Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân hiện nay

PGS.TS NGUYỄN THANH TUẤN*
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân hiện nay
Công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua đã thu được nhiều thành tựu nổi bật về nội dung, như: Đã phổ cập giáo dục tiểu học; tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn giáo dục THCS từ năm 2011.

Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vại trò của Nhân dân và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân với phương châm “Người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch... Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân”.

Quyền làm chủ của nhân dân là làm chủ tập thể và làm chủ cá nhân, cả ở phương diện quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân và gắn với quyền dân tộc Việt Nam.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước luôn xem xét, giải quyết hài hòa, đúng đắn mối quan hệ giữa quyền làm chủ tập thể và quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua việc thực hành, phát huy dân chủ XHCN.

Thực tế trong phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, quyền làm chủ của Nhân dân không dừng lại ở quan điểm, định hướng mà đã trở thành động lực, yêu cầu nội tại ngay trong chính các chủ thể của hệ thống chính trị - xã hội và các chủ thể công dân.

Công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua đã thu được nhiều thành tựu nổi bật về nội dung, như: Đã phổ cập giáo dục tiểu học; tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn giáo dục THCS từ năm 2011. Trong các năm gần đây, khi đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt các quyền sinh kế, luôn được bảo đảm tốt.

Chẳng hạn, trong năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi chỉ còn 2%; trong đó khu vực thành thị là 2,93%, khu vực nông thôn là 1,55%. Việt Nam được quốc tế thừa nhận là đã thực hiện tốt các “mục tiêu thiên niên kỷ” của LHQ (giai đoạn 2001-2015) và đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu của chương trình phát triển bền vững giai đoạn 2016-2030.

Mặc dù có sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nhưng phương châm “không bỏ lại ai ở phía sau” đã được thực thi trong thực tế, từ nhi đồng, thiếu niên, đến thanh niên, phụ nữ, phụ lão, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo, người khuyết tật...Kết quả chung là đã mở ra không gian rộng lớn hơn cho việc phát huy các quyền làm chủ của nhân dân cũng như nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện nghĩa vụ của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người.

Còn về hình thức, sự đa dạng trong phương pháp và công cụ thực hành dân chủ ở cả hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, được thể hiện cụ thể trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân.

Và nó đã cơ bản trở thành phương pháp làm việc, thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước với Nhân dân cũng như của Nhân dân đối với họ. Quyền làm chủ của Nhân dân được thực thi và thể hiện trong thực hành, phát huy dân chủ XHCN ngày càng trở nên thực chất hơn. Nhờ thế đã hạn chế các xu hướng phân hóa xã hội trong cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bảo đảm quyền phát triển bền vững, bao trùm của dân tộc Việt Nam.

Tuy vậy, Đại hội XIII của Đảng cũng nhận định: “Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ XHCN có lúc, có nơi chưa được quan tâm phát huy đầy đủ”. Nguyên nhân là “... chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của Nhân dân và giải quyết kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Quyền làm chủ của Nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật”.

Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân hiện nay
Đường phố huyện miền núi Thanh Sơn, Phú Thọ được trang hoàng lộng lẫy chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. (Nguồn: TTXVN)

Để đẩy mạnh việc bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đòi hỏi phải tiếp tục hiện thực hóa những phương hướng, giải pháp sau:

Một là, “đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước” nhằm gắn quyền làm chủ của Nhân dân với quyền phát triển phồn vinh, hạnh phúc của đất nước.

Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên đã phát triển tư tưởng quyền “tự nhiên” của mỗi cá nhân thành quyền đương nhiên của mọi dân tộc. Cần nhấn mạnh rằng, nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết trong phát triển do Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924) đưa ra năm 1918 và Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của V.I. Lênin (1870-1924) công bố năm 1920 chưa gắn quyền dân tộc tự quyết trong phát triển với quyền con người.

