Nhỏ Bình thường Lớn

Cuộc chiến “bát cơm sắt”

Công việc nhàn hạ, tính ổn định cao cùng nhiều phúc lợi đi kèm… là những yếu tố khiến ngày càng nhiều người Trung Quốc theo đuổi cuộc chiến “bát cơm sắt” - cụm từ dùng để chỉ những công việc trong cơ quan Nhà nước.
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien bat com sat Nhật Bản: Tự tử do làm việc quá sức tăng cao
cuoc chien bat com sat Thụy Điển áp dụng sáu giờ làm việc một ngày

Caizhen Wang (23 tuổi) vừa tốt nghiệp khoa Kinh tế - Đại học Thanh Hoa, một trong những đại học hàng đầu của Trung Quốc (TQ). Với tấm bằng đỏ từ một cơ sở đào tạo có uy tín, việc tìm công việc đúng ngành nghề với mức lương cao tại một doanh nghiệp thuộc khối tư nhân hoàn toàn nằm trong tầm tay của cô. Tuy nhiên, Wang lại quyết định ứng tuyển làm công chức của bộ phận xuất nhập cảnh thuộc Bộ Thương mại TQ.

cuoc chien bat com sat
Kỳ thi tuyển công chức tại Trung Quốc hàng năm thu hút hơn 1 triệu người tham gia ứng tuyển. (Nguồn: Twimg)

“Cha mẹ muốn tôi có công việc ổn định và nhàn hạ để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Hơn thế, là công chức, tôi cũng được hưởng nhiều trợ cấp y tế và phúc lợi xã hội tốt hơn”, Wang chia sẻ lý do cô muốn trở thành công chức Nhà nước.

Cạnh tranh khốc liệt

Wang chỉ là một trong số hơn 1,5 triệu người đăng ký tham gia kỳ thi tuyển công chức quy mô lớn do Chính phủ TQ tổ chức vào ngày 10/12 tới đây. Dù tỷ lệ chọi khá khốc liệt nhưng số lượng người ứng tuyển vẫn tăng đều qua hàng năm. Việc có được một vị trí trong cơ quan Nhà nước đã trở thành niềm mơ ước của hàng triệu thanh niên tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Kỳ thi tuyển công chức tại TQ thường kéo dài 5 giờ, được chia làm hai phần. Phần một là bài kiểm tra năng lực trong 2 giờ với khoảng 135 câu hỏi trắc nghiệm về nhiều lĩnh vực, từ toán học, tình hình quốc tế, ngôn ngữ học đến logic. Ba giờ còn lại, thí sinh sẽ phải hoàn thành một bài luận tổng hợp. Các thí sinh vượt qua được vòng này sẽ tiếp tục phần thi về chuyên môn và phỏng vấn tại các cơ quan Nhà nước mà họ ứng tuyển.

Theo China Daily, kỳ thi tuyển công chức năm nay vẫn rất cạnh tranh khi trong số 1,38 triệu người được chấp thuận tham dự kỳ thi thì chỉ có 28.533 vị trí cần tuyển, tương đương với tỷ lệ chọi là 1/48. Đáng chú ý, số người ứng tuyển cho một vị trí trong Văn phòng liên lạc thuộc Cơ quan Hợp tác quốc tế của Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình TQ thậm chí còn lên tới 2.666 người. Năm 2016, một vị trí lễ tân văn phòng cũng thu hút gần 10.000 ứng viên, trong đó không ít người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. 

Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển công chức, các ứng viên phải dành hàng tháng trời, thậm chí hàng năm cho việc ôn thi. Wang tâm sự, cô đã dành bốn tháng để tham gia các khóa học ôn luyện. “Trong khoảng thời gian có hạn, với số lượng câu hỏi khá nhiều và trải rộng trên nhiều lĩnh vực, bạn sẽ chỉ có chưa đầy một phút để hoàn thành một câu hỏi. Tôi đã phải luyện tập rất gian khổ để có thể theo kịp được tốc độ này”, Wang nói.

