Hiệp định Paris 1973 - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Paris được coi là một trong những thắng lợi lớn của Ngoại giao Việt Nam. 40 năm đã trôi qua, việc đàm phán và ký kết Hiệp định Paris vẫn là một bài học tiêu biểu trong nghệ thuật Ngoại giao Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn VNDCCH và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt.

Từ sau Hiệp định Geneva 1954, Mỹ nhanh chóng nhảy vào miền Nam, thế chân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Nhân dân Việt Nam một lần nữa lại phải đứng lên bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của mình.

Sau hàng loạt những thất bại nặng nề của chiến lược "chiến tranh cục bộ" và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, ngày 13/5/1968, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Paris. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thủy đứng đầu, đã khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau đó mới bàn các vấn đề có liên quan của hai bên. Phái đoàn Mỹ do nhà ngoại giao kỳ cựu, ông Averell Hariman đứng đầu.

Sau nhiều phiên họp, năm 1968, hai bên không giải quyết được vấn đề cơ bản, song đã mở đầu cho một thời kỳ Việt Nam tiến công trực diện Mỹ về ngoại giao trên bàn hội nghị. Trong quá trình đấu tranh đó, phái đoàn Việt Nam luôn khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; lên án tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam, hành động phá hoại Hiệp định Geneva của Mỹ; đòi Mỹ và chư hầu rút quân ra khỏi Việt Nam; chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam...

Trước quan điểm đúng đắn và thái độ kiên quyết của phái đoàn Việt Nam, cùng với những thất bại nặng nề trên chiến trường và tình hình nước Mỹ trước ngày bầu cử Tổng thống, ngày 1/11/1968, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tuyên bố ngừng ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau sự kiện này, cuộc đấu tranh giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu xoay quanh vấn đề hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến thống nhất tổ chức Hội nghị 4 bên bao gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn).

Ngày 25/1/1969, Hội nghị 4 bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên tại Paris. Lập trường 4 bên, mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ, giai đoạn đầu rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn hội nghị, đến mức nhiều lúc phải gián đoạn thương lượng. Trong thời gian này, trên chiến trường cả hai bên Việt Nam và Mỹ đều tìm mọi cách giành thắng lợi quyết định về quân sự để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đó làm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành giật trên bàn đàm phán, nhưng chưa đạt kết quả. Những thắng lợi quân sự của Việt Nam trong các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào trong năm 1971; các chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… trong năm 1972 đã từng bước làm phá sản chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và tạo thế thuận lợi cho Việt Nam trên bàn đàm phán.

Ngày 8/10/1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho phía Mỹ bản dự thảo "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam" và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Lúc đầu, bản dự thảo được các bên nhất trí, nhưng đến ngày 22/10/1972 phía Mỹ lật lọng, viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo. Đêm 18/12/1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh ném bom hủy diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là "Trận Điện Biên Phủ trên không" kết thúc bằng việc 34 pháo đài bay B52 và 43 máy bay chiến đấu khác của Mỹ bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Thất bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội, đã đẩy Mỹ vào thế thua, phải chấp nhận nối lại đàm phán tại Paris. Trên tư thế bên chiến thắng, phái đoàn Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh giữ vững nội dung của dự thảo Hiệp định đã thoả thuận.

Cuối cùng, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Paris) ngày 22/1/1973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt Henry Kissinger ký tắt. Ngày 27/1/1973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký chính thức giữa Bộ trưởng Ngoại giao 4 bên. Hiệp định nêu rõ: Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam; Hoa Kỳ phải hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; Rút hết quân đội của Mỹ và của các nước khác, cố vấn và nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh, hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự; Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ.

Ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Đơn vị cuối cùng của quân đội viễn chinh Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của sĩ quan Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Ủy ban Liên hợp quân sự bốn bên.

Trong thời gian khoảng 5 năm, Hiệp định Paris đã trải qua 247 phiên họp (trong đó có 45 cuộc họp riêng), 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn và đã có hàng nghìn cuộc mít tinh chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi rút hết quân Mỹ và quân 5 nước thân Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mỹ, trước sau vẫn nêu quan điểm "có đi có lại", đòi hai bên (cả quân đội miền Bắc có tại miền Nam) "cùng rút quân".

Tóm lại, Hội nghị Paris về Việt Nam sẽ mãi mãi đi vào trong lịch sử Cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh nói riêng như một dấu son không bao giờ phai. Hiệp định này là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường của toàn dân ta, tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Cội nguồn của thắng lợi Hội nghị Paris là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, là ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ cho chân lý, giành độc lập tự do của cả dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này cũng phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hoàng Minh (tổng hợp)

- Hiệp định Paris 1973 tên đầy đủ là Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình tại Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Viet Nam).

- Hiệp định Paris do 4 bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, chính thức ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.

- Trong 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, Hiệp định Paris đã trải qua 247 phiên họp (trong đó có 45 cuộc họp riêng), 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn. Đây là cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, trong đàm phán Paris, các cuộc đàm phán bí mật luôn đóng vai trò quan trọng, có 24 cuộc đàm phán có tính chất quyết định đã diễn ra như vậy.

- Người ta thường nhắc đến Pháp như "bên thứ năm" của Hiệp định Paris, nhưng Chính phủ Pháp không phải là một bên ký kết Hiệp định Paris.

- Trong suốt thời gian đàm phán Hiệp định Paris, về phía Việt Nam Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy làm Trưởng đoàn từ đầu đến cuối, còn phía Mỹ phải thay đổi Trưởng đoàn 4 lần.

- Ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là người đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký chính thức Hiệp định Paris.

- Những người đã ký Hiệp định Paris vào ngày 27/1/1973 gồm: Ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Ông William P. Roger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ; Ông Trần Văn Lắm, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

- Sau khi ký Hiệp định Paris, Ủy ban Nobel Na Uy đã trao giải thưởng Nobel Hòa bình trong năm cho cả ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger, song ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải.

- Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 và Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 1972 là hai sự kiện xảy ra trong chiến tranh ở Việt Nam liên quan đến việc khởi động và kết thúc đàm phán Hiệp định Paris.

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

Bộ trưởng Kinh tế Bolivia khẳng định, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng cao hơn ước tính của IMF và WB.
Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Phó Thủ tướng hứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba đặc biệt đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của ...
Người một nhà tập 7: Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu

Người một nhà tập 7: Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu

Người một nhà tập 7, Khải phát hiện Trí ngủ ở gầm cầu, Tuệ cố thuyết phục anh trai về nhà nhưng bất thành...
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine ...
Hoa hậu đền Hùng Giáng My dâng hương giỗ Tổ

Hoa hậu đền Hùng Giáng My dâng hương giỗ Tổ

Hoa hậu đền Hùng đầu tiên và duy nhất Giáng My về Phú Thọ dâng hương, tưởng nhớ các vua Hùng nhân dịp giỗ Tổ.
Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 19/4/2024

Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 19/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Trà Vinh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 19/4/2024.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động