Covid-19 'dìm hàng' thành quả về xóa bỏ lao động trẻ em - hành động trước khi quá muộn!

Mai Khanh
TGVN. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có nguy cơ làm gia tăng số trẻ em phải lao động kiếm sống, đảo ngược những thành quả đạt được trong nỗ lực chấm dứt tình trạng lao động trẻ em, khi cộng đồng quốc tế chỉ còn 5 năm để hoàn thành Mục tiêu Phát triển bền vững về xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Họp trực tuyến Hội đồng Bảo an: Việt Nam kêu gọi bảo vệ người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở Mali
Người phụ nữ đi bộ để gây quỹ từ thiện giúp trẻ em nghèo Việt Nam
1206 tre
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19, đặc biệt là trẻ em trong các gia đình nghèo đói. (Nguồn: DNA)

Trong báo cáo công bố nhân Ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em 12/6 năm nay, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo rằng trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19, đặc biệt là trẻ em trong các gia đình nghèo đói, bởi vòng luẩn quẩn của nghèo đói cùng cực, xung đột bạo lực và lao động trẻ em luôn là thách thức nan giải.

Tại các quốc gia kém phát triển, cứ 4 trẻ em trong độ tuổi từ 5-17, có 1 trẻ em phải lao động từ sớm. Nay, khi gia đình mất sinh kế do Covid-19, nhiều trẻ em có thể phải đi làm kiếm thu nhập giúp cha mẹ. Khi dịch Covid-19 đẩy nhiều gia đình hơn vào cảnh đói nghèo, đồng nghĩa sẽ có thêm nhiều trẻ em gia nhập đội quân lao động.

Nghiên cứu ở một số quốc gia cho thấy tỷ lệ nghèo đói cứ tăng 1% sẽ dẫn đến gia tăng ít nhất 0,7% số lao động trẻ em. Thị trường lao động suy giảm do Covid-19, cha mẹ mất cơ hội việc làm dẫn đến khả năng nhiều hộ gia đình buộc phải sử dụng lao động trẻ em như một phương pháp để đối phó với việc bị mất nguồn thu nhập.

Khi bị đẩy đi lao động để kiếm tiền cho gia đình, trẻ em có thể bị buộc làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện và hình thức làm việc tồi tệ hơn, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe và an toàn của các em. Bởi vậy, lao động trẻ em không chỉ là thách thức nan giải mà đang trở nên cấp bách do Covid-19.

Theo số liệu của ILO, mặc dù số lao động trẻ em trên thế giới đã giảm 94 triệu kể từ năm 2000, song hiện vẫn có hơn 152 triệu trẻ em phải lao động để kiếm sống, trong đó 72 triệu trẻ em phải việc trong những môi trường nguy hiểm "đổi mạng kiếm tiền". Có tới 48% số lao động trẻ em nằm trong độ tuổi từ 5-11; 28% từ 12-14 tuổi và 24% từ 15-17 tuổi.

Những số liệu của ILO được công bố khi cả thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng sau cái chết của bé gái Zohra Shah, 8 tuổi người Pakistan, nơi ước tính có khoảng 12 triệu lao động trẻ em. Làm giúp việc cho một gia đình tại Rawalpindi, tỉnh Punjab, miền Bắc Pakistan, cô bé đã tử vong tại bệnh viện đúng Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6/2020 do bị ông bà chủ tra tấn, đánh đập dã man chỉ vì khi cho mấy chú vẹt đắt tiền của nhà chủ ăn lỡ tay để một con bay khỏi lồng.

Cái chết thương tâm của Zohra Shah gợi lại vụ việc đúng 2 năm trước, vợ chồng một thẩm phán ở thủ đô Islamabad đã giam cầm, đốt tay đánh đập cô bé giúp việc mới 10 tuổi chỉ vì nạn nhân làm mất một cái chổi, làm nhức nhối thêm vấn đề bóc lột lao động trẻ em.

Mặc dù cộng đồng quốc tế đã đưa ra nhiều giải pháp để kiểm soát, các đạo luật chống lao động trẻ em đã được ban hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng tình trạng lao động trẻ em vẫn chưa thể xóa sổ hoặc giảm tối đa như mong đợi, nhất là ở các nước nghèo, kém phát triển ở châu Phi và châu Á.

Cụ thể, 72,1 triệu lao động trẻ em tập trung ở châu Phi; 62,1 triệu trẻ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; 10,7 triệu trẻ em ở châu Mỹ, còn lại tập trung ở Arab, châu Âu và Trung Á - những "con số biết nói" này cho thấy "cột mốc" năm 2025 xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em là một mục tiêu không dễ thực hiện.

Giới chuyên gia phân tích rằng lao động trẻ em là hậu quả của khủng hoảng kinh tế - xã hội. Do gia đình nghèo đói, cha mẹ buộc con phải làm việc thay vì cho các em tới trường. Để tăng thu nhập cho gia đình, cha mẹ khuyến khích lao động trẻ em.

