Back to E-magazine
e magazine
17:13 | 19/07/2020
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: Nền tảng từ lòng tin và tình hữu nghị

17:13 | 19/07/2020

TGVN. Chia sẻ với TG&VN nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ (1995-2020), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tin tưởng rằng quan hệ hợp tác song phương đầy trái ngọt sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là nền tảng vững chắc cho hợp tác Hoa Kỳ-Việt Nam trong tương lai.
hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tin tưởng rằng quan hệ hợp tác song phương đầy trái ngọt sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là nền tảng vững chắc cho hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam trong tương lai.

***

Năm 1995, khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, hai nước chúng ta gần như không có quan hệ về thương mại và quan hệ giữa nhân dân hai nước còn rất hạn chế. Ngày nay, trong một loạt lĩnh vực như thương mại, phát triển, giáo dục, y tế, năng lượng và an ninh, Hoa Kỳ và một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập đang hợp tác cùng nhau với cam kết chung vì hòa bình và thịnh vượng. Chúng ta đã thực sự là đối tác tin cậy với tình hữu nghị được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Khi nhìn vào những gì chúng ta đã cùng đạt được trong 25 năm qua, những bước tiến của quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam thật phi thường.

hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Những người tiền nhiệm của chúng ta đã gạt bỏ các khác biệt, nhìn nhận lịch sử và cam kết hướng về phía trước như những người bạn chứ không phải những đối thủ. Các cựu binh và gia đình ở cả hai phía là những người đầu tiên đối mặt với quá khứ và bắt đầu xây dựng cầu nối để chính phủ hai nước có thể gắn kết thành công. Người Mỹ và người Việt đã bắt đầu hợp tác để giải quyết các vấn đề nhân đạo và những vấn đề chiến tranh để lại từ nhiều năm trước khi bình thường hoá quan hệ. Kể từ năm 1988, các nhóm công tác của Mỹ và Việt Nam đã hợp tác để tìm kiếm và trao trả hài cốt các quân nhân đã ngã xuống, và năm 1991, Văn phòng Tìm kiếm Tù binh và Người mất tích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã mở cửa tại Hà Nội.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống George H.W. Bush, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã bắt đầu hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam thông qua Quỹ hỗ trợ Nạn nhân Chiến tranh Leahy. Từ năm 1993, Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu hợp tác để giúp Việt Nam loại bỏ hiểm họa từ vật liệu chưa nổ (UXO). Chúng ta cũng từng bước xây dựng các hoạt động giao lưu nhân dân, như mở Chương trình Fulbright vào năm 1992, sau đó thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) vào năm 1994. Những chương trình này đã đào tạo hàng nghìn nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và lãnh đạo doanh nghiệp. Tôi xin lấy hai ví dụ trong số đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tham gia chương trình FETP và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từng nhận học bổng Fulbright tại Hoa Kỳ.

hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Những bước đi đầu tiên này đã đặt nền móng cho việc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và mở hai đại sứ quán tại Washington và Hà Nội vào năm 1995. Sau đó, vào năm 1997, Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận ông Douglas “Pete” Peterson là Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đại sứ Peterson, từng là phi công của Không quân Hoa Kỳ trong cuộc chiến ở Việt Nam và có hơn sáu năm là tù binh chiến tranh, đã dành cả nhiệm kỳ để hàn gắn và xây dựng mối quan hệ dài lâu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ông nói: “Tôi muốn hàn gắn những vết thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai dân tộc chúng ta cùng chia sẻ một lịch sử đau thương. Không ai có thể thay đổi điều đó, nhưng chúng ta có thể cùng nhau làm rất nhiều việc cho tương lai. Và đó là lý do tôi có mặt ở Việt Nam”. Đại sứ Peterson không phải người duy nhất tin rằng ông có thể làm “rất nhiều việc cho tương lai” của quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam. Các nhân vật quan trọng trong chính phủ hai nước, bao gồm cố Thượng nghị sỹ John McCain, Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, cựu Ngoại trưởng John Kerry, cố Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm, Đại sứ Lê Văn Bàng, và rất nhiều người khác đã ủng hộ cho một tương lai chung với lòng tin, hòa bình và thịnh vượng.

