Cuộc chiến không khói súng Nga-Ukraine trên Twitter

Thúy Huyền
Là tâm điểm của truyền thông thế giới, xung đột Nga-Ukraine cũng trở thành chủ đề bị lan truyền thông tin sai lệch một cách chóng mặt trên mạng xã hội Twitter.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mạng xã hội Twitter là mảnh đất màu mỡ của nhiều đối tượng lan truyền một cách chóng mặt các thông tin sai lệch, đặc biệt là về xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: AFP)
Mạng xã hội Twitter là mảnh đất màu mỡ của nhiều đối tượng lan truyền các thông tin sai lệch một cách chóng mặt, đặc biệt là về xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: AFP)

Twitter, với tư cách là một nền tảng được các chính trị gia, người nổi tiếng và các công ty sử dụng, nhưng cũng đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho những thông tin sai lệch lan truyền chóng mặt về xung đột Nga-Ukraine.

Twitter cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ của họ một cách tự do trên nền tảng bằng cách sử dụng hashtag, thúc đẩy mọi người tham gia các phong trào. Thông qua mạng xã hội này, thông tin được phổ biến một cách rộng rãi và nhanh chóng.

Vì vậy, ngay khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra đã trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế, trong đó Twitter là một nền tảng xã hội lan truyền nhiều thông tin về cuộc xung đột này. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc chiến đầu tiên được dư luận quốc tế quan tâm. Thông tin về các cuộc nổi dậy ở địa phương trong Mùa Xuân Arab* năm 2010, đặc biệt là ở Ai Cập và Tunisia, là những vấn đề quốc tế đầu tiên tràn lan trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Đến nay, xung đột Nga-Ukraine đang là sự kiện toàn cầu lớn nhận được sự quan tâm và hành động nhanh chóng của quốc tế. Vai trò của truyền thông xã hội đã góp phần thúc đẩy các hành động nhanh chóng từ các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, vô số thông tin lan truyền trên Internet đã gây khó khăn cho việc phân biệt thật giả, đồng thời đặt ra thách thức trong việc tìm ra sự thật.

"Đại dương" thông tin

Một cuộc kiểm tra 950.000 tweet trên Twitter cho thấy đã có vô số tuyên bố trái chiều được đưa ra, làm dấy lên tranh cãi về những sự thật liên quan tình hình Nga-Ukraine.

Các tài khoản chính thức của Nga, Ukraine và một số bộ trưởng đã đăng nhiều thông tin, tạo ra một số chủ đề "nóng" trên Twitter, làm dấy lên các cuộc tranh luận sôi nổi trong cư dân mạng. Nhiều chủ đề liên quan cuộc chiến và thuyết âm mưu trên Twitter đã trở nên phổ biến. Đáng chú ý, nhiều tranh luận hướng đến việc có hay không cuộc tấn công hạt nhân của Nga nhằm vào Ukraine.

Các thông tin sai lệch được lan truyền một cách chóng mặt, thậm chí sau khi ghi nhận tính không chính xác, chúng vẫn không được xóa bỏ. Điều này cho thấy một lỗ hổng lớn trong chính sách của Twitter, đặc biệt là trong giai đoạn xung đột xảy ra, việc tiếp cận thông tin sai lệch và các thuyết âm mưu dễ dàng hơn bao giờ. Twitter cần phải tạo ra các chính sách bảo vệ thông tin phù hợp hơn đối với các khu vực chiến sự, để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Ông Adam Rawnsley, nhà nghiên cứu cấp cao tại Daily Beast, đã chỉ ra tin đồn thất thiệt liên quan việc Mỹ tạo ra các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học bí mật ở Ukraine. Thông tin chưa kiểm chứng này đã thu hút nhiều người dùng.

Đáng nói, một khi mọi người đều tương tác và bàn luận về chủ đề này, thuật toán của Twitter sẽ khiến nó được lan truyền nhanh chóng hơn. Đối với người dùng, việc tích lũy nhiều thông tin sai lệch có thể khiến họ tin vào "thông tin sai sự thật".

Thống kê cho thấy, đã có 20.000 lượt tương tác trên Twitter và 17.000 tài khoản bàn luận thuyết âm mưu về các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học.

Các nền tảng truyền thông xã hội đã làm nảy sinh “cuộc chiến kỹ thuật số”, khiến nó trở thành cuộc chiến được giới trẻ quan tâm và theo dõi nhiều nhất.

Cuộc chiến truyền thông xã hội làm dấy lên rất nhiều tranh cãi nảy lửa và gây sự hoài nghi trên khắp thế giới. Twitter đã kêu gọi các tổ chức quốc tế nhanh chóng phản ứng với cuộc chiến này, tuy nhiên nó vẫn không ngăn cản được tin giả lan truyền trên phạm vi toàn cầu.

 Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov. (Nguồn: Getty Images)
Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov. (Nguồn: Getty Images)

Tổng tư lệnh mặt trận không gian ảo của Ukraine

Ông Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine cũng là Bộ trưởng trẻ nhất của Ukraine, đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ lôi kéo các hãng công nghệ lớn nhất thế giới về phía nước mình trong cuộc xung đột với Nga.

Vị Bộ trưởng trẻ tuổi này công khai đối đầu với Nga trên các nền tảng kỹ thuật số và kêu gọi người dân nhận thức rõ các hành động của Nga. Ông Mykhailo Fedorov đã viết một lá thư cho tất cả những gã khổng lồ công nghệ lớn trên thế giới để tạm ngừng dịch vụ của họ ở Nga và yêu cầu giúp đỡ công dân Ukraine càng nhiều càng tốt.

Phương thức này đã chứng minh hiệu quả khi cả FacebookYouTube đã chặn các cơ quan truyền thông nhà nước của Nga, còn Google vô hiệu hóa vài tính năng trên bản đồ Google Maps để bảo đảm an toàn cho người dân tại Ukraine. Apple cũng thông báo dừng bán sản phẩm tại Nga và gỡ ứng dụng của hai hãng thông tấn Nga, RT Sputnik News, khỏi App Store trên toàn cầu, trừ Nga.

Hơn nữa, thông qua khả năng huy động thông tin, ông Mykhailo Fedorov còn sử dụng Twitter như một nền tảng để cải thiện niềm tin của người dân Ukraine. Điều này thể hiện mặt tích cực của khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông xã hội trong thời điểm xung đột.

Việc làm của ông Mykhailo Fedorov cho thấy tiếng nói của các bộ trưởng và quan chức chính phủ trên mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn chiến sự.

Ví dụ này cũng đặt ra vấn đề cần chú trọng và làm nổi bật hơn nữa những tài khoản của các chính khách trên Twitter. Trong khi đó, việc chia sẻ tràn lan nội dung của công dân đăng tải nên chăng cần giảm bớt để đảm bảo Twitter có thể chia sẻ thông tin giúp ích cho các nỗ lực nhân đạo, hơn là lan truyền các nguồn thông tin chưa được kiểm chứng.

Cách thức ngăn chặn thông tin sai lệch

Một là, Twitter phải kiểm tra hashtag của người dùng thường xuyên và tìm kiếm thông tin sai lệch có thể lan truyền trên nền tảng để làm giảm sự lo lắng của mọi người về chiến tranh.

Hai là, tất cả các tài khoản lan truyền các tin tức giả mạo cần phải bị đình chỉ hoặc cấm đăng bài. Twitter nên kêu gọi mọi người tuân theo các nguyên tắc cộng đồng bằng cách sử dụng các chính sách tốt hơn.

Ba là, số lượng người được phép tham gia vào các chủ đề thảo luận trên Twitter của các quan chức chính phủ cần hạn chế. Điều này cho phép truyền bá thông tin chính xác đến quần chúng và kiềm chế sự xúi giục bạo lực.

Bốn là, Twitter cần nỗ lực gỡ bỏ thông tin sai và kiểm tra thực tế các bài đăng, đặc biệt là ở các vùng chiến sự. Thông tin sai lệch trong các khu vực chiến sự có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các quyết định được đưa ra.

Bởi các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter có tác động rất lớn tới nhận thức toàn cầu về chiến sự, thậm chí đến cả việc đưa ra quyết định ở cấp Liên hợp quốc trong thời gian chiến sự. Do đó, Twitter nên đảm bảo rằng, nó là một nền tảng cho sự thật trong thời chiến.


*Mùa Xuân Ả Rập là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Arab, bao gồm Tunisia, Algérie, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritania, Saudi Arabia, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Morocco.

Tổng thống Nga ra lời về chiến dịch quân sự ở Ukraine

Tổng thống Nga ra lời về chiến dịch quân sự ở Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, Moscow sẽ tiến hành các hoạt động quân sự ở Ukraine theo kế hoạch đề ra, trong bối ...

Nga không chấp nhận làm 'kép phụ' trong trật tự quốc tế, tuyên bố không ngừng chiến dịch ở Ukraine

Nga không chấp nhận làm 'kép phụ' trong trật tự quốc tế, tuyên bố không ngừng chiến dịch ở Ukraine

Nga sẽ kiên nhẫn và kiên định trong quá trình đàm phán với Ukraine, nhưng sẽ không chấp nhận đóng “vai phụ” trong trật tự ...

(theo Modern Diplomacy)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động