Covid-19 và quyền con người: Vì một thế giới tốt đẹp hơn

Khánh Linh
Covid-19 tác động đa chiều và mạnh mẽ tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước nghèo, và đương nhiên là ảnh hưởng sâu sắc đến sự thụ hưởng các quyền con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Covid-19 cùng với chiến tranh, biến đổi khí hậu, đã gây nên thảm cảnh đói nghèo, phơi bày hơn bao giờ hết những hạn chế, bất cập của hệ thống quản trị toàn cầu; là hồi chuông cảnh báo khẩn cấp về sức tàn phá khủng khiếp của các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nếu không được quan tâm đúng mức, từ sớm, từ xa.

Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến sự thụ hưởng các quyền con người. (Nguồn: CEU)
Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến sự thụ hưởng các quyền con người. (Nguồn: CEU)

1. Đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ ba, càn quét dữ dội khắp các châu lục, trở thành một thách thức to lớn trong lịch sử loài người. Kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là đại dịch toàn cầu, thì virus SARS-CoV-2, một vi sinh siêu nhỏ, chỉ bằng 150 micron, tức bằng 1/1000 con vi khuẩn, vẫn chưa biết rò rỉ ra từ đâu, cứ 6 tháng lại biến chủng một lần từ Alpha, Delta đến Omicron và chắc chắn sẽ còn tiếp tục biến chủng nữa, đang “điều khiển” cả thế giới.

Qua những lần biến đổi, Covid-19 không còn chủ yếu tấn công người cao tuổi và dễ tổn thương, mà còn gieo kinh hoàng với cả những người trẻ tuổi, khỏe mạnh. Con virus siêu nhỏ ấy đã đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với những mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, để lại những hậu quả không thể đong đếm.

Nhân Ngày Quốc tế về Phòng chống dịch bệnh 27/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh Covid-19 đã cho thấy một căn bệnh truyền nhiễm có thể lan rộng khắp thế giới, đẩy hệ thống y tế đến bờ vực và đảo lộn cuộc sống hàng ngày của toàn nhân loại một cách nhanh chóng.

Nhân loại đã và đang trải nghiệm trong đau thương, mất mát, khốn khó do đại dịch gây ra. Chỉ tính riêng về nhân mạng, tính đến ngày 24/1/2022, thế giới ghi nhận gần 355,7 triệu người nhiễm bệnh, trên 5,6 triệu người tử vong. Riêng Việt Nam, tính từ đầu năm 2020 đến nay, đã ghi nhận 2.155.784 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vọng tính đến nay là 36.884 trường hợp.

Ở phương diện kinh tế, xã hội, có những giai đoạn cao điểm của đại dịch, theo Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA), ước tính, có khoảng 4,2 tỷ người, tương đương 54% dân số thế giới và 60% GDP toàn cầu, sống trong tình trạng bị phong tỏa một phần hoặc toàn diện. Gần như toàn bộ dân số thế giới ở giai đoạn cao điểm chịu ảnh hưởng nhất định từ giãn cách xã hội. Thiệt hại về kinh tế lên đến hàng ngàn tỷ USD, tính riêng du lịch thế giới mất ít nhất 2.000 tỷ USD.

Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, kinh tế gia đình, gia tăng sự tù túng khiến tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn, những người “dễ bị tổn thương” chịu tổn thương nhiều nhất trong đại dịch.

Dịch bệnh Covid-19 đã đặt cả hệ thống chính trị của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và người dân vào những thách thức chưa từng có tiền lệ về năng lực quản trị, điều hành đất nước và nỗ lực ứng phó với đại dịch. Giữa lúc tăm tối, các nhà khoa học y sinh đã thắp lên hy vọng đưa nhân loại thoát khỏi đại dịch Covid-19. Những gì khoa học thế giới đạt được trong 2 năm qua, giải mã bộ gien và khắc chế virus SARS-CoV-2 là cả một kỳ tích chưa từng có.

