Covid-19 hay 'Tái Ông thất mã' đối với ngành giáo dục

Trần Giang Nam
TGVN. Đại dịch Covid-19 đã gây ra không ít khó khăn cho ngành giáo dục khi hàng triệu học sinh phải nghỉ học kéo dài. Song, nếu xét về khía cạnh tích cực thì cũng có những thử thách mang tính cơ hội trước thềm đổi mới.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 hay tai ong that ma doi voi nganh giao duc Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 không có nhiều thay đổi
covid 19 hay tai ong that ma doi voi nganh giao duc Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý lưu học sinh thận trọng với đơn vị mạo danh tổ chức các chuyến bay về nước
covid 19 hay tai ong that ma doi voi nganh giao duc
Dạy học trực tuyến là lựa chọn hàng đầu trong đại dịch Covid-19 kéo dài.

Trong 3 tháng qua, gần 22 triệu học sinh phổ thông khắp đất nước ta đã phải nghỉ học ở nhà để thực hiện giãn cách xã hội phòng tránh đại dịch Covid-19.

Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành giáo dục vẫn luôn tìm mọi cách để mang bài giảng đến với học sinh, tuyệt đối không để học sinh mất bài hay rỗi rãi để rồi "nhàn cư vi bất thiện".

Dạy học trực tuyến đang là lựa chọn hàng đầu trong đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp. Hầu hết giáo viên các trường phổ thông đều tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh qua các ứng dụng video conferencing như Microsoft Teams, Zoom, Webinar, Google Meet, Zalo, Viber...

Như vậy, dạy học trực tuyến đã tạo ra những thử thách mang tính cơ hội cho nhà trường, giáo viên trước thềm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (gọi tắt là Nghị quyết 29).

Nhà trường: tự chủ về kế hoạch, chương trình giáo dục

Việc thực hiện tự chủ ở giáo dục phổ thông được bắt đầu từ năm 2006 theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP về Quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, để thực hiện tự chủ, nhà trường cần triển khai đồng bộ ở ba khâu: tự chủ về chuyên môn, tự chủ về nhân sự và tự chủ về tài chính, trong đó tự chủ về chuyên môn mang tính then chốt.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn nhà trường tự chủ trong xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với văn hóa vùng, miền.

Tuy nhiên đến nay, việc tự chủ kế hoạch, chương trình dạy học ở các trường công lập chưa được thực hiện hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân chính, theo nhiều người, là hệ thống giáo dục phổ thông đang được vận hành theo một tư duy cũ, cả nước sử dụng chung một bộ sách giáo khoa, ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chưa thực sự sẵn sàng.

Nhưng trong đại dịch Covid-19, mọi thứ đã khác. Nhà trường bắt buộc phải chủ động điều chỉnh chương trình, xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời khoá biểu cụ thể cho từng lớp để đảm bảo hiệu quả, thiết thực, chất lượng trong dạy học trực tuyến.

Tại Hội nghị đánh giá sơ bộ về dạy học trực tuyến ở các địa phương ngày 16/4, các đại biểu nêu ra nhiều khó khăn như: hiệu quả tiếp thu, năng lực tự học của học sinh còn hạn chế; chất lượng âm thanh, hình ảnh chưa tốt; điều kiện tiếp cận của học sinh chưa đồng đều…

Tuy nhiên, các đại biểu đánh giá đây là phương thức tiện lợi, hiệu quả nhất để mang bài học đến với học sinh. Theo Bộ GDĐT, trong thời gian đại dịch, đã có 70-80% số học sinh THPT trong cả nước học trực tuyến.

Như vậy, dạy học trực tuyến đang có những tác động tích cực đến đổi mới phương pháp quản lý của nhà trường, đa dạng hóa hình thức dạy học, chủ động thực hiện chương trình, các hoạt động giáo dục… tạo nên sự tự chủ về kế hoạch, chương trình giáo dục của các nhà trường.

Giáo viên: đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, ứng dụng CNTT

Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được Nghị quyết 29 đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên, trong dạy học trên lớp, nhiều giáo viên vẫn quen với phương pháp truyền thống: bảng đen, phấn trắng, thầy đọc - trò chép...

Dạy học trực tuyến yêu cầu giáo viên phải làm chủ về CNTT. Chỉ khi giáo viên thành thạo các phần mềm, các ứng dụng và có kỹ năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong dạy học mới làm cho học sinh thích thú và giờ học hiệu quả; nếu không, học sinh sẽ mất hứng thú, thậm chí gây ồn ào, ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.

Điều khiến nhiều người băn khoăn là dạy học trực tuyến thiếu sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh để rồi từ đó giúp học sinh hình thành nguyên tắc giao tiếp ứng xử, lễ nghi phù hợp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, dạy học trực tuyến giúp cho học sinh xây dựng nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trên mạng, điều mà hiện nay rất cần.

Giáo viên cần phải khuyến khích sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau; chuẩn bị nhiều phương án đặt câu hỏi và ứng xử linh hoạt đối với các câu trả lời của học sinh; đa dạng hóa các hoạt động trên lớp học trực tuyến; phản hồi tích cực và kịp thời với từng đối tượng học sinh… giúp cho học sinh xây dựng nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trên mạng phù hợp.

Bên cạnh đó, giáo viên phải hết sức chuẩn mực với hình ảnh, lời nói, cử chỉ vì ngoài học sinh còn có thể có người khác theo dõi giờ dạy. Chỉ một sai sót về kiến thức, vụng về kỹ năng, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp ở một giờ học trực tuyến cũng có thể có những ảnh hưởng không tốt cho giáo viên.

Như vậy, dạy học trực tuyến đòi hỏi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng và nỗ lực hơn để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và khả năng ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Chỉ như vậy, giáo viên mới có thể định hướng, chỉ dẫn, truyền cảm hứng khai phóng tư duy tự học, sáng tạo của học sinh.

"Thầy giáo trung bình chỉ biết truyền thụ. Thầy giáo tốt biết giải thích. Thầy giáo giỏi biết minh họa. Thầy giáo vĩ đại biết truyền cảm hứng" (William Arthur Ward).

“Cái khó ló cái khôn”. Covid-19, vì vậy, có thể là thử thách mang tính cơ hội cho nhà trường và giáo viên trước thềm đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29.

covid 19 hay tai ong that ma doi voi nganh giao duc Dịch Covid-19 và cơ hội thay đổi tư duy giáo dục

TGVN. Trao đổi với TG&VN về thực trạng nền giáo dục năm nay, TS. Bùi Phương Việt Anh khẳng định “học sinh sẽ không kém ...

covid 19 hay tai ong that ma doi voi nganh giao duc Vướng dịch Covid-19, thi THPT quốc gia có nên quay lại kỳ thi “3 chung" rút gọn?

TGVN. Vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 khiến cả thế giới chao đảo, ngành giáo dục chịu ảnh hưởng nặng nề khi kỳ ...

covid 19 hay tai ong that ma doi voi nganh giao duc Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến giáo dục: Các nước đã xử lý việc thi cử như thế nào?

TGVN. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như các tổ chức đánh giá quốc tế buộc phải hủy ...

Trần Giang Nam

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động