Covid-19 tối 12/1: Thêm 16.135 ca mắc mới trên toàn quốc, Hà Nội 3.000 ca, Khánh Hoà bổ sung 12.156 F0; Chuẩn bị gì khi cách ly, điều trị tại nhà

Chu Văn
Tính từ 16h ngày 11/1 đến 16h ngày 12/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.135 ca nhiễm mới, tại 60 tỉnh, thành phố, trong đó có 10.889 ca trong cộng đồng. Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu với gần 3.000 ca và 13 trường hợp tử vong. Các chuyên gia tư vấn về 9 loại thuốc và 6 thiết bị F0 cần chuẩn bị để cách ly, điều trị tại nhà.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 tối 12/1:  ; Chuẩn bị gì khi cách ly, điều trị tại nhà
Số ca mắc Covid-19 mới của Hà Nội hôm nay lên tới 3.000 ca, hiện đang có khoảng có 38.685 F0 điều trị tại nhà. (Nguồn: Dân trí)

Thông tin các ca mắc Covid-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 11/1 đến 16h ngày 12/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.135 ca nhiễm mới, trong đó 69 ca nhập cảnh và 16.066 ca ghi nhận trong nước (tăng 47 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.889 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.948), Khánh Hòa (772), Bình Định (702), TP. Hồ Chí Minh (696), Bình Phước (641), Đà Nẵng (592), Cà Mau (535), Hải Phòng (525), Bến Tre (499), Tây Ninh (473), Bà Rịa - Vũng Tàu (400), Trà Vinh (399), Vĩnh Long (395), Bắc Ninh (375), Thanh Hóa (354), Quảng Ninh (319), Thừa Thiên Huế (270), Hưng Yên (270), Quảng Ngãi (253), Lâm Đồng (248), Hải Dương (245), Nam Định (227), Bạc Liêu (210), Quảng Nam (208),

Vĩnh Phúc (198), Thái Nguyên (186), Hậu Giang (182), Hà Giang (182), Hòa Bình (171), Bắc Giang (163), Cần Thơ (161), Bình Thuận (134), Nghệ An (133), Đồng Tháp (133), Kiên Giang (125), Đắk Nông (120), Ninh Bình (114), An Giang (108), Sơn La (106), Phú Thọ (105), Thái Bình (103), Quảng Bình (100), Tuyên Quang (99), Đồng Nai (93), Sóc Trăng (89), Hà Nam (85), Lào Cai (80), Quảng Trị (68), Điện Biên (66), Yên Bái (60), Gia Lai (59), Bắc Kạn (56), Long An (40), Ninh Thuận (40), Lai Châu (38), Bình Dương (34), Cao Bằng (28), Tiền Giang (27), Phú Yên (23), Đắk Lắk (1).

- Ngày 12/1/2022, Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Khánh Hòa.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-380), Cà Mau (-227), Lạng Sơn (-87).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+138), Bà Rịa - Vũng Tàu (+106), Nam Định (+82).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.972 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.958.719 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.850 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.952.594 ca, trong đó có 1.633.082 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (509.501), Bình Dương (291.560), Đồng Nai (98.965), Tây Ninh (83.619), Hà Nội (76.438).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 38.943 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.635.899 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.032 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.304 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 834 ca

- Thở máy không xâm lấn: 151 ca

- Thở máy xâm lấn: 724 ca

- ECMO: 19 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 11/1 đến 17h30 ngày 12/1 ghi nhận 177 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (18), trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (2), Đồng Nai (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (13), Bình Phước (13), Long An (13), Tiền Giang (13), Bến Tre (11 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (11), Trà Vinh (9), Đồng Nai (9), Vĩnh Long (7), Cần Thơ (7), Bình Định (6), Bình Dương (6), Khánh Hòa (5), Bạc Liêu (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Cà Mau (4), Đắk Lắk (3), Bình Thuận (3), Quảng Ngãi (3), Phú Thọ (2), Hải Phòng (2), Bắc Giang (2), Tây Ninh (2), Vĩnh Phúc (1), Bắc Ninh (1), Huế (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Hậu Giang (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 213 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.964 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Các chuyên gia khuyến cáo 9 loại thuốc và 6 thiết bị F0 chuẩn bị để cách ly và điều trị tại nhà

Trong gần 1 tuần qua, số ca mắc Covid-19 mới của Hà Nội đều trên 2.500 trường hợp/ ngày, trong đó ngày 11/1 đã gần chạm mốc 2.900 ca, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 76.674 ca.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 10/1, toàn thành phố có hơn 48.500 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly; trong đó có 38.685 F0 điều trị tại nhà; số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung thuộc tầng 1; tại bệnh viện tầng 2 và 3.

Một thực trạng đáng lo ngại là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người dân đã tự ý mua và dự trữ các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Chia sẻ thông tin trên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà về vấn đề này, TS. BS. Hoàng Thanh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y khuyến cáo, người dân tự ý mua, uống thuốc không theo hướng dẫn khuyến cáo của bác sĩ sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

BS. Tuấn cũng đưa ra lời khuyên cho người dân khi trở thành F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để đảm bảo cách ly và tự điều trị. Đó là:

  1. Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…
  2. Nhóm các thuốc chữa ho;
  3. Nhóm các thuốc tiêu chảy;
  4. Nước súc miệng;
  5. Cồn sát trùng;
  6. Các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần);
  7. Các loại thuốc xịt mũi;
  8. Vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho;
  9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải.

