, ta chỉ tập trung yêu cầu Mỹ rút quân, vấn đề chính trị miền Nam giải quyết sau. Bà cho đây là một quyết định vô cùng khôn ngoan. Bởi trong suốt ba tháng tranh luận, đấu tranh với nhau, cuối cùng phía Mỹ căn bản chấp nhận văn bản của ta dù còn một số điều khoản chưa thực sự đồng ý và dự định ký hiệp định này vào tháng 10/1972. Nhưng sau đó phía Mỹ trì hoãn, lấy lý do chính quyền Thiệu chưa tán thành hoàn toàn. Chỉ đến khi, Việt Nam giành thắng lợi cả trên mặt trận quân sự và ngoại giao, Mỹ mới đồng ý ký Hiệp định Paris.

Tuy nhiên, theo bà Bình, ngoại giao nhân dân đã đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của Hiệp định Paris. Trong điều kiện chiến trường gặp nhiều khó khăn, mặt trận ngoại giao nhân dân phát triển hết sức mạnh mẽ đã động viên cho mặt trận quân sự. “Ngành Ngoại giao của chúng ta có ba mảng: Ngoại giao Nhà nước, Ngoại giao Đảng và Ngoại giao Nhân dân. Nhưng tôi đánh giá, Ngoại giao Nhân dân rất linh hoạt và rộng lớn. Trong tình hình mới hết sức phức tạp, phong trào hòa bình thế giới vẫn còn non yếu, thậm chí mâu thuẫn nhau, Ngoại giao nhân dân càng cần được quan tâm, nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kết hợp chặt chẽ, giúp đỡ các mặt trận ngoại giao khác”, bà nói.

Chiến thắng của tinh thần độc lập, tự chủ

May mắn là thành viên đàm phán Hiệp định Paris của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh đã kể lại những ngày tháng chuẩn bị dự thảo văn bản Hiệp định Paris – một trong những công việc tối mật và quan trọng.

Điều ông Huỳnh thấy tâm đắc là dự thảo văn bản Hiệp định đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của Việt Nam từ nội dung, biện pháp đến ý tứ, câu chữ. “Chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với dự thảo Hiệp định Paris cũng cực kỳ chặt chẽ, có những câu chữ phải xin ý kiến từ Hà Nội, từng điều khoản, từng câu từng chữ đều rất chặt chẽ. Đến nay sau 45 năm, nếu có đọc lại cũng khó có thể thay thế được một câu chữ nào tốt hơn hay đắt hơn”, ông Huỳnh nói.

Từng là cán bộ ngoại giao phụ trách ghi chép biên bản tại Hội nghị Paris, Đại sứ Phạm Ngạc cũng cho rằng, thời gian đàm phán là khoảng thời gian đấu trí vô cùng căng thẳng. Trong khi Mỹ có những nhà ngoại giao rất giỏi như ông Henry Kissinger, Việt Nam cũng có ông Nguyễn Cơ Thạch - người nhớ từng câu trong Hiệp định, ông Trần Quang Cơ - người tham gia rất nhiều cuộc đàm phán và nhớ toàn bộ các điều khoản.

Để đạt được bản Hiệp định Paris cuối cùng, hai bên có lúc phải thương lượng về các câu từ. “Ví dụ, trong văn bản tiếng Việt ghi là “Bộ trưởng Ngoại giao” nhưng sau được sửa là “Tổng trưởng Ngoại giao”. Hay một câu khác như: “Các cơ quan đại diện ở Sài Gòn được quyền sử dụng dịch vụ…”. Lúc đó, ở Việt Nam chưa có khái niệm “dịch vụ” nên khi các cơ quan trong nước chuyển sang tiếng Việt là “người giúp việc” thì rất khó. Do vậy, ông Nguyễn Cơ Thạch nói với tôi: “Cậu sang móc túi họ đi”. Lúc đó tôi đến gặp đại diện phía Mỹ và nói: “Chúng tôi dịch nhầm chỗ này “Services” là “dịch vụ””. Bên Mỹ đồng ý luôn”, ông Ngạc kể lại.

Cũng theo ông Huỳnh, sau những lần đàm phán cam go ấy, cuối cùng văn bản Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tập trung vào ba nội dung chính là Mỹ rút quân, không can thiệp vào miền Nam Việt Nam, thả tù binh và đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh. Phía Mỹ ban đầu có chút e ngại nhưng sau đó đã cơ bản chấp nhận đề nghị của Việt Nam. Sau này, khi có nhiều dịp gặp người Mỹ, ông cũng nhận thấy người Mỹ rất tôn trọng tinh thần độc lập, tự chủ của Việt Nam.

Nền tảng bồi dưỡng cán bộ ngoại giao

Không trực tiếp tham gia cuộc đàm phán Hiệp định Paris, nhưng thời điểm đó, ông Nguyễn Mạnh Cầm giữ chức Phó Chánh Văn phòng và Thư ký của Đảng Đoàn. Vì vậy, cuộc họp nào ông cũng nhận được những văn bản thông báo tình hình diễn biến ở Paris và theo dõi sát sao cuộc đám phán này.

Ông Nguyễn Mạnh Cầm đánh giá, Hiệp định Paris được ký kết thành công là thành quả về nhiều mặt không chỉ của riêng Việt Nam và cả thế giới. Đặc biệt, từ cuộc đàm phán Paris đã góp phần đào tạo thế hệ cán bộ ngoại giao tốt hơn, kể cả các cán bộ không trực tiếp tham gia. Chúng ta có sự thay đổi và biến chuyển rất nhanh về tổ chức cán bộ sau Hiệp định Paris. Các cán bộ ngoại giao Việt Nam tham gia đàm phán Paris thời kỳ đó không có nhiều kinh nghiệm ngoại giao đa phương nhưng cuối cùng đã tạo ra được kỳ tích. Ông Cầm nhận xét: “Thời điểm đó, cũng giống như thời điểm hiện nay, cũng có những mặt thuận và những mặt khó khăn thách thức. Thế nhưng, từ cuộc đàm phán Paris tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ, giúp công việc nghiên cứu chiến lược phát triển tốt hơn, nhận thức ngoại giao tốt hơn”.

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Tổng kết các hoạt động Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam

Ngày 14/5/2013, tại Nhà khách Chính phủ, Ban Tổ chức cấp Nhà nước các hoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris ...

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Bàn đàm phán Paris và chuyện thắng - thua

Hiệp định Paris ký kết đã 40 năm nhưng đối với nhiều người, ký ức về cuộc đàm phán như vẫn còn mới nguyên. Tôi ...

ky uc cua mot thoi vua danh vua dam Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 là kết quả một quá trình vận động lâu dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ ...

Đỗ Phạm

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động