Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sản xuất Argentina cho hay, các kháng thể ngày càng phát triển sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga. (Nguồn: Reuters) |
Nguyên nhân khiến con số chênh lệch như vậy là vì chính phủ Nga chỉ tính những trường hợp tử vong do Covid-19 sau khi khám nghiệm tử thi, trong khi Rosstat công bố số liệu tổng hợp hơn về số ca tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2.
Theo đó, số liệu của Rosstat cho thấy, đến nay, Nga có tổng cộng hơn 350.000 người không qua khỏi vì dịch bệnh này, trong khi con số của chính phủ thấp hơn nhiều với 180.041 ca.
Xét theo tổng số ca mắc Covid-19, Nga đang là quốc gia chịu tác động nghiêm trọng thứ 4 trên thế giới kể từ khi nước này trải qua làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Delta gây ra vào giữa tháng 6 năm nay.
Thủ đô Moscow – tâm điểm dịch bệnh tại Nga – và một số khu vực khác ở nước này đã bắt buộc tiêm chủng cho nhiều nhóm đối tượng và thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích người dân tiêm phòng. Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng đang chậm lại kể từ giữa tháng 8 này. Theo số liệu của trang Gogov thống kê về Covid-19, tính đến ngày 26/8, chỉ có hơn 35 triệu người trong tổng số 146 triệu người tại Nga đã tiêm đủ liều vaccine.
Trong một tin liên quan vaccine Covid-19, TASS mới đây đưa tin, sau khi tiêm vaccine Sputnik V, các kháng thể trải qua một quá trình phát triển dần dần, giúp cải thiện khả năng ngăn chặn virus và ngăn ngừa mắc bệnh. Dựa trên kết quả một nghiên cứu mới, Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sản xuất Argentina cho hay, các kháng thể ngày càng phát triển sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga, đã cho thấy khả năng gia tăng trong việc vô hiệu hóa bất kỳ chủng virus nào.
"Mặc dù lượng kháng thể giảm, chúng tôi nhận thấy từ nghiên cứu này rằng, chất lượng và khả năng vô hiệu hóa biến thể gốc của SARS-CoV-2 và các chủng của nó tăng lên theo thời gian sau khi tiêm Sputnik V. Các kháng thể trải qua một quá trình trưởng thành dần dần, giúp cải thiện khả năng ngăn chặn virus và ngăn ngừa mắc bệnh" - cơ quan báo chí của Bộ trên trích dẫn lời Andrea Gamarnik, người dẫn đầu nhóm các nhà nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu kéo dài 6 tháng, các nhà khoa học Argentina đã phân tích 1.800 mẫu huyết tương của những người đã tiêm vaccine Sputnik V được 21, 42, 120 và 180 ngày. Các mẫu được lấy từ những người đã mắc Covid-19 và cả những người chưa bao giờ tiếp xúc với virus Corona. Được biết, kết quả nghiên cứu trên sẽ được công bố trên một tạp chí có bình duyệt.
Tiêm vaccine Covid-19: Tranh cãi về sự cần thiết của mũi vaccine thứ ba, Tổng Giám đốc WHO kêu gọi cần trì hoãn Triển khai tiêm liều vaccine tăng cường có thể ngăn chặn sự lây lan nguy hiểm của biến thể Delta? Lý do Tổng Giám đốc ... |
Tiêm vaccine Covid-19: Tin tốt lành, những công bố khoa học mới nhất có thể giúp thay đổi định kiến Tin tốt là ngày càng có nhiều báo cáo về hiệu quả của các loại vaccine Covid-19 đang được sử dụng và tiềm năng của ... |
Chúng ta biết gì về vaccine Trung Quốc? Sự thật và tin đồn Cả vaccine Sinopharm và Sinovac đã được WHO cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, đều đang được sử dụng ở Trung Quốc ... |