"Các loại nước này vô cùng quan trọng khi bạn bị sốt và đặc biệt khi nhiễm Covid-19. Uống đủ lượng nước cần thiết có thể giúp duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giữ cho bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và giúp chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn bên ngoài" - TS.BS. Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.

Chuyên gia cũng nói thêm: Đây là các thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất kể lúc nào. Đặc biệt các triệu chứng của Covid-19 lại thường xuất hiện vào ban đêm nên những thuốc này cần có để chúng ta có thể dùng ngay.

TS.BS. Hoàng Thanh Tuấn cũng lưu ý, người dân cần dự phòng các thiết bị cần thiết để cho việc tự cách ly, tự theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình như:

  1. Nhiệt kế;
  2. Máy đo SpO2;
  3. Que test nhanh
  4. Khẩu trang;
  5. Găng tay y tế;
  6. Các máy theo dõi bệnh nền.

Đồng thời, chuyên gia đã có kinh nghiệm trong quản lý F0 tại nhà ở đợt dịch cao điểm tại TP. Hồ Chí Minh này cũng đưa ra lời khuyên về nhóm các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị, đó là thuốc:

  • Kháng sinh,
  • Kháng viêm,
  • Kháng virus.

Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0, mỗi người cần chuẩn bị thêm:

  • Lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình);
  • Dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn;
  • Giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái;
  • Chỗ ở cách ly đảm bảo quy định;
  • Số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.
Bảo đảm, thúc đẩy quyền con người với sự phát triển của đất nước, xã hội

Bảo đảm, thúc đẩy quyền con người với sự phát triển của đất nước, xã hội

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là quá trình phát triển từ thấp đến cao. Thời kỳ đổi mới ...

10 xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới năm 2022

10 xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới năm 2022

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại, nhưng được dự báo sẽ có nhiều biến động nội tại, quyết ...

(theo Bộ Y tế)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Ảnh ấn tượng (11-17/11): Nga vẫn ‘cứng’ về quan điểm đối thoại với Ukraine, hai ông Biden-Trump hội đàm ‘ân cần’, Trung Quốc nêu 4 lằn ranh đỏ với Mỹ

Ảnh ấn tượng (11-17/11): Nga vẫn ‘cứng’ về quan điểm đối thoại với Ukraine, hai ông Biden-Trump hội đàm ‘ân cần’, Trung Quốc nêu 4 lằn ranh đỏ với Mỹ

Nga nêu điều kiện đối thoại với Ukraine, Trung Quốc nhắc 4 lằn ranh đỏ Mỹ không được vượt, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Điểm tin thế giới sáng 18/11: Nga dừng cấp khí đốt cho Áo, Tây Ban Nha tịch thu 1,2 tấn cần sa, Đức lo ngại sự trở lại của ông Trump

Điểm tin thế giới sáng 18/11: Nga dừng cấp khí đốt cho Áo, Tây Ban Nha tịch thu 1,2 tấn cần sa, Đức lo ngại sự trở lại của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/11.
Giá vàng hôm nay 18/11/2024: Giá vàng chưa thoát 'sắc đỏ', Bitcoin bùng nổ, khi nào nên xuống tiền để thu lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 18/11/2024: Giá vàng chưa thoát 'sắc đỏ', Bitcoin bùng nổ, khi nào nên xuống tiền để thu lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 18/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới vẫn chưa dứt đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Dòng tiền chuyển hướng, thị trường trong nước chịu áp lực, người trồng sốt ruột lo năng suất giảm

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Dòng tiền chuyển hướng, thị trường trong nước chịu áp lực, người trồng sốt ruột lo năng suất giảm

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 18/11-26/11

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 18/11-26/11

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Mỹ Latinh, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, bầu cử tổng thống Romania... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong ...
Tuyên bố chung Việt Nam-Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam-Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Ngày 17/11, tại thành phố Rio de Janeiro, Việt Nam-Brazil nâng cấp lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil.
Bộ trưởng GD&ĐT: Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bộ trưởng GD&ĐT: Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP. Hạ Long xác định, muốn phát triển giáo dục-đào tạo phải xuất phát từ đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học...
Báo Thế giới và Việt Nam đoạt giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Báo Thế giới và Việt Nam đoạt giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Báo Thế giới và Việt Nam đoạt giải Khuyến khích với chùm bài 'Sứ giả tiếng Việt ở muôn nơi' của nhà báo Phạm Thị Thuận.
Bộ GD&ĐT không tổ chức bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học

Bộ GD&ĐT không tổ chức bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học

Bộ GD&ĐT không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học.
Sáng kiến xây dựng 'Tủ sách cho em 20/11' nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng kiến xây dựng 'Tủ sách cho em 20/11' nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Toàn bộ số sách phụ huynh và học sinh tặng thầy cô được tập hợp thành 'Tủ sách cho em 20/11', đồng thời tặng người ở miền núi, vùng cao đang cần sách.
Bình Dương: Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương: Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo ...
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.
Phiên bản di động