Cuộc chiến Covid-19: Cần trí tuệ và bình tĩnh, nhất là chặng đua cuối cùng

Đỗ Cao Bảo *
Việt Nam cần đẩy thật nhanh việc mua và tiêm vaccine Covid-19, phải mua đủ 150 triệu liều, đủ để tiêm cho 70% dân số, càng nhanh càng tốt, càng đạt miễn dịch cộng đồng càng sớm càng tốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc chiến Covid-19: Cần trí tuệ và bình tĩnh, nhất là chặng đua cuối cùng
Ông Đỗ Cao Bảo nhận định, ngoài việc quyết liệt, tốc độ trong việc mua và tiêm vaccine Covid-19, chúng ta cần phải thật trí tuệ, thật bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn trong việc lựa chọn vaccine.

Đấy là ý chí và nguyện vọng của toàn dân, là quyết tâm của Chính phủ, của ngành y tế. Thế nhưng, tôi muốn bổ sung, ngoài sự quyết liệt và tốc độ, chúng ta cần trí tuệ hơn, cần sự bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn hơn.

Chúng ta không nên sốt ruột khi thấy Mỹ, Israel và một số nước châu Âu có số ca nhiễm, số ca tử vong giảm mạnh. Nhất là khi họ công bố ngày sẽ dỡ bỏ giãn cách xã hội, mở cửa kinh tế và du lịch.

Chúng ta cũng không nên sốt ruột khi thấy các quốc gia láng giềng có tỷ lệ % dân số được tiêm vaccine lớn hơn.

Thực tế chống dịch Covid-19 trên toàn cầu trong những tháng qua đã chỉ ra, không phải cứ tiêm vaccine đủ cho 60%-70% dân số là đạt được miễn dịch cộng đồng, là chiến thắng dịch bệnh. Không phải quốc gia nào tiêm được vaccine nhiều hơn là dịch Covid-19 nhẹ hơn, thiệt hại kinh tế ít hơn.

Nên nhớ, "con virus" này còn nhiều điều bí hiểm, nhân loại vẫn chưa hiểu đầy đủ. Chúng ta mới chỉ nhìn sang Anh, Mỹ, Israel, Hungary, những quốc gia đang đạt kết quả tốt trong chiến dịch tiêm vaccine mà quên mất có những quốc gia khác đang ở tình thế rất đáng lo ngại dù đã tiêm vaccine tỷ lệ cao hơn cả Israel, cao hơn cả Anh, Mỹ, Hungary (rất tiếc là số quốc gia này lại khá nhiều).

Thực tế đã chỉ ra, cùng tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao như nhau nhưng kết quả lại hoàn toàn khác nhau. Có nhóm quốc gia khá tốt, nhưng có nhóm quốc gia không tốt, chúng ra mới chỉ nhìn vào nhóm tốt, mà không nhìn vào nhóm không tốt. Không có ai đặt câu hỏi, không có ai tìm hiểu tại sao các quốc gia này hiệu quả tốt, các quốc gia kia hiệu quả không tốt? Có gì đảm bảo Việt Nam chúng ta không rơi vào nhóm quốc gia không tốt?

"Có chiến lược đúng cho chặng cuối cùng, lấy kết quả cuối cùng là đạt miễn dịch cộng đồng chứ không phải chạy đua về tốc độ tiêm vaccine với các quốc gia khác". (Ông Đỗ Cao Bảo)

Các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng số ca nhiễm, số ca tử vong vẫn cao có thể kể đến Seychelles, UAE, Bahrain, Chile, Uruguay, Maldives, Mông Cổ, Qatar.

Những quốc gia này đều đã tiêm vaccine đạt từ 54% đến 71,6%, tiêm đủ 2 liều từ 31% đến 65,1% dân số, thế mà số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn ở mức 7.200, 20.000 đến 146.000 ca, lần lượt cao gấp 30 lần, 86 lần đến 630 lần Việt Nam; số ca tử vong vẫn ở mức 33 đến 1.664 ca, cao gấp từ 40 lần đến 2.000 lần Việt Nam (quy đổi tính trên 100 triệu dân).

Như vậy, chúng ta cần phải lấy dữ liệu thực tế để đi tìm nguyên nhân. Chúng ta cần nghiên cứu họ đã tiêm những vaccine nào, tỷ lệ mỗi loại vaccine là bao nhiêu, công tác bảo quản, vận chuyển, tiêm chủng như thế nào, có gì sai sót không? Thời gian bắt đầu tiêm vaccine từ ngày nào, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là bao nhiêu ngày? Trong thời gian tiêm vaccine có giãn cách xã hội không, người dân có thực hiện 5K không?