Như Ngoại trưởng Mike Pompeo đã phát biểu, “Trong quá khứ, chúng ta là đối thủ trên chiến trường. Nhưng ngày nay, quan hệ an ninh giữa chúng ta là quan hệ hợp tác”. Sự hợp tác đó diễn ra ở mọi cấp độ, từ các chuyến thăm cấp cao của Bộ trưởng Quốc phòng tới những nam nữ quân nhân phục vụ trong quân đội của chúng ta. Ví dụ, trong ba năm qua, Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã chuyển giao 24 xuồng tuần tra và một tàu tuần duyên nặng 3.000 tấn, dài 115 mét cho Cảnh sát biển Việt Nam, và các thành viên của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã cùng thủy thủ đoàn Việt Nam đưa tàu về Việt Nam. Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 11/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã đồng ý mở rộng chương trình này bằng việc chuyển giao tàu tuần duyên thứ hai vào năm 2020. Các sĩ quan Việt Nam đang tiếp tục tham gia chương trình đào tạo quân sự chuyên nghiệp tại các trường tham mưu của Hoa Kỳ và mới đây, hai phi công Việt Nam đã tham gia chương trình huấn luyện cùng các sĩ quan Mỹ trong Chương trình Lãnh đạo Hàng không của Không quân Hoa Kỳ. Các quân nhân Hoa Kỳ đang tiếp tục hợp tác với những người đồng cấp Việt Nam để thực hiện hỗ trợ nhân đạo và trao đổi văn hóa trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Thái Bình Dương thường niên. Và chúng tôi rất vui mừng khi thông báo rằng hè năm nay, Việt Nam sẽ lần đầu tiên cử cán bộ tham gia đào tạo tại Học viện Không quân Hoa Kỳ. Quan hệ hợp tác của chúng ta tiếp tục phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng khác, bao gồm gìn giữ hòa bình, rà phá bom mìn, hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với thảm họa, thực thi pháp luật và cải cách hệ thống tư pháp hình sự.

hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Lãnh đạo doanh nghiệp của Mỹ và Việt Nam đang ngày càng gắn kết chặt chẽ, giúp quan hệ thương mại ngày càng tăng trưởng hơn. Chúng ta đã đi từ chỗ gần như không có giao thương cách đây 26 năm tới kim ngạch thương mại hai chiều ngày nay đạt hơn 77 tỷ USD. Nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ đã đầu tư nhiều tỷ USD vào cả khu vực sản xuất và cơ sở hạ tầng của Việt Nam, và chúng tôi kỳ vọng những khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào năng lượng và cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục và thậm chí còn tiến triển nhanh hơn trong khuôn khổ Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cùng nhau, các doanh nghiệp hai nước sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo và lớn mạnh. Tôi tin rằng sự hợp tác giữa chúng ta nhằm đảm bảo lưu thông hàng hoá và đầu tư tự do, công bằng sẽ tiếp tục đóng góp cho sự thịnh vượng chung của cả hai nước. Chúng ta cam kết không chỉ phát triển kinh tế, mà còn phát triển bền vững. Để đạt được điều này, chúng tôi đã hợp tác với Việt Nam để bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các bạn - cùng nhau chúng ta đang đầu tư vào quản lý rừng bền vững; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý, cũng như chống buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp và cải thiện chất lượng không khí và nước.

hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Đầu tư vào quan hệ đối tác trong tương lai của chúng ta nghĩa là tạo cơ hội để giới trẻ hai nước bắt đầu xây dựng tình hữu nghị dài lâu. Thành lập năm 2000, Quỹ Giáo dục Việt Nam đã cung cấp gần 600 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam theo học chương trình thạc sĩ và tiến sĩ trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Hiện nay, các cựu sinh chương trình VEF đang giảng dạy tại các trường đại học trên khắp Việt Nam, góp phần đào tạo thế hệ các nhà khoa học và kỹ sư tương lai cho Việt Nam. Hàng năm, hàng chục nghìn công dân trẻ Việt Nam theo học tại các trường đại học tại Hoa Kỳ. Họ đóng góp cho chất lượng học thuật tại các trường đại học của chúng tôi và khi trở về Việt Nam, với nền tảng giáo dục đẳng cấp thế giới, họ đóng góp cho nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh việc giúp sinh viên Việt Nam theo đuổi việc học tập tại Hoa Kỳ, chúng tôi cũng hỗ trợ Việt Nam hiện đạo hoá hệ thống giáo dục đại học. Chúng tôi tự hào hỗ trợ Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học tư thục, độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, nơi có sự kết hợp truyền thống và di sản văn hoá dồi dào của Việt Nam với truyền thống đặt vấn đề rộng mở, nghiên cứu và phân tích mang tính phản biện của giáo dục đại học Mỹ. FUV đang mang lại những chuẩn mực giáo dục đại học đẳng cấp thế giới tới Việt Nam và giúp khai phóng tiềm năng to lớn của ngành giáo dục Việt Nam.

hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Mặc dù quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam tập trung chủ yếu vào tương lai, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác tích cực trong giải quyết các vấn đề nhân đạo và di chứng thời hậu chiến. Chúng ta làm như vậy bởi đây không chỉ là “cầu nối” đưa hai nước quay lại cùng nhau vào năm 1995, mà còn là yếu tố cơ bản giúp quan hệ của chúng ta tiến về phía trước trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1988, hài cốt 727 người Mỹ mất tích trong chiến tranh đã được xác định nhờ sự hợp tác của các nhóm công tác Hoa Kỳ-Việt Nam nhằm tìm kiếm và trao trả hài cốt các quân nhân đã hy sinh. Giờ đây, chúng tôi đang tích cực hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm các quân nhân của Việt Nam mất tích trong chiến tranh. Trên cương vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi đã có vinh hạnh tới thăm Nghĩa trang Trường Sơn và Nghĩa trang Biên Hoà để bày tỏ lòng tôn kính đối với tất cả quân nhân Việt Nam đã ngã xuống trong chiến tranh. Đây là những trải nghiệm thực sự xúc động với cá nhân tôi, được thực hiện với tinh thần hòa giải và tôn trọng lẫn nhau. Từ năm 1989, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 113 triệu USD để hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, giúp đỡ hàng triệu người Việt Nam khó khăn. Từ năm 1993, Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 130 triệu USD để giúp Việt Nam rà phá các vật liệu chưa nổ (UXO). Quan hệ đối tác của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này đã rất thành công và trong hai năm qua, không còn thương vong liên quan đến vật liệu chưa nổ tại tỉnh Quảng Trị, nơi có chương trình do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Năm 2018, USAID đã kết thúc thành công dự án xử lý dioxin trị giá 110 triệu USD tại sân bay Đà Nẵng và năm ngoái, cùng với các đối tác Việt Nam, chúng tôi đã bắt đầu xử lý dioxin tại sân bay Biên Hoà, điểm nóng về dioxin lớn cuối cùng ở Việt Nam.

hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam cũng đang ứng phó với những thách thức khẩn cấp hiện nay. Trong năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã vận dụng mối hợp tác lâu dài trong lĩnh vực y tế để tăng cường năng lực của Việt Nam trong ứng phó với đại dịch Covid-19. Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đã rất may mắn khi có ba đơn vị khác nhau, mỗi đơn vị có chuyên môn và năng lực riêng biệt, tham gia hỗ trợ cho cuộc chiến này. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tận dụng lịch sử hoạt động lâu dài tại Việt Nam – từ năm 1989 – để nhanh chóng huy động các nguồn lực và đối tác phi chính phủ để hỗ trợ việc ứng phó khẩn cấp với đại dịch. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), với 22 năm làm việc cùng Bộ Y tế Việt Nam, đã trực tiếp cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các đối tác chính phủ, trong bối cảnh khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Văn phòng Tuỳ viên Y tế của Đại sứ quán, một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ để tìm kiếm các cơ hội trao đổi thông tin và thiết bị liên quan đến trang phục bảo hộ cá nhân, máy thở, và các công nghệ khác. Trong quá trình hợp tác để hỗ trợ Việt Nam, ba cơ quan này đã đưa Việt Nam và Hoa Kỳ đến gần nhau hơn nữa.

Nhìn lại những gì Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau đạt được trong 25 năm qua và thậm chí từ trước năm 1995, rõ ràng năm 2020 là một năm để hai nước có rất nhiều điều để kỷ niệm. Song theo tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta cần nhìn nhận rằng công việc chung này chưa kết thúc. Có những lĩnh vực mà chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ làm nhiều hơn nữa, và còn đó lĩnh vực hai bên còn tồn tại khác biệt. Với tư cách là những người bạn, chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề này một cách cởi mở và thẳng thắn với lãnh đạo Việt Nam, và lắng nghe cẩn thận phản hồi và hợp tác cùng nhau để tìm ra giải pháp chung.

hoa ky viet nam nen tang tu long tin va tinh huu nghi

Khi tôi nghe mọi người nói rằng thành quả trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam là một điều kỳ diệu, tôi chợt nhớ đến câu nói năm nào của Đại sứ Peterson: Dù những bước tiến chúng ta đã đạt được là rất đáng kể, nhưng đó không phải là điều ngẫu nhiên. Mọi thứ chúng ta đạt được đều được xây dựng dựa trên dũng khí, thiện chí và nỗ lực từ những người đi trước. Mối quan hệ Đối tác toàn diện vững mạnh chúng ta có ngày hôm nay là kết quả của vô số hoạt động và nhiều thập kỷ cống hiến chân thành của cá nhân ở cả hai nước. Chúng ta đều có trách nhiệm tiếp tục xây dựng quan hệ dựa trên lòng tin và tình hữu nghị, vốn là nền tảng cho quan hệ của chúng ta, từ hợp tác an ninh và y tế tới kinh tế và giao lưu nhân dân. Tôi mong có thể tiếp tục phát triển quan hệ song phương trong năm 2020 và quan hệ đối tác của chúng ta trong 25 năm tới.

Thực hiện: Quân Lưu

Ảnh: ĐSQ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Báo Thế giới & Việt Nam, TTXVN, Lao động.

Đồ họa: Minh Nhật

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.