Liên quan đến một số ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam chưa chuẩn, một số bài "đánh đố", chiều 25/11, lãnh đạo Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết đã nắm bắt được thông tin.
Lãnh đạo này cho biết, tại Điều 9, Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT Quy định về thẩm định chỉnh sửa nội dung SGK ghi rõ, SGK không phải là tài liệu bất biến.
Cũng tại Điều 9 quy định, NXB và các lực lượng liên quan đến SGK có trách nhiệm, cũng như quyền hạn điều chỉnh, bổ sung nội dung SGK hợp lý và ngày càng tốt hơn.
Chẳng hạn một số chỉ số liên quan đến tăng trưởng kinh tế, dân số, chỉ số môi trường hoặc điều chỉnh địa giới hành chính, nếu tình hình thực tế thay đổi, SGK phải cập nhật bổ sung thường xuyên.
"Việc làm này rất bình thường khi biên soạn và sử dụng SGK hàng năm, được quy định bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình biên soạn và thẩm định, nếu hai đơn vị này chưa phát hiện ra nhưng qua thực tế sử dụng, ở góc độ chuyên môn nào đó, còn có những ý kiến về những điều chưa hợp lý, đó cũng là điều bình thường", lãnh đạo này nói.
Bài học ở trang 79, tập 1 ghi: "Con gì tên rõ là "cha", dễ gây hiểu nhầm. |
Như vậy, có thể hiểu, việc điều chỉnh ngữ liệu trong SGK qua hai "kênh".
Thứ nhất, tác giả và NXB phải tự rà soát để cập nhật những thông tin thay đổi thực tế (như số lượng dân số, địa giới hành chính, tăng trưởng kinh tế…).
Thứ hai, tác giả và NXB rà soát, nghiên cứu lại những phản hồi của người sử dụng SGK. Việc này phải làm hàng năm, sau đó báo cáo về Bộ GD&ĐT những nội dung cần chỉnh sửa hay điều chỉnh.
"Tất cả những điều này đều được quy định rõ trong điều 9 của Thông tư 33 và tác giả là người chịu trách nhiệm tối đa về SGK", lãnh đạo này khẳng định.
Về phía Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Vụ Tiểu học cho rằng, Bộ đã có văn bản chỉ đạo rất rõ gửi NXB Giáo dục, nhà trường và các giáo viên, nêu rõ: Trong quá trình sử dụng SGK và các tài liệu liên quan, các đơn vị phải có trách nhiệm phản ánh những nội dung cần điều chỉnh và báo cáo về Bộ GD&ĐT.
Trước đó, một số độc giả đưa ý kiến trên mạng xã hội về một số ngữ liệu trong SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" chưa chuẩn, nhiều bài còn mang tính "đánh đố" với học sinh lớp 1.
Chẳng hạn bài học ở trang 145 Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc".
Ở đây, nhiều người đặt câu hỏi, ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng, sao lại xanh biếc?
Ở trang 79, tập 1, mục giải đáp câu đố có ghi :
"Con gì tên rõ là "cha"
Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa
Con gì quen vẻ già nua
Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ".
Một số người cho rằng, dùng từ "con (vật) gì" có tên gọi "cha" (bố) dễ gây hiểu nhầm, trẻ có thể suy diễn, liên tưởng đến những con vật xấu xí khác rồi nói đó là cha, mẹ.
Trang 147, bài tập giải ô chữ gần kín cả trang, dài hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Hay bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 chưa có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng.
Chẳng hạn: "Ai ai cũng có / Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu / Nhớ mang theo nhé (Là gì?)".
Độc giả cho rằng, ở bài này cần có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng nên mang theo mình thường xuyên, không nên "đánh đố" như vậy.
Ở trang 145 Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc". |
Một điểm nữa cũng được độc giả đặt ra trên mạng xã hội, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam có rất nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm. Điều này có lỗi về Luật Sở hữu trí tuệ.
Chẳng hạn bài học ở trang 145 Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc".
Ở đây, nhiều người đặt câu hỏi, ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng, sao lại xanh biếc?
Ở trang 79, tập 1, mục giải đáp câu đố có ghi :
"Con gì tên rõ là "cha"
Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa
Con gì quen vẻ già nua
Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ".
Một số người cho rằng, dùng từ "con (vật) gì" có tên gọi "cha" (bố) dễ gây hiểu nhầm, trẻ có thể suy diễn, liên tưởng đến những con vật xấu xí khác rồi nói đó là cha, mẹ.
Trang 147, bài tập giải ô chữ gần kín cả trang, dài hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Hay bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 chưa có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng.
Chẳng hạn: "Ai ai cũng có / Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu / Nhớ mang theo nhé (Là gì?)".
Độc giả cho rằng, ở bài này cần có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng nên mang theo mình thường xuyên, không nên "đánh đố" như vậy.
Một điểm nữa cũng được độc giả đặt ra trên mạng xã hội, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam có rất nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm. Điều này có lỗi về Luật Sở hữu trí tuệ.
| Xây dựng luật ở Quốc hội: Người soạn luật nên tránh nhân nhượng, chỉ chú ý 'sân quản lý' của mình TGVN. Vì sao một số luật mau cũ? Luật vừa ban hành xong có khi chưa dùng đã phải sửa hoặc vừa triển khai đã ... |
| Học sinh sẽ học gì nếu không có sách giáo khoa Tiếng Việt 2 nào 'lọt' qua cửa thẩm định? TGVN. TS. Lê Thống Nhất cho rằng, xã hội hóa làm sách giáo khoa có quá nhiều rủi ro. Sau khi thẩm định 2 vòng ... |
| Làm người thầy thời nay không dễ! TGVN. Với những áp lực đè nặng trên vai, làm người thầy thời nay không dễ, vì có thể ‘trồng người’ tốt nhưng cũng đầy ... |