Covid-19. Lằn ranh đỏ thời dịch bệnh

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Đối phó với dịch Covid-19 đòi hỏi phải nhận diện lại những lằn ranh đỏ trong nhận thức và hành động – điều rất cần thiết lúc này đối với nhà nước, người dân và trong quan hệ giữa các quốc gia. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 lan ranh do thoi dich benh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: cách ly 100% tất cả người vào Việt Nam
covid 19 lan ranh do thoi dich benh ASEAN-EU họp trực tuyến về hợp tác ứng phó dịch Covid-19
covid 19 lan ranh do thoi dich benh
Các nước trên thế giới, có nước từ rất sớm và có nước khá muộn mằn, đều đã hoặc đang dịch chuyển hay thay đổi những lằn ranh đỏ trong nhận thức, hành động và ứng xử với các quốc gia khác.

Chính trong những tình thế đặc biệt như thế này, người dân lại cần nhà nước hơn bao giờ hết để đảm bảo an toàn cho dân, để dẫn dắt người dân ứng xử và hành động.

Chỉ có nhà nước mạnh, hoạt động hiệu quả, đề cao tôn chỉ mục đích hàng đầu là vì người dân và được người dân tin cậy mới có thể đưa đất nước vượt qua được khó khăn như dịch bệnh hiện tại.

Gần ba tháng sau khi bùng phát ở Trung Quốc, dịch bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) do virus corona gây ra đã lây lan ra mọi châu lục và khu vực của thế giới và lần đầu tiên từ nhiều thập kỷ nay đẩy cả thế giới vào tình trạng không bình thường, buộc chính phủ và người dân ở các quốc gia trên thế giới phải có những quyết định và hành động lâu nay chưa từng thấy.

Nhân tố quyết định nhất

Dịch Covid-19 buộc chính phủ và người dân ở các quốc gia trên thế giới khi quyết định và hành động phải bước qua những giới hạn đã tự đặt ra cho nhận thức, mưu tính và hành động lâu nay cũng như phải nhận thức lại và xác định lại những giới hạn ấy.

Thực tiễn ứng phó dịch bệnh này ở các nơi trên thế giới thời gian vừa qua cho thấy thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả, kiểm soát được tình hình hay vỡ trận đều phụ thuộc vào nhà nước có hành động quyết liệt và đúng đắn hay không cũng như người dân có đồng hành với nhà nước hay không.

Nhân tố quyết định nhất vẫn là nhà nước và vì thế trách nhiệm trước hết và lớn nhất thuộc về nhà nước. Chính trong những tình thế đặc biệt như thế này, người dân lại cần nhà nước hơn bao giờ hết để đảm bảo an toàn cho dân, để dẫn dắt người dân ứng xử và hành động. Chỉ có nhà nước mạnh, hoạt động hiệu quả, đề cao tôn chỉ mục đích hàng đầu là vì người dân và được người dân tin cậy mới có thể đưa đất nước vượt qua được khó khăn như dịch bệnh hiện tại. Nhà nước cần sự đồng hành của người dân và khi nhà nước như trên thì sẽ có được sự tin tưởng và đồng hành của người dân.

Nhận diện lại lằn ranh đỏ

Cho nên mọi quyết sách của nhà nước lúc này đều động chạm đến vận mệnh và tương lai của quốc gia. Hiệu quả thực tế của quyết sách của nhà nước phụ thuộc vào 4 tiêu chí "đúng" là quyết sách đúng đắn, áp dụng đúng mức độ, đưa ra đúng thời điểm và nhằm vào đúng đối tượng. Trong tất cả các tiêu chí này đều đòi hỏi phải trả lời câu hỏi: đâu là lằn ranh đỏ mới?

Ở những nơi ứng phó dịch bệnh thành công đều thấy là các tiêu chí nói trên được đáp ứng và câu hỏi về "lằn ranh đỏ" kia đều được trả lời một cách linh hoạt chứ không sơ cứng, thực tế chứ không giáo điều. Ở tất cả những nơi đó đều thấy có bài học thành công là một khi diễn biến tình hình đòi hỏi thì phải thay đổi và dịch chuyển lằn ranh đỏ để kịp thời có được đối sách thích hợp, khả thi và hiệu quả chứ không phải vì chính những ranh giới lâu nay ấy mà hành động chần chừ, mà trì hoãn những quyết định cần phải có ngay chứ không thể trì hoãn.

