Covid-19 tiếp tục là 'phép thử' khó khăn cho tăng trưởng kinh tế cuối năm

Trâm Anh
Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 theo chiều hướng phức tạp đã làm thay đổi mọi dự báo, là "phép thử" khó khăn cho kinh tế trong năm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế cuối năm sẽ khó khăn hơn
Các chuyên gia lo ngại, đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm. (Nguồn: Reuters)

Tăng trưởng nửa cuối năm sẽ xấu hơn

Tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại giữa và cuối quý II/2021 đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân, đặc biệt ảnh hưởng tới nhiều khu vực sản xuất và vùng kinh tế trọng điểm, làm gián đoạn quá trình sản xuất của các DN tại địa phương đang bùng phát dịch.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng gần như không tăng so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chỉ tương đương tốc độ tăng trưởng của khu vực nông lâm, ngư nghiệp, trong khi nông lâm, ngư nghiệp trước nay luôn là khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và dịch vụ bao giờ cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

So với tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ cũng chỉ bằng khoảng một nửa. Theo các chuyên gia, đây là những tín hiệu rất đáng lo ngại, cho thấy rõ ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid-19.

Tin liên quan
'Dính đòn' Covid-19, hơn 1,1 triệu lao động Việt Nam thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021

Dù vậy, kết quả tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm vẫn chưa thể hiện tác động chính yếu của đợt dịch lần thứ 4, đợt dịch sẽ tác động từ tháng 6. Do đó, tăng trưởng nửa cuối năm sẽ xấu hơn kết quả 6 tháng đầu năm.

TS Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam) nhận xét, Việt Nam áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại nhiều tỉnh, TP. Các tỉnh này năm 2019 đã đóng góp khoảng hơn 45% GDP, và khoảng 42% tổng thu ngân sách.

Việc giãn cách sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và đóng góp cho tăng trường của các tỉnh này trong năm 2021. Ngoài ra, một vấn đề lớn hơn là chuỗi liên kết vùng, các chuỗi sản xuất, cung ứng bị gián đoạn cục bộ. Các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu đã bị gián đoạn bởi sự lệch pha về quy định phòng dịch giữa các địa phương, dù hàng hóa này được liệt vào nhóm ưu tiên.

Trong khi đó, đại dịch cũng đang có dấu hiệu phức tạp tại TP Hà Nội và các tỉnh thành khác, với mức độ lây nhiễm nhanh và khó kiểm soát hơn các đợt trước đây. “Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã và đang làm giảm hành vi tiêu dùng của các nền kinh tế, do đó trong ngắn hạn cầu về tiêu dùng sẽ giảm đi và hệ quả là tổng cầu giảm sút, dẫn đến tác động làm giảm tăng trưởng GDP”- TS Nguyễn Xuân Thành phân tích. Với các DN, ngoài tác động bởi dịch Covid-19, họ phải gánh thêm chi phí sản xuất do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải và giá thuê đất tăng.

Với diễn biến mới của dịch bệnh, nhiều tổ chức quốc tế hay tổ chức nghiên cứu trong nước đều thay đổi dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021, với các dự báo lạc quan nhất ở nước ngoài cũng giảm nhiều so với trước đó và đều dưới 6,5%.

Standard Chartered, HSBC, World Bank và ADB điều chỉnh giảm lần lượt 0,2 và 0,9 điểm phần trăm so với trước. Trong khi các tổ chức trong nước dự báo tăng trưởng trong khoảng 4,5 - 5,1% (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR) và 5,9 - 6,2% (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM).

Gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đẩy các nguồn lực

Giám đốc điều hành Economica Vietnam Lê Duy Bình cho hay, hiện nay, giải pháp trong thời gian giãn cách xã hội, DN chỉ được tiếp tục hoạt động sản xuất khi đảm bảo một trong hai trường hợp. Một là vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động với phương châm sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ. Hai là đảm bảo thực hiện "một cung đường – hai địa điểm", tức vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở (có thể chọn ký túc xá, khách sạn hoặc chỗ ở tập trung khác).