Chỉ trong một thời gian ngắn, 350 nghìn công trình nghiên cứu khoa học về virus SARS-CoV-2 được công bố trên các tạp chí hàng đầu, hàng trăm tỷ USD được các Big Pharma đầu tư để nghiên cứu, sản xuất công cụ xét nghiệm, vaccine, thuốc điều trị với tốc độ kỷ lục.

Bằng những nỗ lực nghiên cứu toàn cầu gặt hái nhiều thành quả cho phép chúng ta xoay chuyển cục diện cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Các thành tựu khoa học thần tốc trong 2 năm qua đã đưa thế giới bước sang giai đoạn ứng phó mới, chuyển hướng chiến lược “sống chung”, thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả đại dịch. Cũng chỉ có Covid-19 mới có thể làm mọi thứ trôi nhanh như vậy!

Vì một thế giới tốt đẹp hơn
Nhân viên y tế hướng dẫn cách rửa tay đúng cách cho trẻ em tại trung tâm công cộng ở Central Java, Indonesia. (Nguồn: UNICEF)

2. Không chỉ làm tổn thất nhân mạng, thiệt hại về kinh tế, mà dịch bệnh Covid-19 đã làm bộc lộ các vấn nạn từ chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng đến tham nhũng, trục lợi trên phạm vi toàn cầu, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng, khoét sâu phân cực chính trị tại nhiều quốc gia và thậm chí được sử dụng như một chiêu bài chính trị trong quan hệ giữa các nước.

Cộng đồng quốc tế lo ngại, Covid-19 có nguy cơ châm ngòi các cuộc xung đột và làm gia tăng tình trạng đói nghèo trên thế giới. Nhiều giá trị về quyền con người bị đảo lộn, biểu hiện rõ nhất là các cuộc biểu tình phản đối biện pháp phong tỏa và phong trào bài vaccine, nhiều quyền và tự do cá nhân bị hạn chế hoặc xâm phạm.

Thông tin dịch bệnh Covid19 bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc khiến tâm lý thù ghét, bài xích người gốc Á, hàng nghìn vụ bạo lực liên quan đến thù hằn chủng tộc đã được ghi nhận tại Mỹ và một số nước châu Âu.

Cuộc điều tra nguồn gốc virus nCoV-2 đã tác động mạnh mẽ tới các mối quan hệ quốc tế, điển hình là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng, khiến Mỹ áp đặt cuộc thương chiến với Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh che đậy mức độ nghiêm trọng của đại dịch, đe dọa trừng phạt và bồi thường thiệt hại.

Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc Mỹ chính trị hóa cuộc khủng hoảng nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi cách xử lý đại dịch yếu kém của mình. Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng và kinh tế do đại dịch. Nội bộ bị phân cực, chia rẽ khi các bên tranh cãi lẫn nhau về cách ứng phó với đại dịch khiến Tổng thống Trump phải ra đi ở nhiệm kỳ 2.

Virus SARS-CoV-2 siêu nhỏ đã đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng...

Khi diễn biến dịch lên tới đỉnh điểm tác động rất xấu đến tình hình kinh tế-xã hội, chính phủ nhiều nước cấp tốc chi hàng tỷ USD để mua vật tư y tế, đưa ra các gói hỗ trợ lớn để ứng phó đại dịch, giảm nhẹ tác động kinh tế - xã hội do Covid-19 gây ra.

Nhiều tổ chức quốc tế và các nước đã cảnh báo nguy cơ tham nhũng, trục lợi sẽ “bùng phát” trong việc mua sắm vật tư y tế, trong vận hành quỹ hỗ trợ khẩn cấp.

Do phải ưu tiên tốc độ để nhanh chóng có được sản phẩm thiết yếu như máy thở, vaccine, sinh phẩm y tế, những thủ tục đấu thầu, kiểm tra vốn chặt chẽ, nay được đơn giản hóa hoặc bỏ qua. Những quan tham và kẻ gian lợi dụng tình thế, kẽ hở đó để “giữ giá”, “thổi giá”, thực hiện hành vi tham nhũng, trục lợi.