Trong những tình huống khủng hoảng như hiện tại, quốc gia nào cũng có quyền chính đáng đòi hỏi các quốc gia và đối tác khác phải hiểu biết và thật sự cảm thông về những quyết sách đặc thù mà chính phủ quốc gia phải đưa ra để đảm bảo sự an toàn cho người dân, cuộc sống bình thường của người dân và tương lai của đất nước ấy.

Nhà nước phải hành động nhanh chóng và quyết liệt vì người dân. Người dân phải đặt lợi ích riêng xuống dưới lợi ích chung của đất nước và cộng đồng. Đối tác bên ngoài phải tôn trọng và chấp nhận những ưu tiên chính sách mới của quốc gia vì những lợi ích sống còn chính đáng của quốc gia ấy trong bối cảnh tình hình dịch bệnh bùng phát và lây lan.

Trong những tình huống khủng hoảng như hiện tại, quốc gia nào cũng có quyền chính đáng đòi hỏi các quốc gia và đối tác khác phải hiểu biết và thật sự cảm thông về những quyết sách đặc thù mà chính phủ quốc gia phải đưa ra để đảm bảo sự an toàn cho người dân, cuộc sống bình thường của người dân và tương lai của đất nước ấy.

Cũng chính trong những tình cảnh đặc biệt này cũng bộc lộ rất rõ nét thực chất và tính bền vững của các mối quan hệ song phương cũng như đa phương giữa các quốc gia với nhau và sự hợp tác quốc tế càng thêm quan trọng. Việc thay đổi và dịch chuyển những ranh giới này không phải nhằm để thay đổi bản chất mối quan hệ giữa nhà nước và người dân cũng như không phải để thay đổi thực chất các mối quan hệ quốc tế. Nó chỉ nhất thời nhằm để ứng phó dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

Thay đổi nhận thức và hành động

Các nước trên thế giới, có nước từ rất sớm và có nước khá muộn mằn, đều đã hoặc đang dịch chuyển hay thay đổi những lằn ranh đỏ này. Chẳng hạn như Nga đã làm việc ấy khi đóng cửa biên giới với Trung Quốc hay Đức và Pháp đã làm việc ấy khi cấm xuất khẩu khẩu trang sang nhau. Mỹ và nhiều nước châu Âu đang làm việc ấy khi không chỉ phong toả biên giới mà còn buộc người dân ở trong nhà. Hay như khi áp dụng biện pháp chính sách "nội bất xuất, ngoại bất nhập", chính phủ quốc gia ấy đâu có lưu ý gì nữa đến công dân quốc gia ấy đang ở bên ngoài muốn về nước và công dân nước ngoài ở nước ấy muốn trở về đất nước của họ.

Dịch bệnh Covid-19 đang làm thay đổi rất đáng kể nhận thức và hành động của nhà nước và người dân ở mọi nơi trên thế giới, bất kể nhà nước hay người dân có sẵn sàng thay đổi hay không.

covid 19 lan ranh do thoi dich benh Đại dịch Covid-19: Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ cho các công dân Anh về nước

TGVN. Chiều ngày 20/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã điện đàm với ông Nigel Adams, Quốc ...

covid 19 lan ranh do thoi dich benh IMF: Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế toàn cầu 'khá nghiêm trọng', nhưng chỉ tạm thời

TGVN. Tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) là “khá nghiêm trọng”, nhưng kinh tế toàn cầu sẽ ...

covid 19 lan ranh do thoi dich benh Dịch Covid-19: Việt Nam và Campuchia thống nhất về việc vận chuyển thương mại hàng hóa giữa hai nước

TGVN. Tại cuộc họp, hai bên đã thống nhất bốn nội dung để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển thương mại hàng hóa trong bối ...

covid 19 lan ranh do thoi dich benh Huy động lực lượng toàn ngành y tế, cán bộ y tế nghỉ hưu chiến đấu với đại dịch Covid-19

TGVN. Bộ Y tế kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế phát huy tinh thần yêu nước, cùng đồng lòng, đoàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động