Đại dịch Covid-19: Ai mạnh yếu thế nào?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Covid-19 đã làm thay đổi gì trong cách đánh giá về sự mạnh yếu của các quốc gia và đối tác? Dịch bệnh chẳng khác gì đã làm cuộc tách bạch giữa vàng ròng và đồng thau trên nhiều phương diện. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dai dich covid 19 ai manh yeu the nao Đại dịch Covid-19 ở Mỹ sẽ kết thúc thế nào? (Kỳ cuối)
dai dich covid 19 ai manh yeu the nao Đại dịch Covid-19 ở Mỹ sẽ kết thúc thế nào? (Kỳ I)
dai dich covid 19 ai manh yeu the nao
Dịch bệnh hiện tại buộc phải nhìn nhận tình trạng mạnh yếu của quốc gia và đối tác từ giác độ khác và theo hệ quy chiếu khác. (Minh hoạ của Brian Stauffer. Nguồn: Foreign Policy)

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra bùng phát bất ngờ và nhanh chóng đưa lại cho thế giới những hình ảnh trước đấy không thể hình dung ra được và đưa lại cho con người trên thế giới những nhận thức mà trước đấy không thể ngờ được. Trong những hình ảnh và nhận thức mới ấy có cả hình ảnh và nhận thức về sức mạnh và thế mạnh thực sự của các quốc gia và đối tác.

Đánh giá thế nào về sự mạnh yếu của các nước?

Các quốc gia và đối tác với sức mạnh và thế mạnh của họ, với mưu tính lợi ích và việc thực thi lợi ích của họ, với những xung khắc và thoả hiệp của họ với nhau tạo nên cuộc chơi chung về chính trị và quyền lực thế giới, tạo nên trật tự thế giới và cục diện quan hệ quốc tế.

Ở thời trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc xác định và phân định quốc gia hay đối tác mạnh yếu thế nào thường được định lượng hoá và định tính hoá theo hai phạm trù là sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Dịch bệnh hiện tại buộc phải nhìn nhận tình trạng mạnh yếu của quốc gia và đối tác từ giác độ khác và theo hệ quy chiếu khác. Trong việc này, dịch bệnh chẳng khác gì đã làm cuộc tách bạch giữa vàng ròng và đồng thau trên nhiều phương diện nhất định.

Dịch bệnh này gây hại đồng thời cho tất cả các nước và các khu vực trên thế giới. Tất cả đều ở trong thảm cảnh chung và vì thế, hiện tại có thể nhận diện và so sánh được rõ nét hơn bao giờ hết cái mạnh yếu của quốc gia và đối tác trên những phương diện vốn luôn bị coi thường, sao nhãng hay thậm chí cả bỏ qua lâu nay.

Những quốc gia nhỏ, nghèo hay chậm phát triển đã đành bởi họ phải ‘liệu cơm gắp mắm’ trong công cuộc đối phó dịch bệnh và thành công hay thất bại của họ trong công cuộc này không động chạm gì nhiều đến cục diện quan hệ quốc tế và trật tự thế giới. Nhưng đối với những nước lớn và đối tác lớn thì không như thế.

Ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ trước, chưa có sự kiện nào đe doạ các nước lớn và đối tác lớn trên thế giới thật sự và nghiêm trọng như dịch bệnh hiện tại. Chưa khi nào các thành viên thuộc diện này phải trả lời câu hỏi về ‘Tồn tại hay không tồn tại’ như bây giờ. Dịch bệnh chỉ biết lây lan và tàn phá chứ không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo, địa lý hay lịch sử, ý thức hệ hay hệ thống chính trị nhà nước, quốc gia hiện đại hay lạc hậu, dư dả của cải hay chỉ đủ tiêu dùng, binh lính nhiều hay cư dân thưa thớt.

Thời sau dịch bệnh sẽ là thời các đối tác ấy phải bận rộn với chính họ trước hết và nhiều nhất, phải điều chỉnh và định hướng lại toàn bộ chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại phục vụ cho ưu tiên ấy.

Thay đổi, cải tổ sau dịch bệnh

Dịch bệnh này đe doạ thật sự vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức và thể chế đa phương cũng như các liên minh, liên kết khu vực trên thế giới. Lý do ở chỗ mỗi quốc gia phải có đối sách riêng thích hợp với điều kiện, tình hình và khả năng đặc thù của mình trong cuộc chiến chống dịch bệnh trong khi các tổ chức, thể chế hay liên minh liên kết kia đều trong tình trạng lực bất tòng tâm và không đảm trách được vai trò lãnh đạo và dẫn dắt cả thế giới hay châu lục hoặc khu vực đẩy lùi dịch bệnh để rồi ra khỏi dịch bệnh.

