Đại dịch Covid-19 khoét sâu bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục 

Chu An
TGVN. Ngày 23/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc đã công bố báo cáo nhấn mạnh, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang làm gia tăng bất bình đẳng trong giáo dục, bên cạnh những nguyên nhân dai dẳng như đói nghèo và phân biệt đối xử. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tận hưởng mùa Hè hậu Covid-19 tại 10 bãi biển đẹp và an toàn nhất châu Âu
Covid-19 ở Việt Nam sáng 23/6: 68 ngày không có ca mắc ở cộng đồng, duy trì sự sống cho phi công Anh là mệnh lệnh trái tim
dai dich covid 19 khoet sau bat binh dang trong tiep can giao duc
Năm 2018, có 258 triệu trẻ em hoàn toàn không được đến trường. (Ảnh minh họa. Nguồn: AFP)

Theo báo cáo công bố ngày 23/6 của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), ở nhiều nước, trẻ em thuộc các cộng đồng nghèo đói, trẻ em gái, người khuyết tật, người di cư và các dân tộc thiểu số là những nhóm ít có cơ hội đi học.

Năm 2018, có 258 triệu trẻ em hoàn toàn không được đến trường, chiếm 17% số trẻ trong độ tuổi đi học và hầu hết là ở các nước Nam Á và Trung Á, cũng như khu vực Nam sa mạc Sahara mà nguyên nhân chính là do nghèo đói.

Báo cáo của UNESCO nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã "khoét sâu thêm" bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Trong bối cảnh hơn 90% học sinh toàn cầu phải ở nhà vì trường học đóng cửa, trẻ em ở các gia đình có điều kiện vật chất hơn có thể tiếp tục học tập từ xa qua máy tính, điện thoại di động và Internet, nhưng hàng triệu em khác lại không được may mắn như vậy.

Theo Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, bài học rút ra từ các dịch bệnh trước đây như dịch Ebola, cho thấy, các cuộc khủng hoảng y tế có thể khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là các trẻ em gái trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em trong số này không thể trở lại trường học.

Báo cáo cũng cho biết, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, thanh thiếu niên ở các gia đình giàu có nhất - chiếm khoảng 20% tổng dân số - có khả năng học xong trung học cơ sở cao gấp 3 lần so với các em có hoàn cảnh khó khăn. Ở các nước này, trẻ khuyết tật có khả năng đạt được trình độ đọc tối thiểu thấp hơn 19% so với trẻ em bình thường. Trong khi đó, tại 20 nước nghèo, chủ yếu ở khu vực Nam sa mạc Sahara, trẻ em gái ở nông thôn hầu như không học hết trung học cơ sở.

Liên quan đến người di cư, báo cáo cho thấy, ở các nước có thu nhập cao hơn, trẻ em 10 tuổi được dạy bằng ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ đạt điểm kiểm tra đọc thấp hơn 34% so với người bản ngữ. Tại Mỹ, học sinh thuộc cộng đồng LGBTI (viết tắt của người đồng tính nữ và nam, song tính, hoán tính và liên giới tính) có nguy cơ bỏ học cao gấp gần 3 lần vì cảm thấy không an toàn tại trường học.

Theo báo cáo, các nhóm thiểu số bị gạt ra ngoài hệ thống giáo dục do nhiều vấn đề liên quan tới chương trình giảng dạy, mục tiêu học tập, những quan điểm rập khuôn trong sách giáo khoa, phân biệt đối xử trong phân bổ và đánh giá tài nguyên, dung túng bạo lực và bỏ bê nhu cầu chính đáng của các nhóm này.

Bên cạnh đó, UNESCO cũng cho biết, vẫn còn hai quốc gia ở châu Phi cấm nữ sinh có thai đến trường, 117 nước cho phép tảo hôn và 20 nước chưa phê chuẩn công ước quốc tế cấm lao động trẻ em. Có khoảng 335 triệu trẻ em gái đi học ở những ngôi trường thiếu nước sạch, sản phẩm và dịch vụ vệ sinh...

Báo cáo cũng đồng thời chỉ ra tình trạng trẻ em bị chia thành nhiều nhóm giáo dục tách biệt ở nhiều nước, làm trầm trọng hơn tình trạng phân biệt đối xử và xa lánh.

Ngoài ra, chỉ có 41 nước trên thế giới chính thức công nhận ngôn ngữ ký hiệu, trong khi các trường học trên toàn thế giới có nhu cầu kết nối Internet hơn là chăm lo cho học sinh khuyết tật. Do vậy, UNESCO đã kêu gọi các quốc gia chú trọng hơn đối với học sinh khuyết tật khi mở cửa lại trường học sau một thời gian đóng cửa do dịch Covid-19.

UNESCO cũng hối thúc các chính phủ hướng tới một nền giáo dục bao trùm hơn để vượt qua thách thức và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Cập nhật 7h ngày 23/6: Tổng thống Brazil nói phản ứng của thế giới về Covid-19 là quá 'phóng đại', ca tử vong ở Mexico cao nhất thế giới

Cập nhật 7h ngày 23/6: Tổng thống Brazil nói phản ứng của thế giới về Covid-19 là quá 'phóng đại', ca tử vong ở Mexico cao nhất thế giới

TGVN. Tính đến 6h ngày 23/6, theo Worldometers, toàn cầu ghi nhận 9.176.722 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona ...

Tin thế giới ngày 22/6: Ông Trump tạm ngừng trừng phạt Bắc Kinh, Hàn Quốc rơi vào làn sóng Covid-19 thứ 2, Nga-Mỹ khởi động đàm phán vũ khí

Tin thế giới ngày 22/6: Ông Trump tạm ngừng trừng phạt Bắc Kinh, Hàn Quốc rơi vào làn sóng Covid-19 thứ 2, Nga-Mỹ khởi động đàm phán vũ khí

TGVN. Ông Trump tạm ngừng áp đặt trừng phạt với các quan chức Trung Quốc liên quan đến Tân Cương, Nga-Mỹ bắt đầu ngồi vào ...

Phòng chống lao động trẻ em ở Việt Nam: Cam kết đi cùng hành động, vững tin vượt chướng ngại Covid-19

Phòng chống lao động trẻ em ở Việt Nam: Cam kết đi cùng hành động, vững tin vượt chướng ngại Covid-19

TGVN. Với nỗ lực của đất nước, Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia ít bị Covid-19 tác động nhất đến những nỗ ...

(theo AFP)

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động