Ngày 30/11, phát biểu tại Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (BTC 248) khu vực miền Trung - Tây Nguyên diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức cuộc vận động khẳng định như vậy.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng được nhìn nhận đúng vai trò, là nền tảng để phát triển bền vững. (Ảnh: M. Hương) |
Theo đó, cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, quán triệt sâu rộng về văn hóa doanh nghiệp; xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam; phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; làm lành mạnh môi trường kinh doanh và nâng cao văn hóa tinh thần, tăng cường thể lực.
Cùng với đó, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác chính trị - tư tưởng; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá và thu hút sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: M. Hương) |
Ông Hồ Anh Tuấn cũng đã nhắc lại khẳng định của Thủ tướng Chính phủ tại lễ phát động Cuộc vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam: “Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là hình ảnh doanh nghiệp mà còn là hình ảnh Quốc gia”.
Hội nghị đã thu hút sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan Trung ương và đại diện lãnh đạo 17 tỉnh khu vực Miền Trung và Tây nguyên, các Giám đốc, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hiệp hội, Hội doanh nghiệp các tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Toàn dân Đoàn kết Xây dựng đời sống Văn hóa của 17 tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Đại diện các địa phương ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Cuộc vận động Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp. (Ảnh: M. Hương) |
Tại Hội nghị, các chuyên gia đã giải đáp nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xây dựng văn hóa trong thời kỳ 4.0; tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đạt chuẩn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp; sự phối kết hợp giữa BTC 248 với chính quyền địa phương trong tổ chức, triển khai các hoạt động tiếp theo và cách thức xây dựng sự gắn kết các thành viên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Dung chia sẻ, nếu doanh nghiệp chỉ kinh doanh vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua tất cả các vấn đề khác như môi trường, văn hóa… sẽ gặp phải những hệ quả nghiêm trọng, suy thoái về đạo đức xã hội, và ô nhiễm môi trường. “Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn với xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm.... Coi văn hóa doanh nghiệp là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh; thực hiện sáng tạo, đổi mới các phong trào thi đua yêu nước, gắn với phong trào “Doanh nghiệp giỏi”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa”…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định.
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh kỷ niệm. (Ảnh: M. Hương) |
Đây là hoạt động tiếp nối thành công của sự kiện phát động Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" đầu tiên tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh vào tháng 7/2018 và tỉnh Sơn La vào tháng 9/2018 vừa qua.
Tại Hội nghị lần này, đại diện 17 địa phương bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng đã ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam".
Thực hiện Nghị quyết số 33/2014/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển Văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Đất nước; Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/01/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1846/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 10 tháng 11 hàng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. |