‘Lời nguyền tài nguyên’ ở châu Phi

Yên Khê
Châu Phi luôn bị ám ảnh về mối liên hệ giữa sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ với xung đột, bất ổn và thảm họa môi trường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đường ống dẫn dầu thô “EACOP” gây tranh cãi giữa Uganda và Tanzania. (Nguồn: Business Insider)
Đường ống dẫn dầu thô “EACOP” gây tranh cãi giữa Uganda và Tanzania. (Nguồn: Business Insider)

Châu Phi không chỉ giàu có về năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, khí đốt, uranium, than… mà còn là nơi có nguồn năng lượng tái tạo sinh khối, thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió mà nhiều khu vực khác thèm muốn…

Sức hấp dẫn bền bỉ

Theo dữ liệu do tập đoàn dầu khí BP của Anh công bố, sản lượng dầu ở khu vực châu Phi cận Sahara năm 2021 đạt 345 triệu tấn, tương đương 8,2% nguồn cung thế giới và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 4,5%.

Sản lượng khí đốt tự nhiên của châu Phi năm 2021 đạt 258 tỷ mét khối, chiếm 6,4% nguồn cung toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12%. Các quốc gia sản xuất dầu khí lớn ở châu lục này là Nigeria, Angola, Libya và Algeria. Trữ lượng dầu mỏ của châu Phi được tìm thấy tăng từ 75 tỷ thùng năm 1997 lên 125,3 tỷ thùng năm 2021. Những năm gần đây, nhờ vào tiến bộ trong thăm dò ở vùng biển sâu và cực sâu, nhiều mỏ mới được phát hiện và khai thác kể cả ở các quốc gia chưa từng sản xuất dầu mỏ.

Ở Mozambique, các mỏ khí đốt tự nhiên lớn với trữ lượng khoảng 5.000 tỷ mét khối đã được tìm thấy vào năm 2010 ở tỉnh Cabo Delgado miền Nam sa mạc Sahara. Dự án khí đốt Coral Sul do tập đoàn dầu mỏ ENI của Italy điều hành ở đây với công xuất 3,4 triệu tấn khí hóa lỏng (LNG) mỗi năm có thể đưa Mozambique gia nhập câu lạc bộ các nhà xuất khẩu LNG chính của thế giới.

Tin liên quan
Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự nói Pháp vi phạm không phận, đảng của ông Bazoum lo ngại điều gì? Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự nói Pháp vi phạm không phận, đảng của ông Bazoum lo ngại điều gì?

Sự giàu có về tài nguyên cùng với vị trí địa chiến lược, nhu cầu vốn, khả năng quản lý và khai thác tài nguyên còn hạn chế mang lại sự hấp dẫn cho lục địa. Bên cạnh đó, nhu cầu cấp bách về đa dạng hóa và bảo đảm nguồn cung năng lượng sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine là yếu tố thúc đẩy các quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và nhiều thành viên của EU muốn làm ăn với châu Phi.

Từ năm 2010 đến 2015, đầu tư của Trung Quốc vào năng lượng ở châu Phi chiếm một phần năm tổng đầu tư vào lĩnh vực này tại khu vực (13 tỷ USD). Trước năm 2021, lượng nhập khẩu khí đốt của EU từ Nga là 43,2% so với chỉ 21% đến từ châu Phi nhưng nay đã ngược lại. Các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung mới từ Algeria, Nigeria, Libya, Angola, Mozambique hay Ai Cập. Italy, quốc gia nhập khẩu tới 45% lượng khí đốt từ Nga đã ký các thỏa thuận mua khí đốt thay thế từ Algeria, Ai Cập, Angola và Congo từ năm 2022.

Giàu nhưng vẫn nghèo

Mặc dù giàu tài nguyên nhưng châu Phi hưởng lợi rất ít từ nguồn này. Dân số các quốc gia cận Sahara chiếm khoảng 16% dân số toàn cầu nhưng chỉ tiêu thụ 3,4% năng lượng của thế giới. Tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của châu Phi cũng thấp hơn tỷ lệ sản xuất, chỉ khoảng từ 4% đến 8% tùy loại.

