Đại biểu Quốc hội mong muốn Chính phủ căn cứ vào những hạn chế, tồn tại để đưa ra các giải pháp trọng tâm, đột phá phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và Chính phủ thời gian qua trong việc chỉ đạo, điều hành nền kinh tế để khắc phục những khó khăn, thách thức, vượt qua nhiều trở ngại để đạt được những kết quả tích cực...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thể hiện đậm nét, lan tỏa tinh thần Hội nghị BCH Trung ương Đảng 6, khóa XIII
Quốc hội họp phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương trả lời phỏng vấn báo chí làm rõ thêm nội dung xoay quanh Báo cáo quan trọng này.

Qua báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 được trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu đánh giá thế nào về Báo cáo này của Chính phủ và qua đó cho thấy sự phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ trong thời gian qua như thế nào để điều hành nền kinh tế phục hồi đà tăng trưởng và đạt nhiều kết quả tích cực về kinh tế - xã hội?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Tôi đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và Chính phủ thời gian qua trong việc điều hành nền kinh tế để khắc phục những khó khăn, thách thức, vượt qua rất nhiều trở ngại để đạt được những kết quả tích cực như trong Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp 4 đã nêu rất rõ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết để giải quyết những vấn đề cấp bách. Tại Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã kịp thời bổ sung nội dung phòng chống dịch Covid-19 vào Nghị quyết của kỳ họp.

Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội đã giao thẩm quyền cho Chính phủ được thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch khác với những quy định của pháp luật hoặc chưa được pháp luât quy định nhằm mục đích đẩy mạnh công tác phòng chống dịch một cách nhanh nhất, kịp thời nhất.

Ngoài việc ban hành các Nghị quyết quan trọng, Quốc hội còn thường xuyên giám sát hoạt động của Chính phủ, đặc biệt ở lĩnh vực phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế. Với sự đồng hành của Quốc hội, sự quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2023.

Báo cáo của Chính phủ khá rõ ràng, mạch lạc, đánh giá cơ bản những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và những bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan của hạn chế, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cá nhân tôi, những nguyên nhân chủ quan còn khá chung chung. Cần phải có sự đánh giá cụ thể hơn, nhất là phần hạn chế thuộc về bộ ngành nào, để bộ ngành đó còn có giải pháp khắc phục. Khi chỉ nêu chung chung như trong Báo cáo: “công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương, các địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng” thì rất khó để có thể đưa ra giải pháp khắc phục triệt để và kịp thời.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại biểu quan tâm, lo lắng đến những khó khăn, thách thức nào về kinh tế - xã hội trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Tôi đặc biệt quan tâm đến thách thức "tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều yếu tố rủi ro bất định" được nêu ở phần dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong Báo cáo của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn.

Chúng ta đang nỗ lực hướng đến hội nhập sâu rộng và toàn diện với kinh tế thế giới nên bất kỳ biến động nào của thế giới cũng có sự tác động tới Việt Nam, đặc biệt là những biến động tiêu cực như chiến tranh, dịch bệnh...

Hiện nay, Việt Nam và thế giới đang tạm thời khống chế được dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên dịch bệnh này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bên cạnh đó, có nhiều bệnh mới cũng có nguy cơ trở thành đại dịch lan rộng toàn cầu nếu như không có sự nỗ lực chung tay của tất cả mọi quốc gia trong công tác phòng chống như bệnh đậu mùa khỉ. Sự căng thẳng trong cuộc xung đột Nga - Ucraina chưa thực sự có dấu hiệu "hạ nhiệt"... khiến kinh tế toàn cầu vẫn đứng trước nhiều nguy cơ khủng hoảng.

Trong bối cảnh đó, việc điều hành kinh tế vĩ mô trong nước vừa phải khắc phục những khó khăn nội tại, vừa phải có dự báo chính xác về tình hình thế giới để có những giải pháp hiệu quả.

