Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Minh Vương
Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng LDP.  (Nguồn: The Asahi Shimbun)
Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng LDP. (Nguồn: The Asahi Shimbun)

Nóng là bởi đảng này đang cùng đảng Công minh (Komeito) cầm quyền, trong đó LDP đóng vai trò chủ chốt và có số ghế áp đảo (258/465). Do đó, người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu nội bộ gần như chắc chắn sẽ kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio, ít nhất là cho đến cuộc tổng tuyển cử tiếp theo.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều gương mặt tiềm năng đã xuất hiện, nhưng chính trị gia nào có thể nở nụ cười cuối cùng trong cuộc đua được đánh giá khó dự đoán nhất trong nhiều năm nay?

Bối cảnh mới

Theo lịch trình, bầu cử toàn quốc tại Nhật Bản sẽ không diễn ra cho đến cuối năm 2025. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề phát sinh đang đẩy nhanh quá trình này. Trong nội bộ LDP, nhiều thành viên đảng bị phát hiện đã vận động và sử dụng quỹ chính trị bất hợp pháp, dẫn đến sự giải tán của một số phái lớn trong nội bộ LDP.

Đáng chú ý hơn cả, ông Kishida Fumio tuyên bố không tranh cử vị trí Chủ tịch đảng. Khi ấy, người kế nhiệm ông sẽ đương đầu với khó khăn chưa từng có sau hơn sáu thập kỷ cầm quyền của LDP: Dân số già hóa nhanh, sản xuất trì trệ, kinh tế bước vào suy thoái kéo dài, lạm phát cao và thu nhập giảm.

Đáng ngại hơn, 60% người dân cho biết họ không ủng hộ bất kỳ đảng phái nào. Tháng Sáu vừa qua, tỷ lệ ủng hộ của LDP chạm mức thấp nhất trong 100 năm. Do đó, có nhận định cho rằng dù kết quả bầu cử nội bộ có ra sao, người chiến thắng sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong năm nay để duy trì vị thế của đảng.

Thực trạng này đòi hỏi tân Chủ tịch đảng có khả năng chèo lái con thuyền LDP trước cơn gió mạnh từ đảng Dân chủ Lập hiến (CDP) và từ dư luận trong nước về các bê bối nội bộ, suy thoái kinh tế, cũng như một số vấn đề an sinh - xã hội hiện nay.

Đồng sàng dị mộng

Trong bối cảnh đó, ông Ishiba Shigeru, 67 tuổi, nguyên Tổng Thư ký LDP và nguyên Bộ trưởng Quốc phòng đang tỏ ra chiếm ưu thế. Đây là lần thứ năm ông tranh cử vị trí chủ tịch đảng LDP. Ông ủng hộ tăng lương để giải quyết tình trạng sinh hoạt phí cao, miễn thuế một số hàng hóa để hỗ trợ người có thu nhập thấp và ủng hộ chính sách tăng lãi suất tiệm tiến của Ngân hàng Trung ương.

Chính trị gia này đề xuất thiết lập cơ quan quản lý thiên tai riêng để xây dựng hầm trú ẩn, cải thiện tình trạng của quân nhân để bảo đảm lực lượng phòng vệ quốc gia. Ông là ứng cử viên duy nhất kêu gọi Nhật Bản chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hạt nhân sang năng lượng tái tạo và ủng hộ thay đổi Hiến pháp, cho phép nước này có nữ Nhật hoàng.

Một ứng cử viên nổi bật khác là bà Takaichi Sanae, 63 tuổi, Bộ trưởng Kinh tế. Từng đối đầu ông Kishida trong cuộc đua năm 2021, với lập trường thiên hữu bảo thủ như ủng hộ cải tổ Hiến pháp. Bà cho biết ưu tiên tăng trưởng kinh tế để cải thiện vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế, cho rằng cần có “chi tiêu chiến lược” để thúc đẩy tỷ lệ việc làm và tiêu dùng. Năm 2016, bà từng gây tranh cãi khi kêu gọi chính phủ thu hồi giấy phép của các hãng truyền thông nếu có hoạt động định hướng chính trị.