Tại các nước châu Phi, bên cạnh đói nghèo lạc hậu, sự gia tăng lao động trẻ em tại đây còn là hệ quả của những cuộc xung đột kéo dài, thảm họa thiên tai hay tình trạng di cư. Trẻ em là đối tượng bị lôi kéo nhiều nhất do chi phí nhân công rẻ và ít yêu cầu về điều kiện lao động.

Đơn cử tại các mỏ khai thác vàng, kim cương, cobalt … đòi hỏi một số lượng nhân công khổng lồ ở châu Phi, hơn 1 triệu trẻ em đang bán sức lao động, đào, đãi kim loại liên tục suốt 12 giờ/ngày, 6 ngày/tuần với mức tiền công chỉ 1,5 USD/ngày.

0954 trece
Lao động trẻ em được các chuyên gia nhìn nhận là hậu quả của khủng hoảng kinh tế - xã hội. (Nguồn: AFP)

Buôn bán trẻ em cũng là một vấn nạn làm phức tạp thêm thực trạng lao động trẻ em. Theo ước tính của ILO, mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu em nhỏ trở thành nạn nhân buôn người để khai thác tình dục và lao động.

Ấn Độ là quốc gia có số trẻ em bị buôn bán cao nhất thế giới. Báo cáo của Cơ quan Giám sát hình sự quốc gia Ấn Độ cho thấy cứ sau 8 phút nước này lại có một em nhỏ “biến mất”. Những em nhỏ này chủ yếu bị buôn bán nhằm mục đích ép buộc đi ăn xin, bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động.

Theo các chuyên gia, để triệt tiêu vấn đề này, cần phải có một phương pháp tiếp cận đa chiều, bao gồm cả cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo lẫn nâng cao nhận thức. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến kinh tế suy thoái và nhiều gia đình mất kế sinh nhai, đầu tư vào an sinh xã hội và giảm nghèo là giải pháp chủ chốt để giảm thiểu lao động trẻ em.

Tuy nhiên, đây sẽ là bài toán cần sự vào cuộc của cả cộng đồng quốc tế chứ không chỉ riêng một quốc gia đơn lẻ nào bởi hiện nay "Mạng lưới an sinh xã hội" đã đến được với khoảng 35% số trẻ em trên thế giới, song tỷ lệ này chỉ là 28% ở châu Á và 16% ở châu Phi.

Cũng tại "lục địa đen", nơi trẻ em chiếm khoảng 40% dân số, chỉ có 0,6% nguồn lực thật sự được phân bổ cho các chương trình bảo trợ xã hội cho trẻ em.

Trong thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em (12/6), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động mạnh mẽ xóa bỏ lao động trẻ em cũng như giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em.

Liên hợp quốc cũng tuyên bố năm 2021 là năm quốc tế về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, nhằm thúc đẩy biến cam kết thành hành động khẩn cấp toàn cầu để có thể đạt được Mục tiêu phát triển bền vững về chấm dứt lao động trẻ em.

Dịch Covid-19: Bảo vệ trẻ khỏi lao động trẻ em, khẩn cấp hơn bao giờ hết!

Dịch Covid-19: Bảo vệ trẻ khỏi lao động trẻ em, khẩn cấp hơn bao giờ hết!

TGVN. Sáng 12/6, nhân kỷ niệm ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối ...

Phòng chống lao động trẻ em ở Việt Nam: Cam kết đi cùng hành động, vững tin vượt chướng ngại Covid-19

Phòng chống lao động trẻ em ở Việt Nam: Cam kết đi cùng hành động, vững tin vượt chướng ngại Covid-19

TGVN. Với nỗ lực của đất nước, Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia ít bị Covid-19 tác động nhất đến những nỗ ...

Khẩn thiết bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khẩn thiết bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

TGVN. Internet mang đến cho trẻ em nhiều lợi ích về học tập, giải trí nhưng có nhiều nguy cơ bị xâm hại tình dục, bắt ...

(theo ILO, TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính ...
Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35, Diễm thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm ép Hồng chuyển hàng lần cuối để cứu em trai...
Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 đã tái khẳng định cam kết xây dựng một thế giới công bằng, bền vững.
Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng, trưng bày sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự ...
Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Blogger người Trung Quốc Hal Mire có 341.000 người theo dõi, gây chú ý khi kể câu chuyện của mình và chú mèo cùng có vết bớt trên mặt.
Top 10 nhà sản xuất ô tô có doanh số cao nhất trên thế giới

Top 10 nhà sản xuất ô tô có doanh số cao nhất trên thế giới

Trong quý III, doanh số ô tô toàn cầu đạt khoảng 22 triệu chiếc, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng thị ...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động