Ở trong nước, tôi quan tâm đến việc chúng ta dự báo và ứng phó với thiên tai. Việt Nam là đất nước phải gánh chịu rất nhiều thiên tai, và thiên tai ngày càng nhiều hơn do thời tiết ngày càng có nhiều hiện tượng cực đoan. Những hậu quả của thiên tai hàng năm là rất lớn, để lại thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, và có những thiệt hại, những tổn thất khó có thể thống kê, đo đếm và khắc phục hết được, như thiệt hại về con người. Công tác dự báo là vô cùng quan trọng giúp chúng ta có những phương án chủ động ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.

Từ những khó khăn nêu trên, đại biểu đánh giá thế nào về những nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đưa ra, đồng thời có kiến nghị gì để khắc phục những vướng mắc nêu trên?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Về những giải pháp của Chính phủ đưa ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 tôi cho là khá toàn diện và thuyết phục. Tuy nhiên, tôi đánh giá những giải pháp này mang tính "an toàn" hơn là đột phá.

Tôi mong muốn Chính phủ căn cứ vào những hạn chế, những tồn tại để đưa ra các giải pháp trọng tâm, đột phá, giải quyết được những hạn chế, tồn tại, đặc biệt là những hạn chế, tồn tại đã được nhắc đến năm này qua năm khác.

Trọng tâm của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến đối với 7 dự án Luật. Đại biểu quan tâm đến dự án Luật nào và có đề xuất, kiến nghị gì để Luật sớm đi vào thực tiễn cuộc sống?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga: Tôi đặc biệt quan tâm đến dự án Luật đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp này. Việc sửa đổi Luật đất đai trong thời điểm hiện tại là vô cùng cần thiết bởi sau gần 10 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 bộc lộ một số những bất cập, vướng mắc. Những bất cập, vướng mắc đó gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi cần sớm được tháo gỡ.

Luật Đất đai cũng liên quan đến rất nhiều các luật khác như Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng... nên khi sửa đổi Luật Đất đai đòi hỏi có sự rà soát, đối chiếu thận trọng, tỉ mĩ, kỹ lưỡng với những luật liên quan, tránh sự xung đột trong các quy định pháp luật.

Muốn Luật Đất đai (sửa đổi) sớm được đi vào thực tiễn, việc đầu tiên đòi hỏi cơ quan soạn thảo cần phải tích cực để đáp ứng đúng tiến độ. Hiện nay, do tính chất phức tạp của dự án luật này, Luật sẽ được Quốc hội xem xét qua 3 kỳ họp.

Tuy nhiên, để đảm bảo đúng tiến độ đòi hỏi, Chính phủ và các cơ quan liên quan phải rất nỗ lực. Thứ hai là việc sau khi luật được Quốc hội thông qua thì Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần hoàn thiện ngay những văn bản hướng dẫn, đảm bảo để luật sớm đi vào thực tiễn.

Trên thực tế đã có những luật được Quốc hội ban hành và có hiệu lực một thời gian khá dài nhưng Chính phủ và các bộ ngành chưa kịp thời có văn bản hướng dẫn khiến việc triển khai còn mắc nhiều khó khăn, lúng túng.

Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Hôm nay (ngày 22/10), Quốc hội thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến 2023 và các dự án luật

Hôm nay (ngày 22/10), Quốc hội thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến 2023 và các dự án luật

Hôm nay 22/10, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến ...

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Ngày 21/10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 2 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội ...

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông vận tải, Y tế và bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông vận tải, Y tế và bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước

Chiều 21/10, với 459/460 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 92,17% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết ...

Quốc hội hôm nay: Sẽ được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe

Quốc hội hôm nay: Sẽ được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe

Theo tờ trình, người sử dụng sẽ được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe theo quy định; tuy ...

Thị trường bất động sản: Cần có những chính sách phù hợp để phát triển như kỳ vọng

Thị trường bất động sản: Cần có những chính sách phù hợp để phát triển như kỳ vọng

Mặc dù thị trường bất động sản đã có nhiều dấu hiệu phục hồi sau đại dịch nhưng theo báo cáo mới nhất của DKRA ...

(theo Quochoi.vn)

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động