Cuộc chiến thương mại Mỹ - Nhật đã bắt đầu?

Minh Anh
Nỗi lo sợ bị tụt lại phía sau có thể sẽ khiến Washington hành động, dù đó có là một anh bạn đồng minh?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien thuong mai my nhat da bat dau Mỹ tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại với Nhật Bản
cuoc chien thuong mai my nhat da bat dau Mỹ - Nhật kết thúc đàm phán thương mại với trọng tâm là nông nghiệp nhạy cảm

Mỹ và Nhật Bản vừa kết thúc 2 ngày làm việc của vòng đàm phán thương mại đầu tiên. Các nhà đàm phán đã thảo luận các vấn đề thương mại liên quan tới hàng hóa, trong đó có nông nghiệp, cũng như sự cần thiết phải thiết lập các tiêu chuẩn cao trong lĩnh vực thương mại số.

Mỹ sợ tụt lại phía sau

Phân tích quan hệ Mỹ - Nhật và tương lai của cuộc đàm phán, trên CNBC, Chủ tịch kiêm CEO của Hội đồng Thương mại Mỹ Tom Donohue bình luận: “Khi bạn đứng yên trong các mối quan hệ thương mại tức là bạn đang bị tụt lại phía sau. Không nơi nào nhìn thấy điều đó rõ ràng hơn trong quan hệ giữa Mỹ và Nhật - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Mỹ. Đó cũng là lý do tại sao Mỹ phải có một cuộc đàm phán về thương mại với Nhật Bản.”

cuoc chien thuong mai my nhat da bat dau
Từ Thế chiến II, Mỹ - Nhật đã trở thành những đồng minh thân thiết. (Nguồn: AFP)

Giống như nhiều quốc gia khác tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Nhật Bản đã đạt được các thỏa thuận thương mại mới và dần phá bỏ các rào cản đối với thương mại toàn cầu. Chính điều đó đã khiến giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cho rằng, họ buộc phải hành động nhanh chóng để công nhân, nông dân và cả các công ty của mình “không bị mắc kẹt ở bên ngoài và chỉ có thể đứng nhìn vào trong”.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trường hợp điển hình. Mỹ từng dẫn đầu trong việc đàm phán hiệp ước thương mại này, nhưng khi Washington rút lui vào năm 2017, Nhật Bản và các nước tham gia khác đã chọn thực hiện nó mà không có Mỹ. Hiệp định thương mại mới, CPTPP cuối cùng đã có hiệu lực vào tháng 12/2018.

Nhờ thỏa thuận cắt giảm thuế quan, Nhật Bản đã nhập khẩu thêm 60% thịt bò từ Canada, Australia và các đối tác CPTPP khác trong tháng 1, so với cùng kỳ năm trước. Kể từ khi hiệp định thương mại EU - Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 2, nông dân và nhà sản xuất châu Âu cũng được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan tại Nhật.

Làn sóng thương mại gia tăng giữa Nhật và các đối tác của các hiệp định thương mại mới đồng nghĩa với việc người Mỹ đã dần đánh mất doanh số bán hàng cho thị trường Nhật. Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ xuất sang Nhật Bản đã giảm 35% từ đầu năm đến nay. Lúa mì và lúa mạch cũng bắt đầu bị ảnh hưởng.

Mục tiêu tiếp theo của Mỹ?

Hồi tháng 9/2018, tuyên bố chung giữa Nhật – Mỹ đã thống nhất việc triển khai các cuộc đàm phán thương mại song phương, trong đó tôn trọng quan điểm của từng Chính phủ, đặc biệt là lĩnh vực ô tô và nông nghiệp. Tại đây, hai bên cũng khẳng định quyết tâm tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư trên cơ sở “có đi, có lại”, thúc đẩy kinh tế toàn cầu một cách tự do, công bằng và cởi mở.

Tuy nhiên, Tokyo bị đồn đoán có thể là mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Trump khi thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Nhật Bản vẫn ở mức cao, đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc, Mexico.

Năm ngoái, thương mại Mỹ - Nhật cán mốc 300 tỷ USD. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư gần 500 tỷ USD vào Mỹ và sử dụng gần 1 triệu lao động tại đây, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, ngoại trừ Anh. Ô tô và phụ tùng là nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng trong cán cân thương mại. Trong khi ô tô do Nhật sản xuất là một trong những loại xe phổ biến nhất ở Mỹ, thì chỉ có một số ít ô tô do Mỹ sản xuất được tiêu thụ tại Nhật.

Tuần trước, trước thềm Cuộc họp Mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng thống Trump đã gửi một thông điệp tới các nhà hoạch định chính sách kinh tế đang tập trung tại Washington rằng: “Cuộc chiến thương mại của tôi chưa kết thúc và nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu phải tiếp tục đối phó với nó”.