Và trong luật quốc tế về quyền con người, phải đến năm 1966, Điều 1 của hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa mới ghi nhận quyền này là một quyền con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định dân là chủ thì mới làm chủ và bảo đảm trên thực tế quyền tự do, độc lập của dân tộc - quốc gia gắn với tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền của các cộng đồng dân cư, dân tộc, tôn giáo... vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc của đất nước và của người dân Việt Nam.

Theo tinh thần này, hiện nay phải “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Thông qua đó, “xây dựng và phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển nhất của đất nước”.

Thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ thể hiện ở mục tiêu bảo đảm quyền lực của dân, do dân, vì dân, mà còn phải được thể chế hóa thành công cụ để đạt được mục tiêu đó một cách hiệu lực, hiệu quả trong thực tế.

Bởi lẽ, trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần, khu vực kinh tế và phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, một chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cụ thể chỉ có thể nhắm được vào một thành phần, khu vực kinh tế nhất định, mà cùng một lúc rất khó bao phủ được toàn bộ các thành phần, khu vực kinh tế.

Do đó mỗi chủ trương, chính sách phát triển kinh tế chỉ có thể được lựa chọn, xác định chính xác và triển khai, thực hiện một cách hiệu lực, hiệu quả trên thực tế khi: Xuất phát và nhắm đến đúng thành phần kinh tế cần được thụ hưởng quyền lợi khi đề ra, ban hành chủ trương, chính sách đó; Phân rõ chủ thể được bảo đảm quyền lợi và chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền lợi đó; Lôi cuốn và huy động được sự tham gia chủ động, tích cực, đông đảo của người dân vào việc thực hiện chủ trương, chính sách đó; Bảo đảm sự công khai, minh bạch trong triển khai, thực hiện.

Đây chính là các tiêu chí của cách tiếp cận dựa trên quyền con người và là công cụ cần phải có trong “nghiên cứu, ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, nhằm thực hiện mục tiêu của thể chế nhà nước đó.

Nhờ đó sẽ chú trọng tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời cũng nắm bắt, điều tiết được những thách thức mới đang đặt ra ngày càng lớn hơn khi vấn đề quyền con người đang và sẽ được đề cập trực tiếp ngày càng nhiều hơn, bức xúc hơn, đặc biệt trong các vụ khiếu kiện, điểm nóng thay vì chỉ được giới hạn trong quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như hiện nay.

Hai là, bảo đảm thực hiện quyền con người là khâu nối tất yếu giữa lấy con người làm trung tâm và phát triển con người toàn diện. Thực tế cho thấy, một mặt, không thể lấy lấy dân làm gốc, không thể dựa vào dân, nếu không bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như đã được thể chế trong Hiến pháp 2013.

Mặt khác, con người không thể chủ động, tích cực tham gia vào các công việc nhà nước và xã hội với tư cách là người là chủ - làm chủ thì không thể thực hiện được mục tiêu phát triển con người toàn diện. Do đó, bảo đảm quyền con người phải là khâu kết nối cần thiết, không thể thiếu giữa khâu lấy con người làm trung tâm và phát triển con người toàn diện.

Phương hướng là thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế cơ chế: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Và một giải pháp cơ bản là hoàn thiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (năm 2007) theo hướng nâng lên thành luật và hoàn thiện các qui chế dân chủ tại doanh nghiệp, cơ quan nhằm kịp thời ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ hàm nghĩa mới là “dân giám sát, dân thụ hưởng” trong cơ chế đó.

Ba là, quyền làm chủ của Nhân dân trong điều kiện thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ là làm chủ tập thể, mà trước tiên và cơ bản là làm chủ bản thân. Cho nên trong phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của bộ máy Nhà nước, mà đồng thời phải chú ý đúng mức đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của con người, của công dân với tính cách là các quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế pháp quyền của bộ máy Nhà nước.