Sự thật, nạn tham nhũng, trục lợi, “kiếm ăn trên sinh mạng người” đã xảy ra ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tệ nạn này không chỉ ảnh hướng lớn đến sức khỏe, tính mạng, đời sống của người dân và doanh nghiệp, mà còn tác động tiêu cực tới tâm tư, tình cảm, niềm tin của người dân đối với hệ thống chính trị!.

Giới hoạch định chính sách cùng các nhà khoa học cảnh báo Covid-19 tiếp tục làm thế giới đau đầu trong năm 2022 và có thể xa hơn nữa. Tất cả phụ thuộc vào cách thức virus tiến hóa và khả năng chống chịu, phản ứng của chúng ta.

Covid-19 cũng thức tỉnh cộng đồng nhân loại bộc lộ những phẩm chất nhân văn cao cả, trí thông minh, lòng quả cảm, đức hy sinh. Chưa bao giờ hai từ “đoàn kết”, “chia sẻ” được sử dụng trên xa lộ thông tin toàn cầu nhiều đến thế, nhắc nhở các quốc gia và công dân toàn cầu rằng đại dịch nguy hiểm là có thật, hãy bớt “tham, sân, si”, vượt qua sự chia rẽ, thù hận và chỉ có hợp tác, đồng tâm hiệp lực mới mong sớm vượt qua kiếp nạn!

Thế giới bước vào năm Covid-19 thứ ba. Phải làm gì để một năm mới tốt đẹp hơn?

Câu trả lời nằm trong chính ý thức của mỗi chúng ta - không hoảng loạn, không bấu víu vào những luận cứ phi khoa học, ở cách ứng xử của các quốc gia trong việc đầu tư cho nghiên cứu, coi Covid-19 như một bệnh, một chuyên khoa là hướng đi tất yếu trong thời kỳ thích ứng an toàn.

Covid-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt. Vì vậy, cần tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cấp địa phương để ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ thống y tế; bảo đảm quyền tiếp cận công bằng về y tế, nhất là vaccine cho tất cả mọi người; và cần đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Trên hết, đoàn kết toàn cầu là yếu tố quan trọng để cùng nhau chiến đấu chặn đứng những đại dịch trong tương lai, vì an toàn cho mọi người.

Thế giới đang ở thời điểm mấu chốt trong đại dịch Covid-19

Thế giới đang ở thời điểm mấu chốt trong đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia cùng nhau nỗ lực để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại ...

Tin giả - Một loại 'giặc' khác

Tin giả - Một loại 'giặc' khác

Thông tin bịa đặt vốn dĩ vẫn luôn tồn tại trong đời sống xã hội. Với sự nở rộ của mạng xã hội và công ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Thua Bournemouth, các cầu thủ MU nổi giận trong phòng thay đồ

Thua Bournemouth, các cầu thủ MU nổi giận trong phòng thay đồ

Theo lời trung vệ Lisandro Martinez, các cầu thủ MU rất tức giận với bàn thua đầu tiên trong trận đấu với Bournemouth.
Tổng thống Ukraine nêu điều kiện khó chấp nhận, Thủ tướng một nước châu Âu 'tức tốc' tới Nga, ngỏ lời mua khí đốt

Tổng thống Ukraine nêu điều kiện khó chấp nhận, Thủ tướng một nước châu Âu 'tức tốc' tới Nga, ngỏ lời mua khí đốt

Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine hoàn toàn chấm dứt và quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?
Quy định sử dụng và quản lý giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định sử dụng và quản lý giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là nội dung của quy định về sử dụng và quản lý giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT ban hành ngày 15/11/2024.
Top 10 bàn thắng đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Top 10 bàn thắng đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Xuân Son lọt đề cử bàn thắng đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024 với pha lập công nâng tỷ số lên 4-0 ở trận đấu đội tuyển Việt Nam ...
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động