Với đe dọa mới nhất về việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ một đồng minh thân cận là EU, Tổng thống Mỹ đã đưa ra một lời nhắc nhở rằng, ngay cả khi ông tiến tới thỏa thuận với Bắc Kinh để chấm dứt chiến tranh thuế quan, ông vẫn muốn “làm lại” nhiều mối quan hệ thương mại khác. Tất nhiên, EU không phải là duy nhất trong tầm ngắm của ông Trump.

Một toan tính khác

Tuy nhiên, Mỹ đã sẵn sàng tiến sâu hơn trong các cuộc đàm phán thương mại với Nhật có thể bằng những tính toán khác? Bởi thỏa thuận thương mại với Nhật Bản hoàn toàn có thể vượt ra ngoài quy mô của một thị trường, hoặc là bất lợi về thuế quan sẽ đến đối với chính nông dân và nhà sản xuất Mỹ. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản có thế mạnh về vốn và công nghệ, và các công ty Nhật có thể cùng chia sẻ mối quan tâm với các “đồng nghiệp” Mỹ về những thách thức của thương mại toàn cầu, đổi mới và số hóa.

Từ đó, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật có thể là cơ hội để hai nền kinh tế lớn viết ra các quy tắc thương mại toàn cầu trong thế kỷ 21. Với các quy tắc thương mại phù hợp, Mỹ và Nhật Bản có thể cùng thu lợi lớn.

Thậm chí giới chuyên gia Mỹ cho rằng, một thỏa thuận thương mại với Nhật cần phải khác USMCA (Thỏa thuận thương mại giữa Mỹ - Canada - Mexico) - với các quy định ngăn chặn các quy tắc tùy tiện có thể chống lại hàng xuất khẩu của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật được kỳ vọng sẽ loại bỏ được những quy tắc thương mại “bình thường”, để gây dựng lên những quy tắc mới, lèo lái kinh tế thế giới.

Trên thực tế, kể từ Thế chiến II, Mỹ - Nhật đã trở thành những đồng minh thân thiết. Theo nhận định của Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ Tom Donohue, giờ là lúc thích hợp để có một hiệp định thương mại, bởi một nền tảng chắc chắn có thể giúp hai đồng minh cùng bước qua thách thức của tương lai. “Chúng ta cần viết các quy tắc thương mại toàn cầu, nếu không chúng sẽ được viết và chúng ta buộc phải thực hiện. Mỹ không thể bị tụt hậu. Với các đối tác như Nhật, Mỹ cần dỡ bỏ thuế quan”, ông Tom Donohue nói.

cuoc chien thuong mai my nhat da bat dau Nhật - Mỹ khởi động vòng đàm phán đầu tiên về thỏa thuận thương mại song phương

Ngày 15/4, Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách đàm phán Toshimitsu Motegi đã có cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington.

cuoc chien thuong mai my nhat da bat dau

Cuộc “đụng độ” thương mại Mỹ - Nhật Bản trước "giờ G"

Đã đến lúc Nhật Bản phải bước vào một cuộc chiến mà họ đã cố gắng né tránh trong hơn hai năm qua - Cuộc ...

cuoc chien thuong mai my nhat da bat dau

Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai: Thủ tướng Nhật Bản ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump

Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ...

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam-Lào thường xuyên trao đổi cấp cao nhưng mỗi lần gặp là một lần đặc biệt đều vì mục tiêu làm sâu sắc hơn quan ...
Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu quốc gia Việt Nam Kiều Duy choáng ngợp khi tham quan siêu du thuyền gần một tỷ USD mới cập cảng quốc tế Cái Mép, Bà Rịa - ...
Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Hai người đàn ông tìm thấy 'kho báu' với khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ trên một cánh đồng.
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho ...
Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Kỳ thi vào lớp 10 sẽ gồm Toán, Văn và môn thứ ba do địa phương lựa chọn nhưng phải thay đổi sau mỗi 3 năm và được công bố ...
Ông Trump có thể sẽ không 'lên gân' với Trung Quốc như tuyên bố, Bắc Kinh đã bật chế độ phòng thủ

Ông Trump có thể sẽ không 'lên gân' với Trung Quốc như tuyên bố, Bắc Kinh đã bật chế độ phòng thủ

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc Park Jong-jun ngày 10/1 đã từ chức với cáo buộc ngăn chặn việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Các điều tra viên được cho là đang chuẩn bị thực thi lệnh bắt giữ do tòa án ban hành đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol với các tội danh nổi loạn và lạm ...
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động