TIN LIÊN QUAN | |
Hiệp định Paris 1973 - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam | |
Câu chuyện ngoại giao 40 năm trước (Kỳ 1) |
Cuộc gặp mặt là cơ hội để ôn lại sự kiện lịch sử trọng đại này cũng như tôn vinh và tri ân sự đóng góp của các thế hệ cán bộ ngoại giao lão thành. Đồng thời, qua đây có thể giáo dục truyền thống vẻ vang của ngành, tiếp lửa cho các thế hệ ngoại giao hôm nay và mai sau.
Toàn cảnh buổi gặp mặt thân mật kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Tham dự cuộc gặp mặt có Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý và nguyên lãnh đạo cấp cao, cán bộ từng trực tiếp tham gia đàm phán và phục vụ quá trình đàm phán và ký Hiệp định Paris gồm Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm; Nguyên Đại sứ, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh; Nguyên Đại sứ, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Ngạc; cùng gần 60 đại diện lãnh đạo các đơn vị, cán bộ trẻ trong Bộ Ngoại giao.
Cách đây 45 năm, vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, kết thúc thắng lợi Hội nghị Paris - cuộc đấu tranh ngoại giao lâu dài nhất, cam go nhất trong lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây là một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng, là đỉnh cao chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của dân tộc ta, trong đó có những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao và nhiều thế hệ cán bộ làm công tác đối ngoại.
Trong không khí ấm cúng của buổi gặp mặt, các đồng chí cán bộ lão thành đã chia sẻ những kinh nghiệm, bài học, từ quá trình tham gia đoàn đàm phán để đi tới việc ký kết Hiệp định Paris, cũng như những cảm nghĩ về Hiệp định Paris sau 45 năm nhìn lại.
Các cán bộ lão thành nhấn mạnh 4 bài học lớn trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. Trước hết, chúng ta phải đánh giá được sức mạnh và tương quan lực lượng trên chiến trường và tình hình quốc tế. Sau đó, tận dụng thời cơ và có sách lược khôn ngoan để tối đa hóa lợi ích quốc gia – dân tộc. Thứ ba, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong ngoại giao. Cuối cùng, cán bộ các ngành, đặc biệt là ngành ngoại giao, cần giữ vững truyền thống đoàn kết, phẩm chất tốt đẹp của ngành và học tập không ngừng.
Các cán bộ lão thành chụp ảnh chung cùng các cán bộ trẻ sau buổi nói chuyện. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Đồng thời, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: “Đặc điểm ngành ngoại giao của chúng ta có 3 mảng: Ngoại giao nhà nước, Ngoại giao Đảng và Ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhân dân rất linh hoạt và rộng lớn. Trong tình hình mới hết sức phức tạp, phong trào hòa bình thế giới hiện nay non yếu đi, thậm chí mâu thuẫn nhau, do đó, ngoại giao nhân dân càng cần được quan tâm, nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kết hợp chặt chẽ, giúp đỡ các mặt trận ngoại giao khác.”
Nhân dịp này, đồng chí Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, đã đại diện cho thế hệ các cán bộ ngoại giao trẻ có bài phát biểu cảm tưởng, tri ân công lao, đóng góp của các thế hệ ngoại giao lão thành đã góp phần mang lại hòa bình cho đất nước và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Hội nghị Paris về Việt Nam – Hội nghị ngoại giao dài nhất trong lịch sử thế giới Hội nghị Paris là Hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới với đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định Paris ... |
Mỹ không loại trừ khả năng tham gia lại Hiệp định Paris Ngày 10/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington có thể tham gia lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, mặc dù ... |
Hiệp định Paris: “Cái khó… bó cái khôn” Đại diện 175 quốc gia đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhưng việc thực thi mới là vấn đề nan giải. |