‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, vẫn lộ lỗ hổng lớn, cuộc phản công từ Mỹ và vai trò của Trung Quốc (Kỳ cuối)

Hải An
Tương lai của cơ chế bảo vệ tài chính do Nga thiết lập không chỉ nằm trong tay của Điện Kremlin hay Nhà Trắng, mà còn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, lộ lỗ hổng lớn, cuộc phản công từ Mỹ và vai trò của Trung Quốc (Kỳ 2)
Trên thực tế, “cuộc chiến” tiền tệ giữa Nga và phương Tây chưa kết thúc và cơ chế bảo vệ tài chính của Moscow chưa sụp đổ. (Nguồn: Agropolit)

Mỹ ra tay

Có vẻ như kế hoạch của Nga nhằm mở rộng cơ chế bảo vệ nền tài chính của mình có một lỗ hổng lớn: Không tính đến các loại công cụ mà Mỹ có thể sử dụng để chống lại Moscow.

Tháng 9/2022, Bộ Tài chính Mỹ đưa Giám đốc điều hành của NSPK Vladimir Komlev vào danh sách trừng phạt.

Mặc dù không nhắm mục tiêu trực tiếp vào NSPK và hệ thống thanh toán Mir, nhưng bằng cách xử phạt ông Komlev, Bộ trên đã gửi một thông điệp tới các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài rằng, việc kích hoạt hệ thống thanh toán của Nga bằng cách tham gia hoặc hợp tác sẽ là một hành động rủi ro.

Động thái trên của Mỹ đã làm chậm đáng kể nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nga trong việc mở rộng đối tượng sử dụng thẻ Mir trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, việc Nhà Trắng “bí mật tuyên chiến” với thẻ Mir đã làm phức tạp tình hình đối với các quốc gia đã kết nối với hệ thống.

Chẳng hạn, ngay sau quyết định trừng phạt ông Komlev, TourDom - một cổng thông tin du lịch nổi tiếng của Nga, cho biết, nhiều khách sạn Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng chấp nhận thẻ từ hệ thống thanh toán của Moscow.

Khách hàng cũng cho biết, họ gặp khó khăn khi sử dụng thẻ Mir ở nước ngoài, vì nhiều ngân hàng từ chối chấp nhận thẻ do các ngân hàng Nga bị trừng phạt phát hành.

Yếu tố Trung Quốc

Bất chấp cuộc đối đầu của Mỹ với NSPK, trên thực tế, “cuộc chiến” tiền tệ giữa Moscow và phương Tây chưa kết thúc và cơ chế bảo vệ tài chính của Nga chưa sụp đổ. Tương lai của cơ chế bảo vệ tài chính của Nga không chỉ nằm trong tay của Điện Kremlin hay Nhà Trắng, mà nó còn phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nền kinh tế số 2 thế giới là đối tác thương mại chính của Nga và với việc Bắc Kinh tăng cường mua dầu của Moscow, quan hệ thương mại song phương không ngừng được củng cố.

Tin liên quan
‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, vẫn lộ lỗ hổng lớn, Mỹ phản công và vai trò của Trung Quốc (Kỳ 1) ‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, vẫn lộ lỗ hổng lớn, Mỹ phản công và vai trò của Trung Quốc (Kỳ 1)

Do đó, để bù đắp tác động của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, điều quan trọng đối với Nga là duy trì một đường dây liên lạc tài chính mà qua đó Moscow có thể duy trì thương mại với Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, Điện Kremlin đã cố gắng đưa Trung Quốc vào cộng đồng SPFS.

Trên thực tế, kể từ những tuần đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Ngân hàng Trung ương Nga và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã làm việc để thiết lập một đường dây liên lạc tài chính nhằm vượt qua SWIFT.

Tuy nhiên, không có ngân hàng Trung Quốc nào ngoài Ngân hàng Trung ương tham gia SPFS. Mặc dù vậy, sự do dự trong việc tham gia SPFS không nên được hiểu là Bắc Kinh không quan tâm đến việc thiết lập một mạng viễn thông tài chính song song với mạng phương Tây.

Trên thực tế, Trung Quốc đã và đang tận dụng vị thế tiền tệ hiện tại giữa Nga và phương Tây để mở rộng một hệ thống nhắn tin tài chính tương tự SWIFT của riêng mình. Vào năm 2015, Bắc Kinh đã thành lập Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS), qua đó, các ngân hàng có thể thanh toán trực tiếp bằng đồng Nhân dân tệ.

Hệ thống này cung cấp hai lợi thế cho khách hàng: Độc lập với SWIFT và ít phụ thuộc vào USD hơn. Do đó, khi CIPS được thành lập, các ngân hàng và tổ chức tài chính của Nga đang đối mặt với nguy cơ bị phương Tây trừng phạt đã quan tâm đến việc tham gia CIPS.

Đến năm 2016, hai ngân hàng Nga (VTB và FC Otkritie) đã tham gia hệ thống trên. Kể từ đó, 23 ngân hàng Nga - bao gồm các ngân hàng: Tín dụng Moscow, Châu Á-Thái Bình Dương, TransCapital, Đoàn kết, Ak Bars, Absolut và Saint Petersburg - đã tham gia CIPS.

Tốc độ các tổ chức tín dụng của Nga tham gia hệ thống của Trung Quốc đã tăng lên sau khi xung đột ở Ukraine bùng nổ. Hiện các ngân hàng quan trọng của Nga như Rosbank, Gazprombank và Alfa-Bank đang chuẩn bị kết nối hoàn toàn với CIPS.

