Covid-19. Lằn ranh đỏ thời dịch bệnh

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Đối phó với dịch Covid-19 đòi hỏi phải nhận diện lại những lằn ranh đỏ trong nhận thức và hành động – điều rất cần thiết lúc này đối với nhà nước, người dân và trong quan hệ giữa các quốc gia. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 lan ranh do thoi dich benh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: cách ly 100% tất cả người vào Việt Nam
covid 19 lan ranh do thoi dich benh ASEAN-EU họp trực tuyến về hợp tác ứng phó dịch Covid-19
covid 19 lan ranh do thoi dich benh
Các nước trên thế giới, có nước từ rất sớm và có nước khá muộn mằn, đều đã hoặc đang dịch chuyển hay thay đổi những lằn ranh đỏ trong nhận thức, hành động và ứng xử với các quốc gia khác.

Chính trong những tình thế đặc biệt như thế này, người dân lại cần nhà nước hơn bao giờ hết để đảm bảo an toàn cho dân, để dẫn dắt người dân ứng xử và hành động.

Chỉ có nhà nước mạnh, hoạt động hiệu quả, đề cao tôn chỉ mục đích hàng đầu là vì người dân và được người dân tin cậy mới có thể đưa đất nước vượt qua được khó khăn như dịch bệnh hiện tại.

Gần ba tháng sau khi bùng phát ở Trung Quốc, dịch bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) do virus corona gây ra đã lây lan ra mọi châu lục và khu vực của thế giới và lần đầu tiên từ nhiều thập kỷ nay đẩy cả thế giới vào tình trạng không bình thường, buộc chính phủ và người dân ở các quốc gia trên thế giới phải có những quyết định và hành động lâu nay chưa từng thấy.

Nhân tố quyết định nhất

Dịch Covid-19 buộc chính phủ và người dân ở các quốc gia trên thế giới khi quyết định và hành động phải bước qua những giới hạn đã tự đặt ra cho nhận thức, mưu tính và hành động lâu nay cũng như phải nhận thức lại và xác định lại những giới hạn ấy.

Thực tiễn ứng phó dịch bệnh này ở các nơi trên thế giới thời gian vừa qua cho thấy thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả, kiểm soát được tình hình hay vỡ trận đều phụ thuộc vào nhà nước có hành động quyết liệt và đúng đắn hay không cũng như người dân có đồng hành với nhà nước hay không.

Nhân tố quyết định nhất vẫn là nhà nước và vì thế trách nhiệm trước hết và lớn nhất thuộc về nhà nước. Chính trong những tình thế đặc biệt như thế này, người dân lại cần nhà nước hơn bao giờ hết để đảm bảo an toàn cho dân, để dẫn dắt người dân ứng xử và hành động. Chỉ có nhà nước mạnh, hoạt động hiệu quả, đề cao tôn chỉ mục đích hàng đầu là vì người dân và được người dân tin cậy mới có thể đưa đất nước vượt qua được khó khăn như dịch bệnh hiện tại. Nhà nước cần sự đồng hành của người dân và khi nhà nước như trên thì sẽ có được sự tin tưởng và đồng hành của người dân.

Nhận diện lại lằn ranh đỏ

Cho nên mọi quyết sách của nhà nước lúc này đều động chạm đến vận mệnh và tương lai của quốc gia. Hiệu quả thực tế của quyết sách của nhà nước phụ thuộc vào 4 tiêu chí "đúng" là quyết sách đúng đắn, áp dụng đúng mức độ, đưa ra đúng thời điểm và nhằm vào đúng đối tượng. Trong tất cả các tiêu chí này đều đòi hỏi phải trả lời câu hỏi: đâu là lằn ranh đỏ mới?

Ở những nơi ứng phó dịch bệnh thành công đều thấy là các tiêu chí nói trên được đáp ứng và câu hỏi về "lằn ranh đỏ" kia đều được trả lời một cách linh hoạt chứ không sơ cứng, thực tế chứ không giáo điều. Ở tất cả những nơi đó đều thấy có bài học thành công là một khi diễn biến tình hình đòi hỏi thì phải thay đổi và dịch chuyển lằn ranh đỏ để kịp thời có được đối sách thích hợp, khả thi và hiệu quả chứ không phải vì chính những ranh giới lâu nay ấy mà hành động chần chừ, mà trì hoãn những quyết định cần phải có ngay chứ không thể trì hoãn.