Ngay cả Anh, nhiều người nhận thông tin về tình hình dịch chưa đầy đủ, họ tưởng rằng Anh đã gần đạt miễn dịch cộng đồng, sắp chiến thắng đại dịch. Nhưng thực tế sau 2 tháng số ca nhiễm mỗi ngày ở mức dưới 3.000 ca (ngày thấp 1.600 ca) thì 13 ngày nay - sau khi Anh nới lỏng giãn cách xã hội thì số ca nhiễm mới lại vọt lên trên 3.000 ca, ngày 2/6 lên 6.238 ca.

Vừa ngày 1/6, nước Anh vui mừng vì không có ca tử vong thì ngày 3/6 số ca tử vong lại vọt lên 18 ca. Trước tình hình ấy, chính phủ Anh buộc phải lùi ngày dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội vào 21/6 như đã công bố trước đây.

Điểm cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất, quyết định nhất là phải đạt trên 70% dân số được tiêm vaccine thì mới đủ để đạt miễn dịch cộng đồng. Đây là vấn đề khó khăn nhất, thách thức nhất của các nước phương Tây. Họ rất dễ dàng đạt 62%, nhưng từ 62% lên 70% thì rất khó, bởi số còn lại là những người không muốn tiêm vaccine, nhất định không tiêm vaccine.

Vì những lẽ trên, tôi cho rằng, ngoài việc quyết liệt, tốc độ trong việc mua và tiêm vaccine, chúng ta cần phải thật trí tuệ, thật bình tĩnh, sâu sát và thực tiễn trong việc lựa chọn vaccine. Đồng thời, xây dựng phác đồ, quy trình vận chuyển, bảo quản và tiêm vaccine. Có chiến lược đúng cho chặng cuối cùng, lấy kết quả cuối cùng là đạt miễn dịch cộng đồng chứ không phải chạy đua về tốc độ tiêm vaccine với các quốc gia khác.


* Đồng sáng lập, Ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT

(Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả)

Ngày 1/6, nghĩ về những đứa trẻ ‘cách ly’ bố mẹ do Covid-19
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung: Mỗi tỉnh phải rà soát năng lực chống dịch Covid-19 và xây dựng các kịch bản ứng phó
GS. Nguyễn Thanh Liêm: ‘Vaccine là vũ khí duy nhất để thanh toán dịch bệnh Covid-19 và cứu vãn nền kinh tế’
Chống Covid-19, chúng ta có thực sự hiểu rõ nguy cơ từ bài học Ấn Độ?
Nhìn từ dịch Covid-19 ở Ấn Độ, nghĩ về trách nhiệm xã hội trong kỳ nghỉ lễ
Covid-19 ở Việt Nam: Để không phải ‘thả gà ra đuổi’
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Nghĩ đến trách nhiệm xã hội và bài học đắt giá về sự chủ quan
TIN LIÊN QUAN

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia ...
Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Bạn đang muốn xem ảnh trên iCloud nhưng chưa biết phải làm cách nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn chia tiết từng bước cách xem ảnh trên iCloud một ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Apple sẽ nhanh chóng sửa lỗi báo thức trên iPhone

Apple sẽ nhanh chóng sửa lỗi báo thức trên iPhone

Apple cho biết đã biết về những sự cố mà người dùng iPhone gặp phải với tính năng báo thức và sẽ nhanh chóng khắc phục.
Triệu hồi xe Chery Omoda 5 tại Malaysia sau lỗi gãy trục sau

Triệu hồi xe Chery Omoda 5 tại Malaysia sau lỗi gãy trục sau

Hãng xe Trung Quốc vừa thông báo triệu hồi xe đối với mẫu Chery Omoda 5 tại thị trường Malaysia sau lỗi gãy trục sau khi đang di chuyển.
'Gã khổng lồ' khí đốt Nga lỗ ròng 629 tỷ Ruble - điều chưa từng xảy ra trong hơn 2 thập niên

'Gã khổng lồ' khí đốt Nga lỗ ròng 629 tỷ Ruble - điều chưa từng xảy ra trong hơn 2 thập niên

Gazprom đã phải chịu khoản lỗ kỷ lục trong năm ngoái, do thị trường châu Âu gần như đóng cửa đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt của tập ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động