Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 mang tên Jair Bolsonaro

Mai Hà
TGVN. Vấn đề lớn nhất mà Brazil vấp phải trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 mang tên Jair Bolsonaro.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil Ảnh ấn tượng tuần (1-7/6): Biểu tình cuồng nộ ở Mỹ, nắm đấm của ông Trump và nỗi đau Covid-19 ở Brazil
tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil Covid-19: Không chịu thua Mỹ, Brazil lại nối gót dọa rút khỏi WHO
tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil
Chẳng những không làm gì để đối phó dịch bệnh, Tổng thống Bolsonaro còn “thúc đẩy” Covid-19 lan nhanh và rộng hơn. (Nguồn: Vermelho)

Ngày 21/5 vừa qua, ít nhất 8 bang của Brazil tuyên bố sẽ không tuân thủ những chỉ dẫn phòng dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 mà Bộ Y tế nước này đưa ra 1 ngày trước đó, bao gồm cả việc khuyến khích sử dụng thuốc trị sốt rét chloroquine và hydroxychloroquine để điều trị các bệnh nhân nhiễm virus thể nhẹ, cho dù đây không phải là loại thuộc được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng và thậm chí còn có một số bằng chứng cho rằng những loại thuốc nào có thể phản tác dụng.

Hệ thống y tế công hỗn loạn

Sự việc này phơi bày tình trạng hỗn loạn trong hệ thống y tế công của Brazil trong bối cảnh đại dịch hoành hành, mà sai lầm cơ bản bắt nguồn từ việc điều hành kém cỏi của Tổng thống Jair Bolsonaro. Hệ thống y tế của Brazil dường như rơi vào tình trạng bế tắc khi thực hiện những sáng kiến ngẫu hứng và thiếu sự phối hợp với các chính quyền địa phương.

Hiện nay, Chính phủ liên bang không có lấy nổi một chính sách y tế khẩn cấp để phối hợp với các bang, quận huyện và địa phương. Và mỗi nơi thực hiện một kiểu sau khi Tòa án Tối cao trao quyền tự chủ cho họ để triển khai các biện pháp giãn cách xã hội.

Nói cách khác, đất nước này bị chia rẽ về y tế thành các “vùng lãnh thổ” theo bang, vùng với những biện pháp riêng, mức độ khác nhau, trong khi Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn “mải mê” vận động nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế sớm nhất có thể.

Tin liên quan
tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil Covid-19 tại Brazil: Vì đâu nên nỗi?

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Tạp chí y tế The Lancet đã đăng một bài xã luận gọi ông Bolsonaro là “mối đe dọa lớn nhất” đối với ngành y tế của Brazil và cho rằng “nếu ông không thay đổi cách nhìn thì tốt nhất nên ra đi”.

Đáp trả, ông Bolsonaro đăng trên trang cá nhân Twitter cho biết ông có thể sẽ tổ chức một bữa tiệc thịt nướng với vài trăm khách mời tại Phủ Tổng thống. Bộ trưởng Y tế thứ hai của ông Bolsonaro là Nelson Teich không biết phải trả lời ra sao khi được hỏi về biện pháp của Bolsonaro mở cửa trở lại các hiệu làm tóc và phòng tập thể hình vì cho đây là “các dịch vụ thiết yếu”. Vài ngày sau, ông này từ chức.

Từ cuối tháng 5/2020, Brazil đã trở thành tâm dịch Covid-19 toàn cầu với số ca tử vong mỗi ngày cao nhất thế giới và đứng thứ 2 về tổng số người thiệt mạng, trung bình mỗi ngày có 20.000 ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong.

Ngay cả các con số "ấn tượng" trên có thể cũng chưa phản ảnh hết thực tế tại quốc gia Nam Mỹ này, do số lượng xét nghiệm rất hạn chế mỗi ngày. Đơn cử, vào ngày 17/5, Brazil chỉ thực hiện 3.400 ca xét nghiệm/1 triệu dân, trong khi Peru, nước có số ca nhiễm cao thứ 2 tại Mỹ Latinh, có tỷ lệ xét nghiệm là 19.100/1 triệu dân mỗi ngày.

Theo nhóm hoạt động CovidBrazil, con số lây nhiễm thực tế có thể cao hơn 16 lần so với con số thống kê chính thức. Hệ thống bệnh xá của Brazil đã “sụp đổ”, nhất là tại Manaus, thủ phủ của bang Amazonas.

Tại đây, do thiếu hỗ trợ từ trung ương, thị trưởng thành phố đã phải kêu gọi viện trợ quốc tế, trong khi chính quyền phải sử dụng tới máy xúc và xe ủi để tạo các hố chôn tập thể trong nghĩa trang của thành phố.

Nội bộ rối ren

Kể từ khi bùng phát đại dịch cho tới nay, Tổng thống Bolsonaro luôn hạ thấp tối đa mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh khi ông gọi dịch này là “cúm vặt”. Việc ông Bolsonaro yêu cầu mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế ngay từ những tuần đầu tiên của dịch bệnh đã đẩy ông vào thế xung đột với đa số thống đốc bang, những người cố gắng áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Thậm chí, ông Bolsonaro còn tham gia đoàn biểu tình phản đối Quốc hội và Tòa án Tối cao, cùng các biện pháp giãn cách xã hội mà các thống đốc ban bố.

Chẳng những không làm gì để đối phó dịch bệnh, Tổng thống Bolsonaro còn “thúc đẩy” Covid-19 lan nhanh và rộng hơn với cả một chiến dịch chống lại các nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Về cá nhân, ông phớt lời mọi yêu cầu giãn cách xã hội và sử dụng khẩu trang.