Trong khi đó, ông Koizumi Shinjiro, nguyên Bộ trưởng Môi trường, cũng được kỳ vọng làm nên chuyện. Tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) và là người trẻ nhất trong các ứng cử viên của cuộc bỏ phiếu lần này, con trai cựu Thủ tướng Koizumi Juniichiro nhận được ủng hộ mạnh mẽ từ phụ nữ và giới trẻ, và là “làn gió mới”.

Ông khẳng định đẩy nhanh việc triển khai chính kinh tế của Thủ tướng Kishida nhằm thích ứng với sự phát triển của công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), cam kết thay đổi thị trường taxi Nhật Bản, hỗ trợ thu nhập cho những hộ thu nhập thấp, thúc đẩy tăng lượng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, song tạo điều kiện để doanh nghiệp sa thải nhân viên dễ dàng hơn. Chính trị gia này ủng hộ điều chỉnh Hiến pháp và sớm tổ chức tổng tuyển cử. Nếu chiến thắng, ông sẽ là Thủ tướng Nhật Bản trẻ nhất trong tám thập kỷ qua.

Một số ứng cử viên khác cùng tham gia cuộc đua là ông Motegi Toshimitsu, 68 tuổi, Tổng thư ký LDP; bà Kamikawa Yoko, 71 tuổi, Ngoại trưởng; ông Kono Taro, 61 tuổi, nguyên Ngoại trưởng, hiện là Bộ trưởng Cải cách số; ông Kobayashi Takayuki, 49 tuổi, cựu Bộ trưởng An ninh Kinh tế; ông Kato Katsunobu, 68 tuổi, Bộ trưởng Y tế và Lao động và ông Hayashi Yoshimasa, 63 tuổi, Chánh văn phòng Nội các.

Một mặt, chuyên gia Đông Bắc Á, cựu Đại sứ New Zealand tại Hàn Quốc Philip Turner đánh giá sự thay đổi trong LDP chỉ tập trung vào phong cách lãnh đạo và khó có thể mang đến thay đổi lớn tới tình hình hiện nay. Mặt khác, với bề dày kinh nghiệm phong phú và lập trường chính trị đa dạng, các ứng cử viên chủ chốt vẫn có thể đem tới những điều chỉnh cần thiết với LDP và Nhật Bản ở thời điểm hiện tại.

Cờ về tay ai?

Dự kiến, trong ngày 27/9, 368 nghị sĩ đảng LDP thuộc lưỡng viện và 368 đảng viên LDP từ khắp đất nước sẽ bầu chủ tịch đảng. Nếu không có ai giành đa số tuyệt đối (trên 50% số phiếu), hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ tham gia vòng bỏ phiếu thứ hai, tổ chức cùng ngày. Ở vòng này, số phiếu của các nghị sĩ không đổi, song chỉ có 47 thành viên đảng, đại diện cho các tỉnh của Nhật Bản, tham gia bỏ phiếu.

Theo khảo sát của báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), ông Ishiba đang chiếm ưu thế. Dù mới có khoảng 30 các nghị sĩ ủng hộ, song ông lại được đánh giá cao từ đảng viên LDP địa phương. Có tới 26% số người được hỏi cho rằng chính trị gia này là “người phù hợp nhất” cho vị trí tân Chủ tịch LDP.

Trong khi đó, sau giai đoạn đầu “bùng nổ”, ông Koizumi, có dấu hiệu chững lại, khi chỉ có 21% sự ủng hộ và chưa có nhiều sự ủng hộ từ các đảng viên LDP địa phương. Bù lại, chính trị gia này nhận được tới sự ủng hộ của hơn 50 nghị sĩ - đây có thể là chìa khóa để ông giành chiến thắng cuối cùng. Tuy nhiên, kịch bản chỉ có thể xảy ra nếu ông lọt vào vòng bỏ phiếu tiếp theo. Bà Takaichi hiện nhận được sự ủng hộ của khoảng 30 nghị sĩ với tỷ lệ ủng hộ 11% hoàn toàn có thể làm nên điều bất ngờ.