Phần lớn dân số vùng cận Sahara phụ thuộc vào năng lượng sinh khối vì không có các nguồn năng lượng hiện đại như điện. Năm 2022, có tới 25 trong số 54 quốc gia ở châu Phi khủng hoảng năng lượng.

Dù là nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi cho đến năm 2021, thế nhưng Nigeria vẫn phải nhập khẩu hơn 90% nhiên liệu. Tình trạng của Nigeria cho thấy “lời nguyền tài nguyên” vẫn còn ám ảnh châu Phi bởi những nguồn thu lớn từ xuất khẩu dầu mỏ đã không tạo ra cú hích cho sự phát triển kinh tế. Tháng 8/2022, Nigeria để mất vị trí quốc gia dầu mỏ hàng đầu vào tay Angola.

Các nhà quan sát cho rằng, chính khoảng cách giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ năng lượng của châu Phi mới là lý do chính gây ra căng thẳng ở khu vực.

Những khó khăn trong tiếp cận năng lượng của người dân thường là nguyên nhân gây ra biểu tình như ở Ghana năm 2015, Cameroon và Guinea năm 2017… Tháng 8/2022, một cuộc đình công phạm vi toàn quốc tại Nam Phi phản đối cắt điện và tình trạng xuống cấp của các nhà máy nhiệt điện than.

Nhiều tháng qua, tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp luôn là mục tiêu của các cuộc biểu tình phản đối mở rộng dự án khai thác dầu mỏ và đường ống dẫn dầu thô “EACOP” gây tranh cãi giữa Uganda và Tanzania. Người biểu tình cáo buộc siêu dự án của TotalEnergies đang gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường và an ninh tại khu vực. Các cuộc biểu tình tương tự khá phổ biến ở châu Phi khiến nhiều nhà quan sát cho rằng có mối tương quan tiêu cực giữa sự giàu có về tài nguyên và mức độ phát triển ở lục địa này.

Bên cạnh đó, những yếu kém về quản trị và cấu trúc nhà nước là yếu tố châm ngòi cho các cuộc nội chiến ở Libya, Sudan, Chad và một số quốc gia khác. Kể từ khi Nigeria độc lập vào năm 1960, người dân ở các vùng dầu mỏ của nước này luôn cáo buộc chính quyền trung ương chiếm đoạt doanh thu từ dầu mỏ.

Trong những năm 2004-2005, Phong trào giải phóng đồng bằng sông Niger (MEND) đã ra đời đòi hỏi một sự phân phối hợp lý hơn doanh thu từ dầu mỏ. Thế nhưng, theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), do gia tăng các hành động bạo lực chống lại nhà nước và các công ty dầu mỏ, MEND đã làm giảm một phần ba sản lượng dầu hàng ngày của Nigeria trong các năm tiếp theo.

Bên cạnh xung đột nội bộ, tranh chấp giữa hai quốc gia tại khu vực có trữ lượng năng lượng lớn cũng thường nổ ra như giữa Nigeria và Cameroon tại khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt Bakassi. Tình trạng mất an ninh do lực lượng dân quân có vũ trang, căng thẳng giữa các cộng đồng và các vấn đề quản trị cũng là yếu tố cản trở các hoạt động thương mại và đầu tư tiềm năng. Shell, nhà điều hành chính ở Nigeria, đã phải rút khỏi một số khu vực ở nước này. Tháng 9/2010, tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở Bắc Phi (AQIM) đã bắt cóc bảy nhân viên của tập đoàn Vinci ở Niger, nơi khai thác urani cho các nhà máy điện hạt nhân của Pháp.

Các địa điểm khai thác của phương Tây thường là mục tiêu của các nhóm khủng bố. Cuối tháng 3/2021, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công vào thành phố cảng Palma ở Cabo Delgado, khiến TotalEnergies phải tạm dừng dự án khí đốt “Mozambique LNG”... Hiện chỉ có dự án ngoài khơi của ENI có vẻ ít bị tấn công hơn do nằm ở ngoài biển xa.

Dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên Sahara, nối Nigeria với Algeria qua Niger dài hơn 4.100 km, cũng từng trải qua gần 10 năm không hoạt động, một phần do những trở ngại an ninh ở khu vực Sahel. Nhiều nhóm khủng bố thường xuyên hoạt động trên tuyến đường ống này như AQIM và IS ở vùng sa mạc Sahara lớn thuộc Niger, Boko Haram và IS ở Tây Phi, miền Bắc Nigeria.

Xe cơ giới thi công đường ống dẫn dầu thô “EACOP”.  (Nguồn: Business Insider)
Xe cơ giới thi công đường ống dẫn dầu thô “EACOP”. (Nguồn: Business Insider)

Vàng đen hay năng lượng xanh?

Các nhà quan sát cho rằng, ở các quốc gia như Nigeria, có mối tương quan giữa việc khai thác dầu mỏ và bạo lực. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc xung đột như các cuộc nội chiến ở Angola, Chad và Sudan xuất hiện trước cả khi dầu mỏ được xuất khẩu mà lý do là các yếu tố địa chính trị, văn hóa và sắc tộc...

Mặt khác, năng lượng vẫn là “vũ khí” chiến lược có thể chi phối tương lai của châu Phi nếu giải quyết hài hòa hai yếu tố phát triển và bảo vệ môi trường. Về phát triển, trong bối cảnh địa chính trị hiện tại, nhu cầu đa dạng hóa nguồn lực và cạnh tranh năng lượng đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự hồi sinh các dự án năng lượng ở châu Phi.

Thế nhưng, là khu vực địa lý đặc biệt, lại tiêu thụ ít năng lượng nhất thế giới, châu Phi là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Các hoạt động khai thác không được quản lý đúng mức đã và đang gây tổn hại đến đa dạng sinh học và sinh kế của người dân châu Phi.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ dân số khiến nhu cầu về tài nguyên tăng nhanh trong khi các nguồn đầu tư vào năng lượng sạch của châu Phi vẫn ở mức rất thấp. Nếu các nước châu Phi gia tăng khai thác một cách tràn lan thì sẽ lại đối mặt với nguy cơ môi trường do hệ sinh thái bị tàn phá. Do đó, vấn đề quản lý nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và đầu tư vào phát triển năng lượng sạch sẽ mang lại giá trị thực sự và bền vững cho cả châu lục.

Tổng thống Nga Putin mong muốn Liên minh châu Phi sớm trở thành thành viên G20

Tổng thống Nga Putin mong muốn Liên minh châu Phi sớm trở thành thành viên G20

Tổng thống Nga Putin cho rằng việc tham gia các tổ chức đa phương giúp châu Phi tăng cường tiếng nói và vị thế.

Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi và những thông điệp, góc nhìn

Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi và những thông điệp, góc nhìn

Bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay đòi hỏi cả Nga và châu Phi phải điều chỉnh quan điểm và hành động trước các ...

Mỹ được thông báo Nga sẵn sàng đàm phán thỏa thuận ngũ cốc; Italy quan ngại vấn đề liên quan đến châu Phi

Mỹ được thông báo Nga sẵn sàng đàm phán thỏa thuận ngũ cốc; Italy quan ngại vấn đề liên quan đến châu Phi

Ngày 1/8, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield tiết lộ, Washington đã được thông báo rằng Moscow sẵn sàng quay trở ...

Nga xuất 'vũ khí nông nghiệp’, ra mặt bao thầu lương thực cho châu Phi... đừng thách thức tiềm lực Moscow

Nga xuất 'vũ khí nông nghiệp’, ra mặt bao thầu lương thực cho châu Phi... đừng thách thức tiềm lực Moscow

Việc Tổng thống Nga Putin tuyên bố rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen (ngày 17/7) bị chỉ trích là động thái “vũ khí ...

Nhật Bản: Hợp tác với châu Phi cần thiết cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng

Nhật Bản: Hợp tác với châu Phi cần thiết cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng

Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 9 (TICAD 9) tại thành phố cảng Yokohama ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động