TIN LIÊN QUAN | |
Vì tình hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam và Armenia | |
Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Armenia |
Trong khi triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở châu Á, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latin, trong đó có Cộng hòa Armenia.
Armenia là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía Nam Kavkaz, một khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Á và châu Âu. Cũng như những nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô (cũ), Armenia có đóng góp nhất định vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Bà Raisa Vardanyan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia tại Việt Nam. |
Ngoài ra, không ít sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam từng học tập tại Armenia. Năm 2012, Tổng thống Cộng hòa Armenia Serzh Sargsyan thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đến nay, hai nước đã vươn tới quan hệ đối tác hợp tác bình đẳng cùng có lợi.
Trong khi nhân dân Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), tại đất nước Armenia cũng đang diễn ra những sự kiện hướng tới những ngày lễ lớn liên quan đến sự tồn vong của dân tộc, đó là Ngày Diệt chủng người Armenia (24/4) và Ngày Chiến thắng Phát xít.
Theo bà Raisa Vardanyan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia tại Việt Nam, mặc dù hai nước cách nhau khá xa về mặt địa lý nhưng lại có những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, nên sớm đến với nhau, cùng nhau chia sẻ, hợp tác và phát triển. Bằng chứng là sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Armenia vào năm 1992.
“Là Đại sứ Armenia đầu tiên tại Việt Nam, tôi vô cùng biết ơn Chính phủ Việt Nam vì đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Đại sứ quán Armenia. Năm nay, hai nước kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước đang duy trì hợp tác ở cấp cao và tích cực đẩy mạnh quan hệ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và nhân đạo. Đặc biệt, quan hệ kinh tế giữa Armenia và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Ngoài ra, hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, giáo dục, nhân đạo và giao lưu nhân dân. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương hai nước” - bà Raisa Vardanyan cho biết.
Việt Nam và Armenia đang đàm phán Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, tích cực trao đổi đoàn công tác để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh.
Dự kiến, năm 2018 sẽ diễn ra Những ngày văn hóa Armenia tại Việt Nam và đến năm 2019 là Những ngày văn hóa Việt Nam tại Armenia. Đây là hoạt động thường niên sẽ được tổ chức luân phiên tại hai nước. Mới đây, Nhà xuất bản Văn học đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “O, Mari!” bằng tiếng Việt của nhà văn nổi tiếng người Armenia Robert Enghibarian.
Bà Raisa Vardanyan cho rằng, nằm giữa hai lục địa Á-Âu, Armenia có nền văn hóa rất đặc trưng, trong khi Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, và chính điều đó đã khiến cho con người Việt Nam và Armenia có nhiều nét tương đồng.
“Tôi rất thích con người Việt Nam ở chỗ họ là những người sẵn sàng tiếp thu cái mới nhưng cũng luôn luôn ý thức được việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống. Chúng ta rất giống nhau ở điểm đó. Nhân dân chúng ta luôn biết cách tập hợp lại để giải quyết những vấn đề cấp bách”, bà Raisa Vardanyan chia sẻ.
Hiện nay, không ít người Armenia đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Họ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và hầu hết đạt được thành công nhất định trong công việc, bởi lẽ ở đây họ có cảm giác như ở nhà.
Anh Igor Mirzoyan có công ty chuyên sản xuất đồ hộp và có nhiều đối tác lâu năm tại Việt Nam. Khí hậu ấm áp và con người Hà Nội thân thiện, cởi mở, là những ấn tượng khiến gia đình anh cùng vợ mình là Sonya và các con đã quyết định ở lại làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Hiện nay, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Armenia mới chỉ ở mức 16 triệu USD một năm. Đây là con số khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của mỗi nước. Yếu tố văn hóa và con người sẽ tiếp tục là nền tảng vững chắc để Việt Nam và Armenia mở rộng hợp tác kinh tế trong thời gian tới trên cơ sở hiểu biết và tin cậy lẫn nhau vì lợi ích và thịnh vượng chung của nhân dân hai nước.
Điện mừng Ngày Độc lập Armenia Nhân Ngày Độc lập (21/9) của nước Cộng hòa Armenia, ngày 21/9/2016 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện mừng tới Tổng thống ... |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp xã giao Đại sứ Armenia Ngày 14/7/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp xã giao Đại sứ Armenia tại Việt Nam Raisa Vardanyan. Trong ... |