Theo một cuộc thăm dò hồi trung tuần tháng 5 của hãng CNT/MDA, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bolsonaro đã tụt giảm từ 47,8% hồi tháng 1 xuống còn 39,2%; trong khi có tới 69,2% cử tri ủng hộ các biện pháp của các thống đốc bang hơn là các hành động của tổng thống, còn tỷ lệ đánh giá hoạt động của Chính phủ trung ương là ở mức “rất tệ”, tăng từ 22% lên 32%.

tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil
Từ cuối tháng 5/2020, Brazil đã trở thành tâm dịch Covid-19 toàn cầu với số ca tử vong mỗi ngày cao nhất thế giới. (Nguồn: France24)

Bên cạnh khủng hoảng đại dịch, Brazil đang đón nhận một cuộc khủng hoảng chính trị, mà nguyên nhân chính vẫn là Bolsonaro. Tháng 4 vừa qua, ông Bolsonaro đã cách chức giám đốc cảnh sát liên bang Mauricio Valeixo, "cánh tay phải" lâu năm của Bộ trưởng Tư pháp và là “người hùng chống tham nhũng” Sergio Moro.

Ông Moro đã từ chức để phản đối việc sa thải ông Valeixo, đồng thời cáo buộc việc Tổng thống Bolsonaro thay thế ông Valeixo là vì ông cho tiến hành các cuộc điều tra nhắm vào các đồng minh chính trị của tổng thống, trong đó có cả 2 con trai của Bolsonaro. Tòa án Tối cáo sau đó đã cho phép tiến hành điều tra các cáo buộc của Moro, làm dấy lên những đồn đoán về một phiên luận tội hạ bệ Tổng thống tại Nghị viện.

Tiếp đó, Tòa án Tối cao cũng cho phép đăng tải một đoạn video có nội dung gần như khẳng định lời buộc tội của Moro khi ghi lại hình ảnh ông Bolsonaro phát biểu trong một cuộc họp chính phủ với hàm ý “tôi sẽ không ngồi đợi để cảnh sát phá hoại gia đình và bạn bè tôi”.

Giờ đây, ông Bolsonaro còn lại rất ít đồng minh chính trị và ngày càng dựa dẫm vào giới quân sự hoặc cựu sĩ quan, trao cho họ quyền lực và nhiều ghế hơn trong Nội các kể từ khi nền độc tài quân sự chấm dứt năm 1985. Ngược lại với lời hứa khi tranh cử là “làm trong sạch” nền chính trị, giờ đây vị nguyên thủ cực hữu này ngày càng phụ thuộc hơn vào các chính trị gia lão luyện, mà một vài trong số họ đang chịu những cáo buộc tham nhũng.

Như vậy, một cuộc khủng hoảng chính trị gây chia rẽ đất nước đang trực chờ bùng nổ, mà nguyên nhân chính là do ông Bolsonaro, người khiến cho chính phủ trung ương chống lại chính quyền địa phương.

Trong khi đó, Nội các đang bị quân sự hóa, Bộ Y tế gần như tê liệt, còn Chính phủ thì “mải mê” công kích báo chí và “thả lỏng” cho những người ủng hộ tấn công các nhà báo trên đường phố, tới mức tập đoàn truyền thông Rede Globo và nhật báo hàng đầu Folha de Sao Paulo quyết định ngừng đưa tin từ bên ngoài Phủ Tổng thống. Nền chính trị Brazil dường như đang đi qua “một bãi mìn”, chưa có lối thoát.

tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil Cập nhật 19h ngày 6/6: Số người mắc Covid-19 toàn cầu tăng nhanh chưa từng có, Brazil mỗi phút chết một người

TGVN. Với trung bình 100.000 ca mắc/ngày, số người mắc Covid-19 trên thế giới được xác nhận đang tăng nhanh chưa từng có.

tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil Cập nhật 7h ngày 1/6: Hơn 6,2 triệu ca Covid-19 toàn cầu, 'tâm chấn' Brazil thêm áp lực, Ấn Độ vào top 7

TGVN. Tính đến 6h ngày 1/6, theo trang thống kê Worldometers, thế giới ghi nhận 6.258.769 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ...

tong thong jair bolsonaro ke toi do gay ra tham hoa covid 19 tai brazil Dịch Covid-19: Mỹ Latinh thành 'tâm chấn mới', Mexico ghi nhận ngày kỷ lục 'đau thương và chết chóc'

TGVN. Mỹ Latinh đã trở thành tâm dịch mới của đại dịch Covid-19 với tốc độ lây lan gây quan ngại cho Tổ chức Y ...

(theo AméricaEconomía)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

‘Miền đất hứa’ cho xe điện

‘Miền đất hứa’ cho xe điện

Cùng những nỗ lực bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hiện nay, việc mở rộng sử dụng xe điện trong các nước khu vực ASEAN dự báo ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Kia mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Kia mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Kia của các dòng Quoris 2017, K5 2021, Morning 2021, Cerato 2021, Sorento 2021, Sonet 2021, Rondo 2021, Soluto 2021, Carens 2022, Carnival 2022, K3 2022, ...
Mách bạn cách chuyển tin nhắn thoại thành văn bản trên Zalo siêu đơn giản

Mách bạn cách chuyển tin nhắn thoại thành văn bản trên Zalo siêu đơn giản

Mới đây, ứng dụng Zalo đã cập nhật thêm tính năng mới cho cuộc trò chuyện của người dùng. Cụ thể, bạn có thể chuyển tin nhắn thoại thành văn ...
Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động