Cựu Tổng thống Jacques Chirac qua đời: Tiếng thơm còn mãi

Minh Quân
TGVN. Khi đôi mắt nhà lãnh đạo của xứ Gaul khép lại cũng là lúc người Pháp nhìn lại và trân trọng di sản khổng lồ ông Jacques Chirac để lại cho hậu thế. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
cuu tong thong phap jacques chirac qua doi tieng thom con mai Lãnh đạo Nga, Pháp xác nhận ý định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ Normandy
cuu tong thong phap jacques chirac qua doi tieng thom con mai Giảm cam kết hạt nhân, Iran thông báo tiếp tục đi bước thứ 3, Anh lo ngại, Pháp kêu gọi kiềm chế
cuu tong thong phap jacques chirac qua doi tieng thom con mai
Cố Tổng thống Pháp Jacques Chirac. (Nguồn: Getty Images)

Là một trong các chính trị gia có sự nghiệp dài nhất châu Âu với 18 năm làm Thị trưởng thành phố Paris, 2 nhiệm kỳ Thủ tướng và 2 nhiệm kỳ Tổng thống, ông Chirac đã không phụ lòng mong mỏi của người dân khi để lại nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ.

Ông được nhớ đến với tiếng nói đanh thép chống lại Chiến tranh Iraq do Mỹ dẫn dắt, khả năng lèo lái đất nước vượt qua những khác biệt giữa phe cánh tả và cánh hữu cùng sự ủng hộ hết mình cho Liên minh châu Âu (EU). Năm 2000, ông từng khẳng định sẽ “không vì một Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại châu Âu, mà vì một Hợp chúng quốc châu Âu”. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp chính trị của nhà lãnh đạo đã được các đời Tổng thống Pháp sau đó tiếp nối tới ngày hôm nay.

Chirac nhà chính trị

Trong 18 năm làm Thị trưởng thành phố Paris, ông Jacques Chirac đã chứng minh tài năng chính trị khi khéo léo xây dựng mối quan hệ với nhiều lãnh đạo quốc gia nổi tiếng, từ Tổng thống Iraq Saddam Hussein, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, Giáo hoàng John Paul II tới Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev, với những bữa tiệc tại Tòa Thị chính.

“Vốn liếng” này, cùng khả năng thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh, đã giúp ông chiến thắng người bạn cũ Edouard Balladur trên con đường trở thành Tổng thống năm 1995, bắt đầu hành trình cải thiện hình ảnh và vai trò của nước Pháp với vị thế cường quốc.

Ngay trong nhiệm kỳ đầu, ông đã không ngần ngại kêu gọi Anh và Mỹ gửi quân đến Bosnia nhằm chấm dứt xung đột, song cũng nhấn mạnh rằng “Pháp chưa bao giờ lo ngại về một nước Mỹ hùng mạnh. Trong thế giới ngày hôm nay, đó là điều cần thiết. Tôi không thích ý tưởng coi châu Âu và Mỹ là đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi là đối tác”.

Chứng minh cho điều đó, ngay sau khi nhậm chức, ông Chirac đã sát nhập lực lượng của Quân đội Pháp vào Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dự án mà Mỹ đã nhiều lần mong muốn kể từ khi cố Tổng thống Charles De Gaulles đóng cửa trụ sở NATO tại Pháp năm 1966.

Tuy nhiên, 10 năm sau, ông đã làm người Mỹ nóng mặt khi kiên quyết từ chối tham dự Liên quân tấn công Iraq: “Cuộc phiêu lưu này đã khiến sự chia rẽ giữa các cộng đồng trở nên trầm trọng hơn, đe dọa sự toàn vẹn của Iraq. Nó gây tổn hại đến sự ổn định của khu vực, nơi các nước giờ đây quan ngại về tình hình an ninh và độc lập của mình. Nó tạo cho bọn khủng bố một khu vực mới để mở rộng”.