Ở thời điểm hiện tại, sự cân nhắc của các nghị sĩ, đảng viên LDP không chỉ là câu chuyện ổn định nội bộ, mà còn có đủ uy tín để chiến thắng cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Đây có thể là yếu tố quan trọng trong sự lựa chọn của họ với vị trí Chủ tịch đảng. Điều này sẽ khiến cuộc chạy đua lần này vào vị trí chủ tịch đảng LDP và theo đó, chiếc ghế Thủ tướng Nhật Bản, trở nên cam go hơn bao giờ hết.

Nhật Bản đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trầm trọng

Nhật Bản đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trầm trọng

Số lượng người cao tuổi ở Nhật Bản chạm mức kỷ lục 36,25 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số.

Lộ diện ứng viên sáng giá trong cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP

Lộ diện ứng viên sáng giá trong cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP

27,7% người ủng hộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đánh giá cựu Bộ trưởng an ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi ...

Hàn Quốc, Nhật Bản: Triều Tiên phóng liên tiếp các tên lửa đạn đạo

Hàn Quốc, Nhật Bản: Triều Tiên phóng liên tiếp các tên lửa đạn đạo

Ngày 18/9, Hàn Quốc và Nhật Bản thông báo, Triều Tiên đã thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo mới về phía Đông ...

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những “hằng số” giữa vô vàn “biến số” là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ vào ngày 21/9 tại Wilmington, ...

Cựu Thủ tướng Nhật Bản 'dẫn dắt' đảng đối lập chính, hứa hẹn thổi 'làn gió mới' với mục tiêu kiểm soát Hạ viện

Cựu Thủ tướng Nhật Bản 'dẫn dắt' đảng đối lập chính, hứa hẹn thổi 'làn gió mới' với mục tiêu kiểm soát Hạ viện

Ngày 23/9, cựu Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng bầu Chủ tịch đảng Dân chủ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 15/10. Lịch âm 15/10/2024? Âm lịch hôm nay 15/10. Lịch vạn niên 15/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/10/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/10/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 16/10. Lịch âm 16/10/2024? Âm lịch hôm nay 16/10. Lịch vạn niên 16/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 15/10/2024: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 15/10/2024: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi hôm nay 15/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/10/2024: Tuổi Thìn công việc nhiều niềm vui

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/10/2024: Tuổi Thìn công việc nhiều niềm vui

Xem tử vi 15/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 15/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 7-14/10.
Điểm thi IELTS của thí sinh Việt Nam tụt hạng so với trước

Điểm thi IELTS của thí sinh Việt Nam tụt hạng so với trước

Điểm trung bình bài thi IELTS của thí sinh Việt Nam đạt 6.2 trong năm 2023-2024, tụt hạng so với trước.
Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn'

Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngày 14/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã gặp ông Mohammed Abdelsalam, quan chức cấp cao của phong trào Houthi tại thủ đô Muscat (Oman).
Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Mỹ đã nêu bật tầm quan trọng của việc cần triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và an ninh cho lực lượng của LHQ ở Lebanon.
Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn?

Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn?

Theo Tổng thống Mỹ, không có lợi ích gì cho thế giới trong việc cản trở tiến trình cắt giảm kho vũ khí hạt nhân.
Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều tỏ ra cứng rắn sau vụ thiết bị bay không người lái thả tờ rơi ở Bình Nhưỡng.
Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel

Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel

Mỹ sẽ cử binh sĩ cùng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến tới Israel nhằm tăng cường khả năng phòng không cho Tel Aviv.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Phiên bản di động