Trong những tình huống khủng hoảng như hiện tại, quốc gia nào cũng có quyền chính đáng đòi hỏi các quốc gia và đối tác khác phải hiểu biết và thật sự cảm thông về những quyết sách đặc thù mà chính phủ quốc gia phải đưa ra để đảm bảo sự an toàn cho người dân, cuộc sống bình thường của người dân và tương lai của đất nước ấy.

Nhà nước phải hành động nhanh chóng và quyết liệt vì người dân. Người dân phải đặt lợi ích riêng xuống dưới lợi ích chung của đất nước và cộng đồng. Đối tác bên ngoài phải tôn trọng và chấp nhận những ưu tiên chính sách mới của quốc gia vì những lợi ích sống còn chính đáng của quốc gia ấy trong bối cảnh tình hình dịch bệnh bùng phát và lây lan.

Trong những tình huống khủng hoảng như hiện tại, quốc gia nào cũng có quyền chính đáng đòi hỏi các quốc gia và đối tác khác phải hiểu biết và thật sự cảm thông về những quyết sách đặc thù mà chính phủ quốc gia phải đưa ra để đảm bảo sự an toàn cho người dân, cuộc sống bình thường của người dân và tương lai của đất nước ấy.

Cũng chính trong những tình cảnh đặc biệt này cũng bộc lộ rất rõ nét thực chất và tính bền vững của các mối quan hệ song phương cũng như đa phương giữa các quốc gia với nhau và sự hợp tác quốc tế càng thêm quan trọng. Việc thay đổi và dịch chuyển những ranh giới này không phải nhằm để thay đổi bản chất mối quan hệ giữa nhà nước và người dân cũng như không phải để thay đổi thực chất các mối quan hệ quốc tế. Nó chỉ nhất thời nhằm để ứng phó dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

Thay đổi nhận thức và hành động

Các nước trên thế giới, có nước từ rất sớm và có nước khá muộn mằn, đều đã hoặc đang dịch chuyển hay thay đổi những lằn ranh đỏ này. Chẳng hạn như Nga đã làm việc ấy khi đóng cửa biên giới với Trung Quốc hay Đức và Pháp đã làm việc ấy khi cấm xuất khẩu khẩu trang sang nhau. Mỹ và nhiều nước châu Âu đang làm việc ấy khi không chỉ phong toả biên giới mà còn buộc người dân ở trong nhà. Hay như khi áp dụng biện pháp chính sách "nội bất xuất, ngoại bất nhập", chính phủ quốc gia ấy đâu có lưu ý gì nữa đến công dân quốc gia ấy đang ở bên ngoài muốn về nước và công dân nước ngoài ở nước ấy muốn trở về đất nước của họ.

Dịch bệnh Covid-19 đang làm thay đổi rất đáng kể nhận thức và hành động của nhà nước và người dân ở mọi nơi trên thế giới, bất kể nhà nước hay người dân có sẵn sàng thay đổi hay không.

covid 19 lan ranh do thoi dich benh Đại dịch Covid-19: Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ cho các công dân Anh về nước

TGVN. Chiều ngày 20/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã điện đàm với ông Nigel Adams, Quốc ...

covid 19 lan ranh do thoi dich benh IMF: Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế toàn cầu 'khá nghiêm trọng', nhưng chỉ tạm thời

TGVN. Tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) là “khá nghiêm trọng”, nhưng kinh tế toàn cầu sẽ ...

covid 19 lan ranh do thoi dich benh Dịch Covid-19: Việt Nam và Campuchia thống nhất về việc vận chuyển thương mại hàng hóa giữa hai nước

TGVN. Tại cuộc họp, hai bên đã thống nhất bốn nội dung để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển thương mại hàng hóa trong bối ...

covid 19 lan ranh do thoi dich benh Huy động lực lượng toàn ngành y tế, cán bộ y tế nghỉ hưu chiến đấu với đại dịch Covid-19

TGVN. Bộ Y tế kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế phát huy tinh thần yêu nước, cùng đồng lòng, đoàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động