Tổng số người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 27.478. |
Hiện nay, các địa phương đang xây dựng kế hoạch triển khai vaccine phòng Covid-19 để sớm đưa số vaccine do COVAX viện trợ vào sử dụng.
Có thêm 9.158 người được tiêm chủng vaccine Covid-19 trong tuần vừa qua
Tính đến 16 giờ ngày 4/4, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 tại 19 tỉnh/TP cho 52.413 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.
Hiện nay, các địa phương trên cả nước đang xây dựng kế hoạch triển khai vaccine Covid-19 để sớm đưa số vaccine do COVAX viện trợ vào sử dụng.
Cập nhật số ca mắc mới Covid-19
Tính từ 18h ngày 4/4 đến 6h ngày 5/4: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Như vậy đã trải qua 12h, nước ta tạm thời chưa có thêm bệnh nhân Covid-19.
Tính đến 6h ngày 5/4, Việt Nam vẫn có tổng cộng 1603 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).
10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã qua 51 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng;
- Hà Nội đã 48 ngày và Hải Phòng 41 ngày không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Số ca mắc Covid-19 của thế giới
- Cả thế giới có 131.882.784 ca mắc, trong đó 106.125.230 ca đã khỏi bệnh; 2.865.201 ca tử vong và 22.892.353 ca đang điều trị (98.833 ca diễn biến nặng)
- Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 414.550 ca, tử vong tăng 3.926 ca
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 27.478, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 498
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.870
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 8.110.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.383/ 2.631 bệnh nhân Covid-19.
Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 81 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 38 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 15 ca; số ca âm tính lần 3 là 28 ca.
Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (3) và Quảng Trị (1).
Những tác dụng phụ nhẹ từ vaccine là điều bình thường
Thuốc chủng ngừa Covid-19 là an toàn và việc chủng ngừa sẽ giúp bảo vệ bạn không phát triển bệnh Covid-19 nghiêm trọng và tử vong do Covid-19. Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ sau khi chủng ngừa, đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang được bảo vệ.
Thuốc chủng ngừa được thiết kế để cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch mà không có nguy cơ mắc bệnh. Thường gặp một số tác dụng phụ tử nhẹ đến trung bình khi tiêm chủng. Điều này là do hệ thống miễn dịch của bạn đang hướng dẫn cơ thể bạn phản ứng theo những cách nhất định: Làm tăng lưu lượng máu để các tế bào miễn dịch có thể lưu thông nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn để tiêu diệt virus.
Chúng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vaccine, cụ thể là kháng nguyên (một chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch) và đang chuẩn bị để chống lại virus. Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày.
Các tác dụng phụ thông thường nhẹ hoặc trung bình là một điều tốt, cho thấy rằng vắc-xin đang hoạt động. Tuy nhiên, không có tác dụng phụ, không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả, bởi mỗi người sẽ phản ứng một cách khác nhau.
Các tác dụng phụ thường gặp của vaccine Covid19
Giống như bất kỳ loại vaccine nào, vaccine Covid-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, hầu hết đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Các tác dụng phụ điển hình bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh và tiêu chảy. Khả năng xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm chủng là khác nhau tùy theo loại vaccine cụ thể và tùy ở từng người.
Thuốc chủng ngừa Covid-19 chỉ bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2, vì vậy điều quan trọng vẫn là giữ cho bản thân khỏe mạnh.
Các tác dụng phụ ít gặp hơn
Theo kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài có thể xảy ra. Vì thế, khi tiêm vaccine cần giám sát liên tục để phát hiện các tác dụng phụ.
Theo đó, người được tiêm vaccine, nên được yêu cầu ở lại 15–30 phút tại điểm tiêm chủng để nhân viên y tế theo dõi. Trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào sẽ được xử lý kịp thời. Cá nhân được tiêm chủng nên thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ y tế địa phương của họ sau khi tiêm chủng nếu họ gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn hoặc các sự kiện sức khỏe khác - chẳng hạn như tác dụng phụ kéo dài hơn ba ngày. Các phản ứng phụ ít gặp hơn được báo cáo đối với một số vaccine Covid-19 bao gồm các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ; tuy nhiên, phản ứng này là cực kỳ hiếm.
Các cơ quan chức năng quốc gia và các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WHO, đang theo dõi chặt chẽ mọi tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng vaccine Covid-19.
Kể từ khi chương trình tiêm chủng đại trà đầu tiên bắt đầu vào đầu tháng 12/2020, hàng trăm triệu liều vaccine đã được tiêm. Đã có những lo ngại về vaccine Covid-19 làm cho mọi người bị bệnh với Covid-19. Nhưng thực tế, không có vaccine nào được phê duyệt có chứa virus sống gây ra Covid-19, có nghĩa là vaccine Covid-19 không thể khiến bạn bị bệnh với Covid-19.
Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2, loại virus gây ra Covid-19. Vì vậy, một người có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng và vẫn bị bệnh với Covid-19. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ.