Đại dịch Covid-19: Dịch bệnh hay khủng hoảng?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Đại dịch Covid-19 có khiến thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế? Cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 có gì khác so với các khủng hoảng từng xảy ra? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dai dich covid 19 dich benh hay khung hoang Chính trường nước Mỹ mùa covid-19: Nhất cử lưỡng tiện
dai dich covid 19 dich benh hay khung hoang Covid-19: Cuộc chơi với Thuyết âm mưu
dai dich covid 19 dich benh hay khung hoang
Dịch bệnh không phải là khủng hoảng mà là tác nhân có thể đưa đến khủng hoảng. (Ảnh minh họa của Middle East monitor)

Cho đến thời điểm hiện tại, tức là hơn ba tháng kể từ khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra bùng phát ở Trung Quốc và con người chưa biết đến khi nào mới có thể chế ngự được, gần như ai ai cũng nhận thấy rằng, thế giới và con người trên thế giới ở thời sau dịch bệnh sẽ không còn như thời trước dịch bệnh. Dịch bệnh làm thay đổi thế giới. Nhưng câu hỏi về dịch bệnh này sẽ làm thay đổi thế giới như thế nào lại là rất khó trả lời được.

Đại dịch và khủng hoảng kinh tế

Dịch bệnh hiện tại không phải là dịch bệnh đầu tiên xảy ra trên Trái đất mà trước đó đã bùng phát nhiều dịch bệnh khác nhau. Chỉ riêng trong thế kỷ 20 và thập kỷ đầu của thế kỷ 21 đã xảy ra những đại dịch mà ai bây giờ nhìn lại vẫn còn cảm thấy hãi hùng: Dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1920, dịch cúm châu Á 1957-1958, dịch cúm Hong Kong 1968-1970, dịch cúm Nga 1977-1978, hai lần dịch cúm trên thế giới 1995-1996, dịch SARS 2002-2005 và dịch cúm lợn 2009-2010. Rồi dịch Ebola và Mers hay cúm gà,.... Nhưng chưa có một đại dịch nào cương toả đồng thời toàn thế giới như dịch bệnh hiện tại.

Khủng hoảng kinh tế thế giới lại là chuyện khác. Những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hay có hệ luỵ trực tiếp tới kinh tế thế giới từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây được đề cập đến thường xuyên nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1939, 2 cuộc khủng hoảng dầu lửa giai đoạn 1973-1974 và 1979, cuộc khủng hoảng tài chính, nợ công 2008-2009.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức xếp hạng dịch bệnh Covid-19 là đại dịch. Câu hỏi được đặt ra ngay là đại dịch này rồi đây có đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế hay không. Các thể chế tài chính và tiền tệ đa phương như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) hay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đều đã đưa ra dự báo không mấy lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế và thương mại thế giới trong thời gian tới, đều đề cập đến kịch bản suy thoái và suy thoái mạnh, nhưng đều không đả động gì đến câu trả lời cho câu hỏi trên.

Dịch bệnh hiện tại khác biệt cơ bản so với tất cả những dịch bệnh trước đó ở hai điểm. Thứ nhất, nó hoành hành đồng thời trên khắp thế giới chứ không bị bó gọn trong vùng nào hay châu lục nào. Hệ luỵ của điều này là nó đe dọa đồng thời mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ riêng đâu hay riêng ai và nó buộc tất cả mọi người, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ phải đồng thời đối phó. Thứ hai là con người hiện chưa có và chưa biết đến khi nào mới có thể có được thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa. Hệ luỵ trực tiếp của điều này là thế giới chưa biết đến khi nào mới có thể kết thúc được thành công cuộc chiến chống lại dịch bệnh này.

Những khác biệt căn bản

Dịch bệnh không phải là khủng hoảng mà là tác nhân có thể đưa đến khủng hoảng. Nếu cứ coi nó là khủng hoảng đi để có được mẫu số chung so sánh với các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hay liên quan đến kinh tế thế giới đã xảy ra thì có thể thấy, ‘cuộc khủng hoảng dịch bệnh’ này khác biệt cơ bản so với những cuộc khủng hoảng kia ở hai điểm.

Thứ nhất, nó tác động trực tiếp và đồng thời đến cả bên cung và bên cầu chứ không chỉ tới có một bên và cội gốc của nó cũng không nằm trong hệ thống tài chính-ngân hàng quốc gia cũng như quốc tế. Hệ luỵ của điều này là việc khắc phục nó cần phải được tiếp cận theo cách hoàn toàn khác.