12 năm sau quyết định đó, Iraq vẫn đang chìm trong vòng xoáy bất ổn không hồi kết và Mỹ chưa thực sự “chiến thắng” tại Iraq. Bởi vậy, không đưa Pháp tham chiến là một trong những quyết định đúng đắn nhất trong sự nghiệp của ông Chirac.

Thêm vào đó, dù có quan điểm chính trị khác biệt, song ông Jacques Chirac lại thừa kế từ người tiền nhiệm Francois Mitterrand tư tưởng ủng hộ EU. Điều này thể hiện rõ nhất vào năm 1997, khi ông cắt giảm phúc lợi xã hội để đáp ứng những tiêu chuẩn chung của EU về tham gia hệ thống đồng tiền chung Euro, bất chấp các cuộc biểu tình kéo dài hàng tuần liền và thậm chí góp phần khiến ông gặp bất lợi trong bầu cử sớm cùng năm.

Di sản chính trị khác đáng chú ý khác của ông Chirac là chấm dứt chế độ quân dịch bắt buộc và cắt giảm nhiệm kỳ Tổng thống từ 7 năm xuống còn 5 năm.

Chirac một con người

Song bên cạnh Chirac nhà chính trị, còn đó một Chirac rất “con người”. Ông là lãnh đạo Pháp đầu tiên thừa nhận rằng nước Pháp cũng cần chịu trách nhiệm cho việc buộc 75.000 người Do Thái tới trại tập trung của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Trước đó, năm 1995, lãnh đạo Pháp cho rằng chỉ lực lượng Đức Quốc xã chiếm đóng phải chịu trách nhiệm về hành động này.

Cuối cùng, ông Chirac cho thấy Tổng thống, như bất kỳ ai khác, đều là con người khi thường xuyên chạy bộ, đôi lần vi vu trên chiếc Vespa, nồng nhiệt và hết mình trong mọi hoạt động, dù đó là thăm trang trại, bắt tay ông nông dân lấm lem bùn đất hay giao thiệp với một Chính phủ, hôn tay Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông cũng nổi tiếng với nhiều hoạt động từ thiện cùng những câu đùa tai hại “điều duy nhất người Anh đã từng làm cho châu Âu là cung cấp bò điên”!

Chính phong thái thân thiện dễ gần, cùng tài năng chính trị thiên bẩm, linh hoạt song không ngại cứng rắn khi cần thiết đã biến ông Chirac trở thành một trong những Tổng thống được người Pháp ưa thích nhất.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Paris một lần nữa cảm nhận được vị thế của một cường quốc, thứ tưởng chừng đã lùi vào dĩ vãng sau Napoleon Bonaparte và Charles De Gaulle.

Năm 2000, trả lời phỏng vấn, ông Chirac từng nói rằng: “Tôi đã có một cuộc đời thú vị, đầy ắp những sự kiện và tôi hạnh phúc với nó”. Những hạnh phúc đó giờ đây đã theo ông vào giấc ngủ ngàn thu, chỉ còn niềm thương nhớ ở lại với người dân Pháp và cộng đồng quốc tế.

cuu tong thong phap jacques chirac qua doi tieng thom con mai

Pháp - Iran: Còn nước còn tát

TGVN. Khi căng thẳng Mỹ - Iran tại Vùng Vịnh vẫn "nóng" thì Pháp chào mời Iran 15 tỷ USD tín dụng. Đề nghị này ...

cuu tong thong phap jacques chirac qua doi tieng thom con mai

Ngoại trưởng Pháp: Vẫn còn nhiều việc phải làm để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran

TGVN. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 3/9 cho biết một số vấn đề vẫn cản trở nỗ lực do Pháp dẫn dắt cứu vãn ...

cuu tong thong phap jacques chirac qua doi tieng thom con mai

Bận rộn kết nối, Pháp đóng vai “người gìn giữ hoà bình Trung Đông”?

Ngày 1/9, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, đang bận rộn “liên lạc” nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng tại biên giới Nam Lebanon ...

Minh Quân

Đọc thêm

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động