'Cuộc chiến' chống đại dịch Covid-19: Thế giới cần niềm tin và sự lạc quan

TGVN. Giới chuyên gia cảnh báo, đại dịch Covid-19 có thể kéo dài trong nhiều tháng. Vì vậy, cộng đồng quốc tế và bản thân mỗi người cần đối diện với những thử thách này với sự tích cực và lạc quan. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien chong dai dich covid 19 the gioi can niem tin va su lac quan WHO tại Việt Nam cảm ơn những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid-19
cuoc chien chong dai dich covid 19 the gioi can niem tin va su lac quan Phòng chống dịch Covid-19: “Đóng cửa”, để an toàn
cuoc chien chong dai dich covid 19 the gioi can niem tin va su lac quan
Một tình nguyện viên phân phát xà phòng ở thị trấn Diepsloot, Thành phố Johannesburg, Nam Phi. (Nguồn: AFP)

50 năm trước, cách ly có nghĩa là cô lập hoàn toàn với thế giới. Ngày nay, con người có nhiều lựa chọn phương thức giao tiếp và chính cuộc khủng hoảng Covid-19 khiến thế giới một lần nữa tìm lại những ý niệm chỉ có “trong thời chiến”, đó là cùng nhau vượt qua những khó khăn và thách thức.

Cú sốc về mọi mặt trên toàn thế giới

Khi nhiều quốc gia trên thế giới liên tục áp dụng những biện pháp chưa từng có tiền lệ, các nhà hoạch định chính sách bắt đầu suy ngẫm về những đổi thay căn bản mà cuộc khủng hoảng này tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, ở mọi quốc gia trên thế giới.

Hàng loạt doanh nghiệp bị nhấn chìm đột ngột trong “vực thẳm tài chính”. Theo một cuộc khảo sát của Mỹ, hơn một nửa các doanh nghiệp nhỏ có thể bị “xóa sổ” trong vòng 3 tháng tới nếu không được hỗ trợ khẩn cấp. Các quốc gia đang phải đối mặt với lựa chọn bất đắc dĩ, hoặc phải chấp nhận triển khai các biện pháp hà khắc để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh hoặc sẽ phải chứng kiến sự sụp đổ của nền kinh tế.

Dịch bệnh kéo dài cũng sẽ khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh nợ nần, thậm chí không thể nuôi sống bản thân. Cuộc khủng hoảng Covid-19 thực sự là thảm họa đối với các tổ chức văn hóa và quỹ từ thiện, khi những hoạt động và nguồn tài trợ bị cắt xén đáng kể. Tuy nhiên, khủng hoảng cũng là cơ hội để thế giới nhìn lại con người đang thực sự sống trong một xã hội như thế nào. Liệu chúng ta có đổ xô tích trữ nhu yếu phẩm, ưu tiên cho những lợi ích vị kỷ của bản thân, hay sẽ dang rộng vòng tay để đùm bọc những người khác?

Tại Lebanon, đất nước Trung Đông nhỏ bé này đã ở trên đỉnh của một cuộc khủng hoảng tài chính, thậm chí đứng trước nguy cơ vỡ nợ quốc gia. Dịch Covid-19 tiếp tục là một đòn giáng mạnh vào kinh tế của quốc gia này. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khó có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa. Số người dân Lebanon sống trong nghèo đói hiện đã vượt ngưỡng 50%, tỷ lệ thất nghiệp đối với những người dưới 25 tuổi đã vọt lên trên 37%.

Cho đến nay, hơn 800 doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống của Lebanon phải đóng cửa, đẩy hàng nghìn người khác rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế Lebanon sẽ còn được cảm nhận trong một thời gian dài và đây cũng chỉ là phần nổi của một "tảng băng chìm".

Tạp Iraq, các bệnh viện của quốc gia này đã quá tải đến mức những người nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) thậm chí không muốn vào điều trị trừ những trường hợp diễn biến quá nặng. Ở nước láng giềng Iran, nơi ghi nhận số ca lây nhiễm dịch Covid-19 nhiều nhất tại Trung Đông, thống kê chính thức cho thấy, trung bình 10 phút lại có một trường hợp tử vong do SARS-CoV-2. Một vài nghiên cứu đã cảnh báo rằng, 3,5 triệu người Iran có thể lây nhiễm nếu tình hình không sớm được kiểm soát.

cuoc chien chong dai dich covid 19 the gioi can niem tin va su lac quan
Thông điệp "Cùng nhau ở nhà" được đặt tại một con phố ở Mỹ. (Nguồn: Washington Post)

“Lạc quan là một nghĩa vụ đạo đức”

Trái ngược với Iran, kinh nghiệm ứng phó với dịch Covid-19 của một nước vùng Vịnh như Bahrain lại rất khác. Cho đến nay, Bahrain là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực này, khi hàng loạt công dân bị nhiễm bệnh sau chuyến hành hương đến Thành phố Qom của Iran.

