Cuộc chiến tiếp theo ở Afganistan sẽ là cuộc chiến tranh giành tài nguyên khoáng sản. (Nguồn: Word Press.) |
NATO đổ quân vào Afghanistan 20 năm trước với sứ mệnh "trấn áp chủ nghĩa khủng bố". Trong khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng đã tính, có thể có nhiều tài nguyên khoáng sản của Afghanistan bằng cách đánh bại Taliban. Tuy nhiên, cuộc chiến đã không như mong muốn.
Khoáng sản trị giá 3.000 tỷ USD
Ước tính 3.000 tỷ USD tài nguyên khoáng sản đã được khai thác từ Afghanistan. Ở đất nước này, người ta có thể dễ dàng kiếm hàng tỷ USD mỗi năm. Ngoài vàng và niken, Afghanistan còn có nhiều khoáng sản quý, bao gồm cả lithium và đồng; rất nhiều nguyên tố đất hiếm như scandium hay deuterium được sử dụng để sản xuất điện thoại di động, TV, sợi quang.
Sau khi vào Afghanistan, NATO đã giấu nhẹm các báo cáo điều tra của Nga về tài nguyên khoáng sản ở quốc gia này trong những năm 1980 và 1990.
Sử dụng công nghệ cao, Lầu Năm Góc đã phát hiện mỏ với trữ lượng lithium khổng lồ ở Ghazni. Lithium hiện là một khoáng sản chiến lược, chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị quân sự khác nhau từ pin máy tính nhỏ, cho đến các thiết bị điện quan trọng.
Cũng vì lithium, BBC đã gọi Afghanistan là “Saudi Arabia trong tương lai”. Do đó, việc kiểm soát được vùng Ghazni trong trong những năm tới trở nên rất quan trọng đối với nhiều thế lực.
Ngoài lithium, ở Afghanistan, đồng, các khoáng chất khác và cả thuốc phiện cũng là hàng hóa "nóng". Việc sản xuất ma túy dựa trên công nghệ methamphetamine cũng đang gia tăng. Các báo cáo gần đây về ma túy cho thấy, quy mô ngày càng "khủng" hơn của "nền kinh tế ma túy" ở đất nước này so với 20 năm trước.
Taliban sẽ thành đồng minh của Trung Quốc?
Khi viện trợ của Mỹ giảm dần, người Afghanistan sẽ cần Nga, Trung Quốc, Pakistan và Iran. Các quốc gia này hiện đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” với Taliban.
Về vấn đề này, Trung Quốc có kinh nghiệm hơn trong việc xúc tiến các dự án lớn ở Afghanistan. Năm 2016, Công ty TanK, thuộc Tập đoàn nhà nước MCC trong lĩnh vực luyện kim, đã thắng một hợp đồng khai thác mỏ đồng lớn nhất vùng Messrs, có trị giá hơn 27 triệu USD.
Vào thời điểm đó, có thông tin cho rằng, trong thương vụ này, Tập đoàn MCC đã phải chi một khoản tiền lớn cho Bộ trưởng Khoáng sản Mohammad Ibrahim Adel. Sau khi vụ nhận tiền hối lộ này bị phanh phui, Ibrahim Adel đã bị sa thải.
Thời gian đó, Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghanibị cũng bị cáo buộc nhận hối lộ của công ty SOS International, Mỹ, để chỉ định quyền kiểm soát tài nguyên khoáng sản ở tỉnh Kunar. Tham nhũng trong lĩnh vực khoáng sản ở Afghanistan nhiều đến mức, năm 2020, đất nước này bị Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp vào nhóm cuối các nước có tệ nạn tham nhũng nhiều nhất.
Trong 20 năm chiến tranh vừa qua, mỗi năm, từ các hoạt động khai thác khác nhau ở các địa phương, Taliban cũng đã thu được trung bình từ 22,6 nghìn đến 90,5 nghìn USD. Tại mỏ Mesanke, tỉnh Logar, cách Kabul 25 dặm về phía Nam, riêng hàm lượng đồng ước tính khoảng 80 triệu tấn. Thực chất, hầu hết công việc khai thác mỏ do các doanh nghiệp "sân sau" của quan chức chính phủ và quân du kích vũ trang địa phương.
Dù thắng thầu trong việc thuê khai thác mỏ đồng được nhanh chóng, song doanh nghiệp Trung Quốc đã không thể bắt đầu khai thác, do tình hình an ninh không thuận lợi. Trung Quốc cũng chưa thể lên kế hoạch đền bù để di dời lượng cư dân lớn sống trong khu vực khai thác. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không để mất đi nguồn dự trữ quý giá. Hiện, một nửa nhu cầu về nguyên liệu đồng toàn cầu đang phụ thuộc vào Trung Quốc. Chính vì vậy, việc Taliban làm bạn với Trung Quốc không có gì lạ.
Ở Bamiyan, cách Kabul 130 km về phía Tây, mỏ quặng sắt rất lớn ước tính vào khoảng 2,2 tỷ tấn. Năm 2011, một số công ty Ấn Độ đã đầu tư 10 tỷ USD cho lĩnh vực này. Giống Trung Quốc, họ vẫn chưa thể hoạt động.
Hiện, nguồn thu chính của Taliban là tài nguyên khoáng sản và du lịch. Các cường quốc đều đang muốn tận dụng điểm yếu này ở Afghanistan. Ngay sau khi mỏ đồng từ ở Mess Jank đi vào khai thác, Trung Quốc đã để ngỏ khả năng xây dựng hệ thống đường sắt. Hai nước Pakistan và Nga cũng đang tìm cách đàm phán với Taliban để có một số dự án kinh tế ở nơi đây.
48% người Afghanistan nghèo
Một nghịch lý, mặc dù là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng Afghanistan lại là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Đất nước có khoảng 45 triệu dân, nhưng 47% dân số ở dưới mức nghèo khổ. 3 triệu người Afghanistan đang tị nạn ở các nước láng giềng, khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ trở về những ngôi làng bị tàn phá. Tuy nhiên, nước này hiện đang dẫn đầu tỷ lệ sinh đẻ và thất nghiệp, tình hình được dự đoán sẽ tiếp tục kéo theo sự nghèo khổ.
Tương lai, người Afghanistan cần thực phẩm, nơi ở và công ăn việc làm. Tỷ lệ thất học ở công nhân từ 80-90%. Đa số những người trẻ tuổi không được đào tạo bất cứ thứ gì ngoài bắn súng.
Tới đây, Taliban đang cần vốn đầu tư để phát triển nhân lực và cơ sở hạ tầng. Còn các nhà đầu tư chỉ cần quan tâm đến việc có được khoáng sản giá rẻ bằng mọi cách, kể cả hối lộ nếu cần.
Khi quân đội Mỹ rút đi, một nguyên nhân chính dẫn đến xung đột ở một số khu vực của đất nước này, chính là việc các lực lượng địa phương tranh giành quyền kiểm soát các vùng khoáng sản. Taliban biết rằng, cuộc chiến tiếp theo sẽ không như cuộc chiến chiếm đóng thủ phủ Kabul, các vùng giàu khoáng sản mới là những "điểm nóng" mới.