TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam xây dựng môi trường học đường không bạo lực | |
Sau vụ học sinh bị bỏ quên trên ô tô, ai cần học kỹ năng sống? |
Trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên trong quá trình học tập tại giảng đường, để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đã không còn là sáng kiến của riêng cơ sở đào tạo nào. Hàng loạt các trường cao đẳng, đại học đều đã có những chủ trương, chính sách triển khai mạnh mẽ theo xu hướng này, thậm chí có cơ sở đào tạo còn đưa yêu cầu hoàn thành các khóa học kỹ năng mềm vào quy định chuẩn đầu ra của sinh viên.
Tuy vậy, do nhận thức chưa đầy đủ, trong một số trường hợp, có nơi đã quá xem trọng kỹ năng mềm mà bỏ quên kỹ năng cứng. Vì bản thân nhà trường tỏ ra sốt sắng nên sinh viên cũng có tâm lý xem kỹ năng mềm là chìa khóa vạn năng. Nhiều sinh viên hiểu lầm, chỉ cần trang bị những kỹ năng mềm như: thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, tư duy sáng tạo, khám phá bản thân, làm việc nhóm, chinh phục nhà tuyển dụng... là sẽ tự tin trở thành những lao động tiềm năng, có đầy đủ tố chất, sẵn sàng cho công việc. Còn kỹ năng cứng thì cứ vào làm ắt sẽ biết, nghề sẽ dạy nghề, kiến thức ở nhà trường chỉ đơn thuần là sách vở, có kỹ năng mềm sẽ linh hoạt chuyển hóa tất cả.
Có lẽ, sinh viên quên rằng, những kiến thức trường quy, tuy xơ cứng, khô khan nhưng là nền tảng để có thể vận dụng, phát triển trong quá trình thích ứng với công việc. Tự tin với những kỹ năng mềm mà mình đã được học qua các khóa học ngắn hạn là thế, nhưng khi được yêu cầu phân biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng thì không phải sinh viên nào cũng có thể dễ dàng đưa ra câu trả lời.
Có thể dễ nhận thấy hai cách dạy kỹ năng mềm thường thấy hiện nay: một là kể các câu chuyện với nhiều tình tiết cảm động nhằm lấy đi nước mắt của người nghe; hai là ngược lại, liên tục kể những câu chuyện ngắn hài, dùng những ngôn ngữ ngộ nghĩnh để pha trò, thu hút tiếng cười. Không phủ nhận đây là hai trong các hình thức sư phạm nhằm phục vụ cho mục đích gây sự chú ý của đối tượng tiếp nhận, giúp người nghe nhớ lâu những gì được thông tin bởi những ví dụ cụ thể, trực quan, sinh động.
Tuy vậy, khi bị đem ra áp dụng một cách quá đà sẽ phản tác dụng. Quá dễ dãi trong những câu chuyện hài hước, ngôn ngữ dung tục đôi lúc chưa phù hợp chuẩn mực; hoặc ngược lại, quá lạm dụng sự mủi lòng, nước mắt của người nghe là những mặt trái khác trong giảng dạy kỹ năng mềm.
Thế nên, người nghe dường như không nắm bắt được bản chất lý luận thật sự của bài học mà chỉ ghi nhớ một cách hời hợt về những biểu hiện của nội dung bài học đó thông qua các câu chuyện ví dụ. Việc chỉ nhớ biểu hiện hình thức của vấn đề mà không hiểu, không nhớ bản chất nội dung của vấn đề là một tai hại.
Thiết nghĩ, từ những phân tích trên, chúng ta rất cần nhận thức đúng đắn, rõ ràng và toàn diện hơn về việc dạy và học kỹ năng mềm. Có nhận thức đúng, mới có thể triển khai đúng và đạt được hiệu quả như mong muốn.
| Vụ việc đáng tiếc tại trường Gateway: Dạy trẻ kỹ năng sống đã là đủ? TGVN. Nhiều ý kiến cho rằng nếu trẻ em được trang bị tốt kỹ năng sống sẽ có thể tránh khỏi những tình huống xấu. ... |
| Học kỹ năng mới giúp đảo ngược quá trình thoái hóa não ở người già Việc cùng một lúc trải nghiệm nhiều kỹ năng mới như học các ngoại ngữ mới, sử dụng iPad, viết nhạc hoặc vẽ tranh... có ... |
| GS. NGND Nguyễn Lân Dũng và câu hỏi Học để làm gì? TGVN. Tôi thường xuyên được mời đi nói chuyện về kỹ năng sống với học sinh tại các trường phổ thông trung học. Mở đầu ... |