Tin liên quan
dai dich covid 19 ai manh yeu the nao Đại dịch Covid-19: Dịch bệnh hay khủng hoảng?

Hiện tại, chưa có tổ chức hay thể chế nào làm nổi việc này và vì thế, ở thời sau dịch bệnh, các nước thành viên sẽ phải cải tổ, chỉnh sửa và phát triển chúng để chúng có thể làm được việc ấy mỗi khi xảy ra khủng hoảng. Dịch bệnh làm bộc lộ điểm yếu của các tổ chức và thể chế này là không phòng bị gì cho tình huống cả thế giới đồng thời có thể bị ‘dừng lại’ như hiện tại và không chuẩn bị gì cho trường hợp những thành viên phát triển nhất và giàu có nhất lại bị khủng hoảng trầm trọng nhất và chưa biết dùng phương cách nào để có thể thoát được ra khỏi khủng hoảng.

Cho nên ở thời sau dịch bệnh, các tổ chức và thể chế này sẽ phải luôn chuẩn bị sẵn sàng về tài chính và nhân lực cho ứng phó với khủng hoảng, phải xây dựng sẵn cơ chế và quy trình vận hành việc xử lý khủng hoảng cũng như phải coi trọng đặc biệt việc trợ giúp và thúc đẩy nghiên cứu vaccine phòng ngừa và biệt dược chữa dịch bệnh, hoàn thiện hoá và tiêu chuẩn hoá y tế phòng ngừa.

Dịch bệnh giúp nhà nước quốc gia thể hiện được vai trò nổi bật. Ở thời sau dịch bệnh, các tổ chức và thể chế kia sẽ phải tìm cách gây dựng sự cân bằng vai trò bằng cải tổ và thay đổi trên mọi phương diện cần thiết để có giá trị và hữu ích thật sự trong tình huống khủng hoảng cho các thành viên.

Dịch bệnh này làm sa sút uy danh và tổn hại thể diện của tất cả các đối tác lớn. Nó phơi bày sự mất cân đối trong thực chất sức mạnh và thế mạnh của các đối tác này. Nó cho thấy điểm yếu tệ hại nhất đối với các đối tác ấy là những sức mạnh và thế mạnh này của họ không đủ khả năng hoặc không thích hợp để khắc phục những yếu kém và bất cập kia của họ.

Dịch bệnh này động chạm đến thế mạnh và sức mạnh của các đối tác chứ không làm thay đổi cơ bản và đáng kể gì những trụ cột và nền tảng ấy.

Cục diện thế giới sẽ thay đổi ra sao?

Thời sau dịch bệnh sẽ là thời các đối tác ấy phải bận rộn với chính họ trước hết và nhiều nhất, phải điều chỉnh và định hướng lại toàn bộ chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại phục vụ cho ưu tiên ấy. Các đối tác lớn này sẽ phải hợp tác với nhau nhiều hơn sau khi nhận thức ra rằng, ai cũng dễ bị tổn thương và cũng đều có điểm yếu chết người. Chỉ có điều, sự hợp tác này sẽ thận trọng hơn để bất cứ khi nào cũng có thể độc lập hành động chứ không để bị ràng buộc vào sự lệ thuộc và tuỳ thuộc.

Cục diện quan hệ quốc tế và trật tự thế giới được hình thành và cấu trúc bao gồm nhiều trụ cột và dựa trên nhiều nền tảng. Dịch bệnh này động chạm đến thế mạnh và sức mạnh của các đối tác chứ không làm thay đổi cơ bản và đáng kể gì những trụ cột và nền tảng ấy. Một khi cục diện quan hệ quốc tế và trật tự thế giới thay đổi thì thế giới đương nhiên sẽ thay đổi. Còn dịch bệnh này chỉ làm thay đổi khía cạnh này hay phương diện nọ của cục diện quan hệ quốc tế và trật tự thế giới hiện tại.

dai dich covid 19 ai manh yeu the nao Chính trường nước Mỹ mùa covid-19: Nhất cử lưỡng tiện

TGVN. Dịch covid-19 đang là thách thức lớn nhất đối với nước Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã quyền biến khi thay đổi đột ngột ...

dai dich covid 19 ai manh yeu the nao Covid-19. Lằn ranh đỏ thời dịch bệnh

TGVN. Đối phó với dịch Covid-19 đòi hỏi phải nhận diện lại những lằn ranh đỏ trong nhận thức và hành động – điều rất ...

dai dich covid 19 ai manh yeu the nao Covid-19: Thế giới thế nào sau dịch bệnh?

TGVN. Dịch bệnh covid-19 đặt ra thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thế giới và ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động