Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Quyền làm chủ của nhân dân

Chu Văn
Nhà nước pháp quyền là một giá trị nhân văn, cao quý của nhân loại, là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ với mục tiêu xây dựng và thực thi một nền dân chủ, bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Cải cách Tư pháp Trung ương phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp với các cơ quan liên quan về Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 9/6/2021. (Nguồn: TTXVN)

Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994, cũng như nhiều văn kiện khác của Đảng qua các kỳ Đại hội đã tiếp tục được khẳng định và có bước phát triển mới về chất, trở thành một nhiệm vụ chiến lược của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là “tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh”. “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân...”, đồng thời đưa ra những chủ trương lớn về quyền con người, gắn quyền con người với sự phát triển phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, gắn quyền với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện. Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu sự điều chỉnh tối cao của một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, nhất quán.

Hệ thống pháp luật ấy phải mang bản chất của một chế độ dân chủ, theo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người; bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi, hiệu quả và phải được xây dựng, ban hành theo kịp các quy luật phát triển của kinh tế-xã hội của đất nước.

Cộng đồng quốc tế đã nhất trí rằng, Nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại, một phạm trù mang tính phổ quát nhưng đồng thời cũng mang tính đặc thù, giá trị riêng của mỗi quốc gia, dân tộc, được xác định bởi hàng loạt yếu tố như lịch sử, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá và môi trường địa lý.

Nhà nước pháp quyền có những nguyên tắc và đặc trưng cơ bản, nhưng đó không phải là một khuôn mẫu bất biến áp dụng cho tất cả các quốc gia. Các yếu tố đặc thù không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và kiến tạo phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ quát của nhà nước pháp quyền trên thế giới.

Việt Nam nhận thức rõ về sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền mang tính phổ quát nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang tính đặc thù của Việt Nam nói riêng ngày càng sáng tỏ và trở thành yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng, phát triển đất nước và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đối với nước ta.

Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, Hiến pháp năm 2013, tại Điều 2, Chương I về Chế độ chính trị, khái niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Hệ thống pháp luật hoàn thiện cần có sự nỗ lực thực thi của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và cả người dân nhằm thực hiện để bảo đảm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, trong đó quyền làm chủ của Nhân dân được bảo đảm và phát huy; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm và mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tại Điều 14 Chương II, Hiến pháp 2013 cũng đã hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật Việt Nam từng bước được hoàn thiện theo tiêu chí của một nhà nước pháp quyền, số lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, bám sát yêu cầu của cuộc sống và đáp ứng các tiêu chí “đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch".

Trong lĩnh vực quyền con người, quyền công dân, hàng loạt các văn bản luật đã được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

Những năm qua, mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân, nhưng hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn đó những khiếm khuyết, chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra vì còn thiếu đồng bộ, chồng chéo; tính công khai, minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế, chưa đạt đến tầm của một hệ thống pháp luật phục vụ kiến tạo phát triển.

Mới đây, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ cho biết, từ năm 2016 đến tháng 5/2021, Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền phát hiện và kết luận có 660 văn bản ban hành trái pháp luật về nội dung và thẩm quyền, trong đó có 108 văn bản của cơ quan cấp bộ và 552 văn bản của chính quyền cấp tỉnh!

Trước những yêu cầu có tính cấp thiết, Nghị quyết Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ..., bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.

Vì vậy, phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không chỉ chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước, mà đồng thời phải chú ý đúng mức đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của con người, của công dân trong tổng thể các quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế pháp quyền của Nhà nước.

Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải xây dựng và triển khai các biện pháp ở tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chí về quyền con người, quyền công dân: công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong thực tế.

Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, Nhà nước phải có trách nhiệm công nhận, ghi nhận đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của con người, của công dân, bảo đảm tính khả thi hiệu quả.

Đồng thời, Nhà nước cũng phải xây dựng các cơ chế bảo đảm cho hệ thống pháp luật được thực thi trên thực tế, kiểm tra giám sát quá trình tổ chức, thực hiện, bảo đảm sự tôn trọng các quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, để mọi người được thụ hưởng và phát triển các quyền của mình trong thực tế; ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân.

Việc xây dựng hệ thống pháp luật còn phải tạo điều kiện, thúc đẩy, kiến tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho việc tiếp cận quyền con người, quyền công dân của tất cả mọi người, của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Với mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại, một nước Việt Nam hùng cường, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật cho tương lai theo hướng tiếp cận từ quyền con người, có đặc trưng chủ đạo là hội nhập và kiến tạo phát triển, đồng thời có cơ chế kiểm soát quyền lực, không cho phép ai, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng nào đứng trên, đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật, nhằm bảo đảm cho quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.

Và trên tất cả, hệ thống pháp luật hoàn thiện cần có sự nỗ lực thực thi của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và cả người dân nhằm thực hiện để bảo đảm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát huy; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm và mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hệ thống giá trị mở trên nền tảng ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’

Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hệ thống giá trị mở trên nền tảng ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’

Chủ nghĩa xã hội và xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống giá trị thống nhất của cái chung, cái ...

Sức mạnh nội sinh kiến tạo Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Sức mạnh nội sinh kiến tạo Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Định hình và nâng cao ý thức công dân xã hội chủ nghĩa là một trong những nhân tố tạo sức mạnh bên trong của ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7, phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài ...
Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp BCĐ Nhân quyền Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, tập huấn công tác năm 2024.
Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 22/7 đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng' nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái ứng phó với các thách thức trên không gian mạng.
Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác ...
Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền.
'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam, chương trình nhắn tin 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam' nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn.
Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ về các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam.
Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh, định hướng công tác bảo hộ công dân thời gian tới sẽ là nâng cao tính chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson chia sẻ với báo chí về vai trò của dữ liệu toàn diện trong nỗ lực tiếp cận các nhóm yếu thế.
Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng

Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng

Bảo đảm quyền của phụ nữ trên không gian mạng là một quá trình mà các chủ thể, đối tượng và nội dung bảo đảm có quan hệ tác động và chi phối lẫn nhau.
UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ông Matt Jackson ấn tượng mạnh về lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số diễn ra sáng 1/7.
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động