Tin liên quan
dai dich covid 19 dich benh hay khung hoang Đại dịch covid-19. Lối ra nào đây ?

Thứ hai, để nhanh chóng khắc phục được ‘cuộc khủng hoảng’ này, cái quyết định nhất và trước hết không phải là vũ khí tối tân hay công nghệ hiện đại, dự trữ ngoại tệ dồi dào hay tài nguyên thiên nhiên phong phú mà là hệ thống chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế hoạt động thật sự hiệu quả cũng như bản lĩnh lãnh đạo và năng lực xử lý khủng hoảng của lãnh đạo đất nước.

Hệ luỵ của điều này là dịch bệnh làm bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết mức độ và phương diện dễ bị tổn thương của mọi quốc gia, mức độ thật sự của đồng thuận và đoàn kết trong nội bộ xã hội cũng như thực chất của mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, cụ thể ở đây là nhà nước có đáp ứng được mong đợi và niềm tin của người dân hay không.

Trật tự thế giới mới sau đại dịch?

Hệ luỵ ở đây là qua công cuộc chống dịch bệnh sẽ lộ diện rõ mức độ tương thích giữa biểu hiện bề ngoài và thực chất bên trong của các hình thức tổ chức nhà nước và hệ thống chính trị trên thế giới. Ở đâu nhân văn và ưu việt hơn thì ở đó sẽ có được sự ổn định chính trị xã hội thực chất và bền vững hơn. Điều này được phản ánh ở mức độ tín nhiệm và tin tưởng mà người dân dành cho nhà nước trong bối cảnh dịch bệnh và khủng hoảng.

Từ sự nhận diện những khác biệt nói trên có thể nhìn ra được tác động của đại dịch hiện tại tới thế giới, khu vực và quốc gia. Dịch bệnh này không nhất khoát đưa đến khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nếu nó kéo dài hơn cả thời gian 7 tháng dai dẳng của đại dịch cúm Tây Ban Nha đồng thời, các nước, các vùng trên thế giới không dành ưu tiên chính sách hàng đầu cho việc đẩy lùi dịch bệnh thì khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ có thể xảy ra.

Dịch bệnh này làm thay đổi thế giới nhưng chưa đủ để làm cho thế giới sau dịch bệnh khác biệt hoàn toàn so với trước đó. Thế giới có khác trước chứ không phải là một thế giới hoàn toàn mới. Cả thực trạng được coi là trật tự thế giới hiện tại cũng sẽ có thay đổi trên một số phương diện với mức độ nhất định nhưng dịch bệnh này chưa đủ để đưa lại một trật tự thế giới hoàn toàn mới.

dai dich covid 19 dich benh hay khung hoang Quan hệ Mỹ - Triều Tiên: Lạt mềm buộc chặt

TGVN. Giữa lúc đại dịch covid-19 căng thẳng tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump lại “ngoại giao thư tín” với nhà lãnh đạo Kim Jong-un ...

dai dich covid 19 dich benh hay khung hoang Covid-19. Lằn ranh đỏ thời dịch bệnh

TGVN. Đối phó với dịch Covid-19 đòi hỏi phải nhận diện lại những lằn ranh đỏ trong nhận thức và hành động – điều rất ...

dai dich covid 19 dich benh hay khung hoang Covid-19: Thế giới thế nào sau dịch bệnh?

TGVN. Dịch bệnh covid-19 đặt ra thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thế giới và ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế ...
Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn...
Phiên toàn thể thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Phiên toàn thể thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Với chủ đề ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững, Phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra sôi nổi với nhiều ý ...
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - Câu chuyện của một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng AWEN - bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Mạng ...
Bài tarot hôm nay 24/4/2024: Cách để gây ấn tượng mạnh với người bạn thích

Bài tarot hôm nay 24/4/2024: Cách để gây ấn tượng mạnh với người bạn thích

Bạn đang tìm cách thu hút sự chú ý của người ấy nhưng chưa thành công. Hãy thử bốc một lá bài tarot dưới đây để có câu trả lời ...
Indonesia ủng hộ tầm nhìn sâu sắc của Việt Nam về tương lai của ASEAN

Indonesia ủng hộ tầm nhìn sâu sắc của Việt Nam về tương lai của ASEAN

Sáng 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, đang thăm chính thức Việt Nam.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động