Tuy nhiên, chính quyền Bahrain đã đưa ra những phản ứng kịp thời, theo dấu tất cả các trường hợp khả nghi và kiểm tra kỹ lưỡng những người có khả năng bị phơi nhiễm. Kết quả là, Bahrain đã ngăn chặn thành công sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ngay khi dịch bệnh bùng phát. Một số video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy người dân Lebanon sinh sống ở Bahrain đã ca ngợi các biện pháp quyết liệt của Chính phủ nước này. Họ cảm thấy an tâm hơn so với nhiều quốc gia khác, nơi hoạt động kiểm dịch không được thực hiện mạnh tay hoặc thiếu thông tin minh bạch để có thể nắm bắt được mức độ đe dọa thực sự của dịch bệnh.

Nhiều cơ quan cứu trợ y tế cảnh báo rằng, dịch Covid-19 cũng có thể là “kẻ thù vô hình” gây ra tình trạng chết người hàng loạt tại các trại tị nạn đông đúc ở Syria, Palestine hay Afghanistan. Nhiều người tị nạn hiện không được tiếp cận với nguồn nước sạch và hỗ trợ y tế tối thiểu.

Bên cạnh đại dịch Covid-19, thế giới cũng không nên bỏ qua một thực tế rằng, có khoảng 25.000 người chết đói mỗi ngày, tức hơn 9 triệu người mỗi năm. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở khu vực cận Sahara châu Phi hiện ở mức rất cao, khi trung bình 1/9 trẻ nhỏ tử vong trước 5 tuổi. Bên cạnh đó, bệnh sốt rét cũng giết chết khoảng 3.000 người tại lục địa Đen mỗi ngày.

Việc cách ly bắt buộc cũng là lời cảnh tỉnh trước những tác động về môi trường mà con người gây ra hàng ngày trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm công nghiệp ở nhiều thành phố ở Trung Quốc đã giảm đáng kể khi dịch bệnh bùng phát. Hoạt động giao thông cũng giảm mạnh khi con người hạn chế đi lại. Một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, mức độ khí phát thải CO2 (chủ yếu từ ô tô) đã giảm gần 50% kể từ sau khi dịch bệnh bùng phát.

Lịch sử đã chứng kiến nhiều đại dịch khiến hàng triệu người chết trong quá khứ. Đại dịch Covid-19 không chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh thế giới cần sẵn sàng hơn trước những mối đe dọa dịch bệnh trong tương lai, mà còn là sự cần thiết phải phối hợp cùng nhau giải quyết các thảm họa môi trường, các cuộc xung đột lớn và thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại nhiều khu vực trên toàn cầu.

Có một câu nói nổi tiếng “Lạc quan là một nghĩa vụ đạo đức”. Vì vậy, nếu thế giới cùng nhau phối hợp để tìm ra phương pháp chữa trị, bảo vệ những người dễ bị tổn thương và chuẩn bị cho những mối đe dọa tiềm tàng khác trong tương lai, thì đại dịch Covid-19 thực sự đã để lại những bài học quý báu cho loài người.

cuoc chien chong dai dich covid 19 the gioi can niem tin va su lac quan

Covid-19 rồi sẽ qua nhưng triển vọng phục hồi kinh tế không như Trung Quốc mong muốn

TGVN. Phần lớn doanh nghiệp Trung Quốc đã vận hành trở lại sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở quốc gia này. Tuy ...

cuoc chien chong dai dich covid 19 the gioi can niem tin va su lac quan

Quên dịch bệnh đi... đây là cách người dân châu Âu "đón nhận" đại dịch Covid-19

TGVN. Cổ vũ nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, cùng nhau ca hát… là cách nhiều người dân châu Âu "đón nhận" ...

cuoc chien chong dai dich covid 19 the gioi can niem tin va su lac quan

Những hành động lan toả yêu thương thời đại dịch Covid-19

TGVN. Phải "chôn chân" trong nhà vì đại dịch Covid-19, nhiều cá nhân sáng tạo đã thắp đèn Giáng sinh giữa tháng 3, gửi thiệp cho ...

Việt An (theo Arab News)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Ngày 7/1, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố hướng dẫn xây dựng Thị trường thống nhất quốc gia.
Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hoa ...
Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Cơ quan Cổ vật Israel thông báo, nước này phát hiện một tu viện thời kỳ Byzantine, niên đại khoảng 1.500 năm, sàn khảm rực rỡ và bảo tồn tốt.
Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Sáng ngày 7/1, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp cho rằng, nếu yếu đuối và bi quan, châu Âu 'sẽ có rất ít cơ hội được nước Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump tôn trọng'.
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc cho biết sẽ đệ đơn kiện quyền Tổng thống Choi Sang-mok với cáo buộc bỏ bê nhiệm vụ.
Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Shigatse, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc vào sáng 7/1.
Mỹ tố Nga 'đổ thêm dầu vào lửa' tại Sudan, Moscow phản bác 'hoà bình kiểu Mỹ'

Mỹ tố Nga 'đổ thêm dầu vào lửa' tại Sudan, Moscow phản bác 'hoà bình kiểu Mỹ'

Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 6/1, Mỹ đã cáo buộc Nga tài trợ cho cả hai phe xung đột trong cuộc nội chiến ở Sudan.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động