Nếu không chú ý xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế pháp quyền của bộ máy nhà nước và của công dân như vậy trong Nhà nước pháp quyền XHCN thì người dân và cả cán bộ, công chức, viên chức bộ máy Nhà nước quan hệ với Nhà nước chưa phổ biến bằng thể chế pháp quyền, mà có khi quan hệ lệch lạc ở tính “cộng đồng -tình nghĩa”, “cá nhân - cá thể” theo kiểu “lợi ích nhóm” và tính bao cấp.

Như vậy, trong việc tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thực hành dân chủ XHCN, phải coi trọng việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy thể chế pháp quyền có tính bình đẳng của con người, của công dân và của bộ máy Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN nói chung ở Việt Nam.

Thông qua đó kịp thời nắm bắt, điều tiết những quyền mới phát sinh, như: quyền an ninh và an toàn thông tin mạng, quyền kinh doanh và thanh toán trên nền tảng Internet, quyền giáo dục và sinh hoạt tôn giáo, văn hóa trực tuyến, quyền bí mật đời tư, nhất là trên mạng xã hội, quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em, quyền của nhóm LGBTQ...

Bốn là, tích cực, chủ động giải quyết những vấn đề quyền con người mới nảy sinh trong thực tiễn, nhất là các vấn đề sau:

Giải quyết vấn đề bảo vệ an ninh con người, an ninh quốc gia gắn với “thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.”.

Giải quyết vấn đề bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng: Tăng cường thực hiện Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và Bộ luật Lao động năm 2019, nhằm “hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội nước sở tại. Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh...”.

Qua đó, thực hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của Nhà nước ta đối với thế giới cũng như trong con mắt Việt Nam ở nước ngoài; khuyến khích, động viên ngày càng nhiều sự đóng góp của đồng bào ở xa Tổ quốc vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền trong hoạt động tư pháp nhằm thực hiện công khai, minh bạch nghĩa vụ bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân như văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tổ chức, cá nhân.”

Trong phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của bộ máy Nhà nước, mà đồng thời phải chú ý đúng mức đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của con người, của công dân với tính cách là các quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế pháp quyền của bộ máy Nhà nước.

* Nguyên Phó Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết

Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết

Dịch bệnh đặt con người trước thử thách sinh tử, thì cách tốt nhất để bảo đảm cho người dân thụ hưởng đầy đủ các ...

Kiên Giang: Toàn dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

Kiên Giang: Toàn dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

Kiên Giang triển khai tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với nhiều nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực theo sát ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Xem tử vi 20/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 20/1. Lịch âm hôm nay 20/1/2025? Âm lịch hôm nay 20/1. Lịch vạn niên 20/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 20/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ nhấn mạnh điều đó trong phát biểu chúc mừng năm mới tại chương trình Xuân Quê hương 2025 ở thủ đô ...
Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái tên được nhắc đến khi đề cập chuyến công du của ông Donald Trump trong những ngày đầu tiên trên cương vị ...
Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025.
Các nước Mỹ Latinh ra tuyên bố chung về vấn đề di cư trước thềm lễ nhậm chức của ông Trump

Các nước Mỹ Latinh ra tuyên bố chung về vấn đề di cư trước thềm lễ nhậm chức của ông Trump

Ngày 17/1, 10 nước Mỹ Latinh ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc trước kế hoạch trục xuất hàng loạt người di cư của ông Donald Trump.
Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ và phát triển giáo dục tổ chức chương trình Tết sẻ chia, Tết yêu thương cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Hai dự án mới do KOICA tài trợ sẽ giúp thúc đẩy những nỗ lực giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt ...
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phiến quân M23 tại tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo thời gian qua khiến hơn 100.000 người phải đi lánh nạn.
Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam được tái khẳng định khi ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình
Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi thăm Việt Nam
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho cộng đồng.
Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson bày tỏ ấn tượng trước quyết tâm của Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Việc phụ nữ đăng ký nghĩa vụ quân sự là chưa từng có ở Brazil, mặc dù phụ nữ đã tham gia quân ngũ chuyên nghiệp từ những năm 1980.
Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

UNICEF đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan, quốc gia đang bị chiến tranh và nạn đói hoành hành.
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Phiên bản di động