Người dân đổ về nhà ga Lviv ở miền Tây Ukraine, ngày 27/2 nhằm tìm cách sơ tán tránh xung đột nghiêm trọng đang diễn ra trên cả nước. (Nguồn: AP) |
Phiên họp sẽ diễn ra trong ngày 28/2 và tất cả 193 thành viên của LHQ đều có cơ hội bày tỏ quan điểm đối với hành động xâm lược của Nga.
Nga đã bỏ phiếu chống, song theo quy định của LHQ, Moscow không có quyền phủ quyết đối với nghị quyết triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng.
Cùng ngày, các nguồn tin ngoại giao tiết lộ, HĐBA cũng dự kiến họp khẩn về tình hình khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine vào chiều 28/2.
Cuộc họp do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất sẽ có sự tham dự của nhiều quan chức lãnh đạo đại diện cho các cơ quan cứu trợ nhân đạo và tị nạn của LHQ.
Pháp, một trong 5 quốc gia giữ vị trí Ủy viên thường trực HĐBA, đã đề nghị Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp này.
Trong tuần qua, HĐBA LHQ đã phải tổ chức 3 cuộc họp khẩn về tình hình Ukraine. Ngay khi cuộc họp thứ hai đang diễn ra tại trụ sở LHQ tại New York (Mỹ) vào đêm 23/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ngày 25/2, dự thảo nghị quyết của HĐBA do Mỹ và Albania chắp bút nhằm lên án Nga đã không thể thông qua được do bị Moscow phủ quyết.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cáo buộc các lực lượng vũ trang Ukraine bắt đầu sử dụng hàng loạt đạn chứa phốt pho bị luật pháp quốc tế cấm nhằm "ngăn bước tiến quân của Moscow" vào Kiev.
Phát biểu tại một buổi họp báo, ông Konashenkov nêu rõ: “Các đơn vị của lực lượng vũ trang Ukraine đã bắt đầu sử dụng hàng loạt đạn chứa phốt pho ở ngoại ô Kiev, gần sân bay Gostomel. Họ sử dụng đạn 122 mm cho pháo D-30 và tên lửa của các hệ thống BM-21 Grad do Liên Xô chế tạo”.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, hành vi sử dụng các loại đạn trên bị cấm theo Nghị định thư số 3 của Công ước LHQ về một số loại vũ khí thông thường năm 1980.