Theo ông Lê Duy Bình, giải pháp này nhằm ngăn chặn dịch bùng phát phức tạp tại các khu công nghiệp hay môi trường sản xuất. Với những DN lớn, việc xoay xở dù khó nhưng vẫn có thể thực hiện. Nhưng với những DN vừa và nhỏ, chiếm 97% tổng số DN trong nền kinh tế, những giải pháp này trở thành thách thức rất lớn. Nguồn lực bị bào mòn trong hơn một năm Covid-19 khiến những DN này khó có thể đáp ứng quy định phòng dịch, mà cách lựa chọn khả dĩ nhất là dừng hoạt động.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, các chuyên gia cho rằng, trước mắt cần ưu tiên chống dịch; tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo an sinh, trật tự xã hội, lưu thông hàng hóa, cung ứng đầy đủ...

Theo PGS TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng VEPR, cần có một chiến lược tổng thể và nhất quán đối phó với các tình huống bệnh dịch; các bất cập liên quan đến đứt gãy trong lưu thông hàng hóa do các biện pháp cực đoan, thiếu trang thiết bị y tế, cần phải được tập trung nguồn lực để giải quyết nhanh chóng.

Thứ hai, Chính phủ và các bộ, ngành nên khẩn trương triển khai và giải ngân các gói hỗ trợ đối với người lao động mất việc, đặc biệt là những lao động trong khu vực phi chính thức. Thứ ba, chính sách tài khóa nên tập trung thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn ở cấp quốc gia, làm nền tảng cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Cùng với đó, chính sách tiền tệ thích ứng nên được thực hiện với tăng trưởng cung tiền được kiểm soát ở mức phù hợp (10%) và các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.

Tin liên quan
Không để kết nối nền kinh tế bị đứt gãy Không để kết nối nền kinh tế bị đứt gãy

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, động lực kéo lại kinh tế cho nửa cuối năm nay vẫn là đầu tư công. Nếu tốc độ giải ngân vốn đầu tư công được đảm bảo, đạt 95 - 100% theo dự toán, có khoảng 20 tỷ USD được đưa vào nền kinh tế. Nếu đầu tư công giải ngân tốt sẽ hỗ trợ rất tốt cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề là giải ngân vốn đầu tư công nửa đầu năm nay tiếp tục diễn ra tình trạng chậm, 6 tháng mới đạt hơn 29% kế hoạch.

Ngoài ra, kỳ vọng từ xuất nhập khẩu, việc sớm khống chế đợt bùng phát thứ 4 cũng sẽ tạo ra tác động tích cực cho kinh tế nửa cuối năm. Tuy nhiên, TS Nguyễn Xuân Thành cũng nhìn nhận, kỳ vọng cho kinh tế vẫn có nhưng một yếu tố quan trọng là thời gian khống chế dịch.

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc lo lắng: “Những khó khăn do dịch bệnh đang ngấm ngày càng sâu vào từng người lao động, từng DN”. Do đó, quyết định tiếp tục triển khai gói hỗ trợ an sinh mới của Đảng, Nhà nước là rất kịp thời, hợp lòng dân. Các cấp bộ ngành cần thực hiện phương châm “cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh” để hỗ trợ tối đa cho DN, sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19.

Phát huy vai trò các quỹ về hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa. Nghiên cứu chính sách phù hợp cho mô hình hộ kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chú trọng các giải pháp để tiếp tục giảm chi phí đầu vào cho DN.

Ông Vũ Tiến Lộc cũng kiến nghị Chính phủ triển khai phần mềm liên thông để kịp thời hỗ trợ người lao động và DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; rà soát chính xác, nhanh chóng đối tượng thụ hưởng; tránh việc bỏ sót có thể xảy ra.... Bên cạnh đó, cũng cần rà soát sức chống chịu của doanh nghiệp để có biện pháp căn cơ trong thời gian sắp tới.

VEPR: Nếu thuận lợi, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 5,4-6,1% trong năm 2021

VEPR: Nếu thuận lợi, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 5,4-6,1% trong năm 2021

Chiều 21/7, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức buổi Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý ...

Kỳ vọng GDP Việt Nam năm 2021 vượt 500 tỷ USD

Kỳ vọng GDP Việt Nam năm 2021 vượt 500 tỷ USD

Hiện có nhiều ý kiến đa chiều về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021, đặc biệt là câu hỏi lớn đang đặt ra: ...

(theo Báo Kinh tế & Đô thị)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?
Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Chuyên gia cảnh báo rằng sự tăng giá của bitcoin đang tạo cảm giác an toàn giả tạo cho nhà đầu tư, cho rằng tiền điện tử không ổn định như vàng.
Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Vấn đề kinh tế, một trong những yếu tố then chốt giúp ông Trump chiến thắng, đã 'bắn trúng hồng tâm'.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động