Cuộc chiến Covid-19: Cần trí tuệ và bình tĩnh, nhất là chặng đua cuối cùng

Đỗ Cao Bảo *
Việt Nam cần đẩy thật nhanh việc mua và tiêm vaccine Covid-19, phải mua đủ 150 triệu liều, đủ để tiêm cho 70% dân số, càng nhanh càng tốt, càng đạt miễn dịch cộng đồng càng sớm càng tốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc chiến Covid-19: Cần trí tuệ và bình tĩnh, nhất là chặng đua cuối cùng
Ông Đỗ Cao Bảo nhận định, ngoài việc quyết liệt, tốc độ trong việc mua và tiêm vaccine Covid-19, chúng ta cần phải thật trí tuệ, thật bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn trong việc lựa chọn vaccine.

Đấy là ý chí và nguyện vọng của toàn dân, là quyết tâm của Chính phủ, của ngành y tế. Thế nhưng, tôi muốn bổ sung, ngoài sự quyết liệt và tốc độ, chúng ta cần trí tuệ hơn, cần sự bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn hơn.

Chúng ta không nên sốt ruột khi thấy Mỹ, Israel và một số nước châu Âu có số ca nhiễm, số ca tử vong giảm mạnh. Nhất là khi họ công bố ngày sẽ dỡ bỏ giãn cách xã hội, mở cửa kinh tế và du lịch.

Chúng ta cũng không nên sốt ruột khi thấy các quốc gia láng giềng có tỷ lệ % dân số được tiêm vaccine lớn hơn.

Thực tế chống dịch Covid-19 trên toàn cầu trong những tháng qua đã chỉ ra, không phải cứ tiêm vaccine đủ cho 60%-70% dân số là đạt được miễn dịch cộng đồng, là chiến thắng dịch bệnh. Không phải quốc gia nào tiêm được vaccine nhiều hơn là dịch Covid-19 nhẹ hơn, thiệt hại kinh tế ít hơn.

Nên nhớ, "con virus" này còn nhiều điều bí hiểm, nhân loại vẫn chưa hiểu đầy đủ. Chúng ta mới chỉ nhìn sang Anh, Mỹ, Israel, Hungary, những quốc gia đang đạt kết quả tốt trong chiến dịch tiêm vaccine mà quên mất có những quốc gia khác đang ở tình thế rất đáng lo ngại dù đã tiêm vaccine tỷ lệ cao hơn cả Israel, cao hơn cả Anh, Mỹ, Hungary (rất tiếc là số quốc gia này lại khá nhiều).

Thực tế đã chỉ ra, cùng tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao như nhau nhưng kết quả lại hoàn toàn khác nhau. Có nhóm quốc gia khá tốt, nhưng có nhóm quốc gia không tốt, chúng ra mới chỉ nhìn vào nhóm tốt, mà không nhìn vào nhóm không tốt. Không có ai đặt câu hỏi, không có ai tìm hiểu tại sao các quốc gia này hiệu quả tốt, các quốc gia kia hiệu quả không tốt? Có gì đảm bảo Việt Nam chúng ta không rơi vào nhóm quốc gia không tốt?

"Có chiến lược đúng cho chặng cuối cùng, lấy kết quả cuối cùng là đạt miễn dịch cộng đồng chứ không phải chạy đua về tốc độ tiêm vaccine với các quốc gia khác". (Ông Đỗ Cao Bảo)

Các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng số ca nhiễm, số ca tử vong vẫn cao có thể kể đến Seychelles, UAE, Bahrain, Chile, Uruguay, Maldives, Mông Cổ, Qatar.

Những quốc gia này đều đã tiêm vaccine đạt từ 54% đến 71,6%, tiêm đủ 2 liều từ 31% đến 65,1% dân số, thế mà số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn ở mức 7.200, 20.000 đến 146.000 ca, lần lượt cao gấp 30 lần, 86 lần đến 630 lần Việt Nam; số ca tử vong vẫn ở mức 33 đến 1.664 ca, cao gấp từ 40 lần đến 2.000 lần Việt Nam (quy đổi tính trên 100 triệu dân).

Như vậy, chúng ta cần phải lấy dữ liệu thực tế để đi tìm nguyên nhân. Chúng ta cần nghiên cứu họ đã tiêm những vaccine nào, tỷ lệ mỗi loại vaccine là bao nhiêu, công tác bảo quản, vận chuyển, tiêm chủng như thế nào, có gì sai sót không? Thời gian bắt đầu tiêm vaccine từ ngày nào, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là bao nhiêu ngày? Trong thời gian tiêm vaccine có giãn cách xã hội không, người dân có thực hiện 5K không?

Ngay cả Anh, nhiều người nhận thông tin về tình hình dịch chưa đầy đủ, họ tưởng rằng Anh đã gần đạt miễn dịch cộng đồng, sắp chiến thắng đại dịch. Nhưng thực tế sau 2 tháng số ca nhiễm mỗi ngày ở mức dưới 3.000 ca (ngày thấp 1.600 ca) thì 13 ngày nay - sau khi Anh nới lỏng giãn cách xã hội thì số ca nhiễm mới lại vọt lên trên 3.000 ca, ngày 2/6 lên 6.238 ca.

Vừa ngày 1/6, nước Anh vui mừng vì không có ca tử vong thì ngày 3/6 số ca tử vong lại vọt lên 18 ca. Trước tình hình ấy, chính phủ Anh buộc phải lùi ngày dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội vào 21/6 như đã công bố trước đây.

Điểm cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất, quyết định nhất là phải đạt trên 70% dân số được tiêm vaccine thì mới đủ để đạt miễn dịch cộng đồng. Đây là vấn đề khó khăn nhất, thách thức nhất của các nước phương Tây. Họ rất dễ dàng đạt 62%, nhưng từ 62% lên 70% thì rất khó, bởi số còn lại là những người không muốn tiêm vaccine, nhất định không tiêm vaccine.

Vì những lẽ trên, tôi cho rằng, ngoài việc quyết liệt, tốc độ trong việc mua và tiêm vaccine, chúng ta cần phải thật trí tuệ, thật bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn trong việc lựa chọn vaccine. Đồng thời, xây dựng phác đồ, quy trình vận chuyển, bảo quản và tiêm vaccine. Có chiến lược đúng cho chặng cuối cùng, lấy kết quả cuối cùng là đạt miễn dịch cộng đồng chứ không phải chạy đua về tốc độ tiêm vaccine với các quốc gia khác.


* Đồng sáng lập, Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT

(Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả)

Ngày 1/6, nghĩ về những đứa trẻ ‘cách ly’ bố mẹ do Covid-19
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung: Mỗi tỉnh phải rà soát năng lực chống dịch Covid-19 và xây dựng các kịch bản ứng phó
GS. Nguyễn Thanh Liêm: ‘Vaccine là vũ khí duy nhất để thanh toán dịch bệnh Covid-19 và cứu vãn nền kinh tế’
Chống Covid-19, chúng ta có thực sự hiểu rõ nguy cơ từ bài học Ấn Độ?
Nhìn từ dịch Covid-19 ở Ấn Độ, nghĩ về trách nhiệm xã hội trong kỳ nghỉ lễ
Covid-19 ở Việt Nam: Để không phải ‘thả gà ra đuổi’
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Nghĩ đến trách nhiệm xã hội và bài học đắt giá về sự chủ quan
TIN LIÊN QUAN

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo chuyên gia kinh tế nổi tiếng, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời ...
Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động