Nếu như trong thập niên 1980-1990, TQ chứng kiến số lượng người lao động tham gia làm việc trong khu vực tư nhân tăng vọt do các chính sách cải cách kinh tế giúp gia tăng thu nhập cho người lao động thì khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng người rời bỏ khu vực tư nhân để quay trở lại Nhà nước lại có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, mức lương của nhiều công chức TQ không hề cao so với mặt bằng chung, chưa kể còn thấp hơn nhiều so với các vị trí ở khu vực tư nhân. Số liệu của cơ quan thống kê nước này cho thấy, năm 2015, mức lương cơ bản của công chức thấp nhất là 212,5 USD/tháng (chỉ khoảng 4,8 triệu đồng) – mức lương được cho là khá thấp, kể cả so với lao động nông thôn.

Dù vậy, theo nhiều chuyên gia xã hội học, tính ổn định cao là một trong những lý do chính khiến các công việc Nhà nước hấp dẫn người lao động TQ. Ngoài ra, những trợ cấp và phúc lợi đi kèm cũng khá ưu đãi. Đơn cử như vị trí mà Wang ứng tuyển, nếu được chọn, ngoài mức lương theo quy định, cô còn được ưu tiên mua nhà ở Bắc Kinh với giá rẻ, có chỗ ở miễn phí và được ăn trưa miễn phí tại văn phòng.

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, việc làm ở khu vực tư nhân ngày càng bấp bênh thì có được công việc ổn định tại một cơ quan công quyền hẳn là lựa chọn “không thể tốt hơn” đối với nhiều thanh niên nước này.

Chuyện không của riêng ai

Cuộc chiến “bát cơm sắt” trên thực tế không chỉ là chuyện của riêng TQ mà còn diễn ra ở nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Theo tờ Korea Times, Hàn Quốc cũng tổ chức một kỳ thi tương tự dành cho các ứng viên muốn ứng tuyển vào các vị trí trong cơ quan công quyền, bao gồm cả các cơ quan cảnh sát hay bộ phận phòng cháy chữa cháy. Không chỉ được coi trọng, ở xứ sở kim chi, một người làm việc cho Nhà nước còn được xem là “niềm vinh dự cho cả dòng họ”.

Mức lương cao, phúc lợi xã hội tốt là những lý do khiến việc làm ở khu vực công tại Singapore đặc biệt thu hút người lao động nước này. Năm 2007, Chính phủ Singapore đã công bố chế độ lương mới, theo đó ngân sách nước này đã chi thêm 214 triệu SGD và nâng tổng số quỹ tiền lương lên 4,7 tỷ SGD/năm.

Kỳ thi tuyển công chức trên quy mô lớn cũng được Philippines tổ chức hai năm một lần, dành cho mọi đối tượng trên 18 tuổi và không phân biệt trình độ văn hóa. Dù không cạnh tranh gay gắt như TQ nhưng mỗi năm kỳ thi này cũng thu hút được số lượng lớn ứng viên tham gia.

cuoc chien bat com sat Lao động nữ giới - chìa khóa để Ấn Độ đạt mục tiêu tăng trưởng

Ấn Độ cần phải thúc đẩy sự tham gia của nữ giới trong thị trường việc làm nếu muốn hiện thực hóa tham vọng đạt ...

cuoc chien bat com sat Chính phủ Anh cần đảo đảm tương lai cho lao động di cư EU

Lời kêu gọi được lãnh đạo tổ chức Đại hội Công đoàn Frances O'Grady và Tổng giám đốc Phòng Thương mại Anh Adam Marshall đưa ...

cuoc chien bat com sat Brazil: Ngân hàng Trung ương vào "tầm ngắm" cải cách

Chỉ cần 41/81 Thượng nghị sĩ Brazil thông qua thủ tục phế truất Tổng thống Dilma Rousseff vào ngày 10/5 tới, tân Tổng thống sẽ tiến ...

Ngọc Trần (theo Business Insider)