Đây là sự phát triển quan trọng vì các đơn vị tín dụng này đóng một vai trò thiết yếu trong việc mang lại doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu mỏ, cụ thể là Gazprombank, cũng là kênh mà Trung Quốc có thể thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng Ruble.

‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, lộ lỗ hổng lớn, cuộc phản công từ Mỹ và vai trò của Trung Quốc (Kỳ 2)
Logo của Gazprombank tại một tòa nhà ở Moscow, Nga. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, mặc dù có vẻ như người Nga đã tham gia CIPS để đối phó với tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, đây có thể chỉ là mục tiêu ngắn hạn chứ không phải mục tiêu cuối cùng.

Trên thực tế, có khả năng cao mục tiêu cuối cùng chính là thiết lập một “nền tảng phương Đông lớn” bằng cách kết nối SPFS của Nga với CIPS của Trung Quốc.

Để chứng minh cho lập luận này, chúng ta có thể tham khảo nhận xét của Anatoly Aksakov, Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về Thị trường tài chính, vào ngày 16/3/2022. Theo đó, ông Aksakov tuyên bố: “Ngân hàng Nga và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang nỗ lực kết nối các hệ thống nhắn tin tài chính của hai nước, bỏ qua hệ thống quốc tế”.

Tuyên bố của ông Aksakov chỉ ra rằng, Moscow đang hy vọng tạo ra một “SWIFT 2.0” với sự giúp đỡ của Trung Quốc để bảo vệ tình trạng tài chính của mình khỏi các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Và chỉ có thời gian mới có thể biết liệu chương trình nghị sự đầy tham vọng này có bất kỳ cơ hội thành công nào hay không.

Trước tất cả những diễn biến này, chúng ta có thể kết luận rằng, cơ chế bảo vệ tài chính của Nga chưa thành công lớn nhưng cũng không phải là một thất bại hoàn toàn, vì cơ chế bảo vệ đã đạt được một hiệu quả đáng chú ý ở trong nước bằng cách đảm bảo các giao dịch thanh toán thông qua thẻ Mir và nhắn tin tài chính liên ngân hàng thông qua SPFS.

Tương tự, NSPK đã thành công trong việc xoa dịu tác động của việc hạn chế tiếp cận thẻ Visa và Mastercard đối với các sàn giao dịch nội địa của Nga.

Tuy nhiên, khi nói đến ngoại hối, hiệu quả của cơ chế phòng thủ của Nga còn bị đặt dấu hỏi nghi vấn vì vấn đề liên lạc và giao dịch nước ngoài vẫn là mối quan tâm cấp bách đối với nước này. Bởi lẽ, cả thẻ NSPK/Mir và SPFS đều không thể đảm bảo tiếp tục kinh doanh quốc tế mà không có sự can thiệp của nước ngoài.

Có vẻ như, để đạt được mục tiêu thứ hai, Nga cần vượt ra khỏi cơ chế phòng thủ tài chính tự tạo của mình và nỗ lực hình thành một “mặt trận” tài chính thống nhất với Trung Quốc. Đây sẽ là một quá trình phức tạp vì Mỹ vừa là thị trường xuất khẩu hàng đầu vừa là đối thủ chính của Bắc Kinh.

‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, vẫn lộ lỗ hổng lớn, Mỹ phản công và vai trò của Trung Quốc (Kỳ 1)

‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, vẫn lộ lỗ hổng lớn, Mỹ phản công và vai trò của Trung Quốc (Kỳ 1)

Những nỗ lực của Nga nhằm vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt của phương Tây được đánh giá là vượt xa các mối ...

Bất động sản mới nhất: Giật mình về giao dịch đất nền năm 2022, danh sách dự án chậm tiến độ, đề xuất gỡ rối cho thị trường

Bất động sản mới nhất: Giật mình về giao dịch đất nền năm 2022, danh sách dự án chậm tiến độ, đề xuất gỡ rối cho thị trường

Đề xuất một số giải pháp, nhiệm vụ để giải quyết khó khăn cho thị trường, giật mình với báo cáo giao dịch đất nền ...

Giá tiêu hôm nay 31/1/2023: Thị trường tiếp tục chịu sức ép do cung vượt cầu, triển vọng ảm đạm đến bao giờ?

Giá tiêu hôm nay 31/1/2023: Thị trường tiếp tục chịu sức ép do cung vượt cầu, triển vọng ảm đạm đến bao giờ?

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 55.500 – 58.000 đ/kg.

Giá vàng hôm nay 31/1/2023: Giá vàng giảm mạnh ‘khó hiểu’, bất chấp ngày vía Thần Tài, vàng SJC thu hẹp khoảng cách thế giới

Giá vàng hôm nay 31/1/2023: Giá vàng giảm mạnh ‘khó hiểu’, bất chấp ngày vía Thần Tài, vàng SJC thu hẹp khoảng cách thế giới

Giá vàng hôm nay 31/1, giá vàng SJC tại thị trường trong nước tiếp tục giảm mạnh khó hiểu ngay ngày vía Thần Tài (10 ...

Nga chính thức tung đòn mạnh, đáp trả quy định giá trần dầu từ phương Tây

Nga chính thức tung đòn mạnh, đáp trả quy định giá trần dầu từ phương Tây

Ngày 30/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin về trần giá ...

(theo trendsresearch.org)

Đọc thêm

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động